25/05/2018, 17:57
Sử dụng mạng xã hội trong tuyên truyền giới thiệu sách
(ĐHVH HN) - Mạng xã hội đang ngày càng phổ biến và thông dụng trên thế giới và Việt Nam điều này được chứng minh bằng số lượng người sử dụng mạng xã hội tăng cao đặc biệt trong những năm gần đây. Không chỉ giúp truyền đạt thông tin, mạng xã hội giúp mọi người trên khắp thế giới kết nối và khiến ...
(ĐHVH HN) - Mạng xã hội đang ngày càng phổ biến và thông dụng trên thế giới và Việt Nam điều này được chứng minh bằng số lượng người sử dụng mạng xã hội tăng cao đặc biệt trong những năm gần đây. Không chỉ giúp truyền đạt thông tin, mạng xã hội giúp mọi người trên khắp thế giới kết nối và khiến cho thế giới không còn đường biên giới (thế giới mở), tuy nhiên nhiều người cũng đang hoài nghi về những tác hại của mạng xã hội đối với con người đặc biệt là giới trẻ. Làm thế nào để phát huy những tác dụng mạng xã hội đem lại đặc biệt trong lĩnh vực hoạt động thư viện đang là câu hỏi đặt ra cho các nhà nghiên cứu và quản lý hoạt động thư viện thông tin. Bài viết nêu lền tầm quan trọng của mạng xã hội trong công tác tuyên truyền giới thiệu sách củathư viện. Trên cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm giúp hoạt động này phát huy hiệu quả cao hơn trong thời gian tới.
- Vài nét về mạng xã hội và những ưu điểm nổi trội của mạng xã hội
Mạng xã hội đồng hành cùng sự phát triển của mạng Internet. Mục tiêu ban đầu là tạo ra môi trường để mọi người có thể kết nối, giao tiếp và cộng tác với nhau vì vậy nội dung chia sẻ trên mạng xã hội luôn gắn liền với tính chất cộng đồng. Từ khi xuất hiện đến nay, mạng xã hội đã trải qua nhiều thay đổi về cả nguyên lý làm việc cũng như giao diện. Xuất hiện từ năm 1971 trên cơ sở những email đầu tiên, có thể nói mạng xã hội có sự nhảy vọt nhanh chóng ở các mốc năm 1991: xuất hiện giao thức WWW trong phát tán thông tin và kết nối Internet; mốc năm 1994 với Blog cá nhân đầu tiên, mốc năm 2004 với sự hình thành của Facebook, mốc năm 2006 với sự ra đời của Twitter.
Dịch vụ mạng xã hội đơn giản được hiểu là dịch vụ kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Những người tham gia vào mạng xã hội không phân biệt giới tính, độ tuổi hay các yếu tố khác đều được gọi chung là cư dân mạng. Dịch vụ mạng xã hội có các tính năng như chat, email, phim ảnh, chat voice, chia sẻ file, blog, xã luận…Các dịch vụ mạng xã hội có nhiều tính năng nhằm giúp các thành viên tìm kiếm bạn bè và liên kết như dựa vào group, dựa vào thông tin cá nhân, dựa vào sở thích cá nhân, lĩnh vực quan tâm… khiến cho số lượng thành viên cư dân mạng trở nên rất lớn. Một đặc điểm rất dễ nhận thấy là mạng xã hội có tính kết nối và chia sẻ rất mạnh mẽ.Nó phá vỡ những ngăn cách về địa lý, ngôn ngữ, giới tính, quốc gia.Những gì cư dân mạng làm và nghĩ đều có thể chia sẻ với cả thế giới chỉ trong giây lát.Về bản chất mạng xã hội là mạng được tạo ra để tự thân nó lan rộng thông qua các tương tác của các thành viên trong chính cộng đồng. Mỗi thành viên trong mạng xã hội cùng kết nối và mỗi người là một mắt xích để tạo ra mạng lưới rộng lớn truyền tải thông tin trong đó. Nếu như các trang web thông thường chỉ cung cấp thông tin, thông tin càng nhiều càng giá trị càng hấp dẫn người xem (giống như truyền hình) thì mạng xã hội là trang web mở. Sự khác biệt của mạng xã hội không chỉ ở cách truyền tải thông tin mà còn ở sự tích hợp ứng dụng. Mạng xã hội tạo ra các ứng dụng mở, các công cụ tương tác để mọi người tự tương tác, tạo ra dòng tin và cùng lan truyền dòng tin đó. Điều này có nghĩa là bản thân mạng xã hội không sản xuất hay phân phối nguồn tin mà cung cấp môi trường để các blogger sản xuất và phân phối nguồn tin.
Hiện nay, trên thế giới có hàng trăm dịch vụ mạng xã hội khác nhau như Facebook, Twitter, Linkedin, mySpace, Orkut, Hi5, Friendster, Bebo (Anh), CyWorld (Hàn Quốc), Mixi (Nhật Bản) Qzone (Trung Quốc)ở Việt Nam có thể kể đến các trang mạng xã hội có số lượng cư dân đông đảo như: facebook, zing me, tamtay, cyworld, ….
Về mặt bản chất, mạng xã hội chính là hình thức làm marketing trên môi trường Internet với khả năng lan truyền thông tin nhanh. Mạng xã hội có khả năng thiết lập mối quan hệ với số đông người dùng, khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng, cung cấp thông tin khá chân thực về người dùng, có khả năng gia tăng trải nghiệm của người dùng, chính vì vậy chúng trở thành công cụ để cư dân mạng có thể quảng bá và giới thiệu hình ảnh của chính mình. Bên cạnh đó mạng xã hội cũng là một công cụ giúp họ đối thoại với những đối tác và cá nhân khác, chia sẻ những gì mà bạn có.
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm vượt trội kể trên, mạng xã hội cũng không tránh khỏi một số nhược điểm như: để duy trì và phát triển hiệu quả mà mạng xã hội mang lại, ta cần dành ra nhiều thời gian đồng thời phải xây dựng chiến lược trong việc quản lý cộng đồng của mình. Những bài viết đăng trên mạng xã hội cũng cần được cân nhắc kỹ càng và phân tích nhằm đảm bảo tính cập nhật. Bạn cũng cần dành thời gian tìm ra những nội dung phù hợp và trả lời những khúc mắc của cư dân mạng. Nếu một cư dân mạng không thường xuyên cập nhật thông tin trên trang mạng xã hội của mình và không chủ động trong việc sản xuất và chia sẻ thông tin, rất có thể bạn sẽ nhanh chóng bị quên lãng do tính lan truyền và độ cập nhật cao của mạng xã hội.
Dịch vụ mạng xã hội đơn giản được hiểu là dịch vụ kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Những người tham gia vào mạng xã hội không phân biệt giới tính, độ tuổi hay các yếu tố khác đều được gọi chung là cư dân mạng. Dịch vụ mạng xã hội có các tính năng như chat, email, phim ảnh, chat voice, chia sẻ file, blog, xã luận…Các dịch vụ mạng xã hội có nhiều tính năng nhằm giúp các thành viên tìm kiếm bạn bè và liên kết như dựa vào group, dựa vào thông tin cá nhân, dựa vào sở thích cá nhân, lĩnh vực quan tâm… khiến cho số lượng thành viên cư dân mạng trở nên rất lớn. Một đặc điểm rất dễ nhận thấy là mạng xã hội có tính kết nối và chia sẻ rất mạnh mẽ.Nó phá vỡ những ngăn cách về địa lý, ngôn ngữ, giới tính, quốc gia.Những gì cư dân mạng làm và nghĩ đều có thể chia sẻ với cả thế giới chỉ trong giây lát.Về bản chất mạng xã hội là mạng được tạo ra để tự thân nó lan rộng thông qua các tương tác của các thành viên trong chính cộng đồng. Mỗi thành viên trong mạng xã hội cùng kết nối và mỗi người là một mắt xích để tạo ra mạng lưới rộng lớn truyền tải thông tin trong đó. Nếu như các trang web thông thường chỉ cung cấp thông tin, thông tin càng nhiều càng giá trị càng hấp dẫn người xem (giống như truyền hình) thì mạng xã hội là trang web mở. Sự khác biệt của mạng xã hội không chỉ ở cách truyền tải thông tin mà còn ở sự tích hợp ứng dụng. Mạng xã hội tạo ra các ứng dụng mở, các công cụ tương tác để mọi người tự tương tác, tạo ra dòng tin và cùng lan truyền dòng tin đó. Điều này có nghĩa là bản thân mạng xã hội không sản xuất hay phân phối nguồn tin mà cung cấp môi trường để các blogger sản xuất và phân phối nguồn tin.
Hiện nay, trên thế giới có hàng trăm dịch vụ mạng xã hội khác nhau như Facebook, Twitter, Linkedin, mySpace, Orkut, Hi5, Friendster, Bebo (Anh), CyWorld (Hàn Quốc), Mixi (Nhật Bản) Qzone (Trung Quốc)ở Việt Nam có thể kể đến các trang mạng xã hội có số lượng cư dân đông đảo như: facebook, zing me, tamtay, cyworld, ….
Về mặt bản chất, mạng xã hội chính là hình thức làm marketing trên môi trường Internet với khả năng lan truyền thông tin nhanh. Mạng xã hội có khả năng thiết lập mối quan hệ với số đông người dùng, khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng, cung cấp thông tin khá chân thực về người dùng, có khả năng gia tăng trải nghiệm của người dùng, chính vì vậy chúng trở thành công cụ để cư dân mạng có thể quảng bá và giới thiệu hình ảnh của chính mình. Bên cạnh đó mạng xã hội cũng là một công cụ giúp họ đối thoại với những đối tác và cá nhân khác, chia sẻ những gì mà bạn có.
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm vượt trội kể trên, mạng xã hội cũng không tránh khỏi một số nhược điểm như: để duy trì và phát triển hiệu quả mà mạng xã hội mang lại, ta cần dành ra nhiều thời gian đồng thời phải xây dựng chiến lược trong việc quản lý cộng đồng của mình. Những bài viết đăng trên mạng xã hội cũng cần được cân nhắc kỹ càng và phân tích nhằm đảm bảo tính cập nhật. Bạn cũng cần dành thời gian tìm ra những nội dung phù hợp và trả lời những khúc mắc của cư dân mạng. Nếu một cư dân mạng không thường xuyên cập nhật thông tin trên trang mạng xã hội của mình và không chủ động trong việc sản xuất và chia sẻ thông tin, rất có thể bạn sẽ nhanh chóng bị quên lãng do tính lan truyền và độ cập nhật cao của mạng xã hội.
Giới thiệu sách của Thư viện tỉnh Hà Giang trên facebook
- Vai trò của tuyên truyền giới thiêu sách trong thư viện
Trong các thư viện, đặc biệt là thư viện công cộng, công tác tuyên truyền, giới thiêu sách đóng một vai trò quan trọng. Đó không chỉ là phương tiện phát huy tác dụng của sách báo mà còn giúp thư viện thực hiện chức năng định hướng, dẫn dắt đọc và góp phần quan trọng trong việc xây dựng con người mới. Tuyên truyền sách được coi là một hoạt động nhằm truyền bá những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng đến đối tượng, biến những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng đó thành nhận thức, niềm tin, tình cảm, cổ vũ đối tượng được tuyên truyền hành động theo những định hướng do chủ thể tuyên truyền đặt ra. Giới thiệu sách là hoạt động chủ yếu thông qua những phương thức, công cụ riêng chủ yếu là các biện pháp trực quan tác động trực tiếp vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của nhân dân. Hiện nay đang tồn tại những hình thức tuyên truyền sách phổ biến như: tuyên truyền qua các phương tiện nghe nhìn, tuyên truyền qua các hoạt động văn hóa nghệ thuật, tuyên truyền qua các ấn phẩm, tuyên truyền miệng và tuyên truyền lồng ghép các hình thức trên. Một số hình thức tuyên truyền sách được sử dụng rộng rãi hiện nay như: kể chuyện sách thiếu nhi, hội thảo, tọa đàm, giới thiệu sách, tuyên truyền trực quan, thi đọc sách, tuyên truyền, giới thiệu sách trên các báo, tạp chí, trên các phương tiện thông tin đại chúng, tuyên truyền dưới các hình thức sân khấu hóa, hội thi tuyên truyền giới thiệu sách, tuyên truyền qua các sản phẩm thông tin thư viện đã phát huy được phần nào vai trò của tuyên truyền sách. Hoạt động giới thiệu sách cũng có rất nhiều hình thức như: giới thiệu bằng pano, mô hình, giới thiệu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, giới thiệu bằng các hình thức như giới thiệu sách hay, mời diễn giả đến giới thiệu tác phẩm của mình. Trong đó có thể tới một số hình thức tuyên truyền giới thiệu sách như:
Hình thức kể chuyện sách xuất hiện từ thời xa xưa nay vẫn được áp dụng khá phổ biến trong các thư viện bởi tính năng động và tích cực của chúng. Thông qua các hội thi kể chuyện sách, nhiều sách địa chí, sách danh nhân và sách truyền thống quê hương được bạn đọc giới thiệu và chọn kể đã góp phần tích cực vào công tác giáo dục truyền thống yêu nước.Phân môn kể chuyện cũng được đưa vào chương trình giáo dục tiểu học và được em học sinh rất thích thú.
Bên cạnh đó, hình thức tọa đàm, giới thiệu sách là hình thức tuyên truyền miệng, Trong đó người nói phải có sự phân tích, so sánh, đánh giá tác phẩm, giới thiệu cho người nghe thấy hứng thú và cần thiết đọc tác phẩm. Hình thức này gần gũi với bình giảng văn học trong nhà trường và có tác dụng to lớn trong việc định hướng đọc.
Tuyên truyền trực quan là hình thức tuyên truyền thông qua sự cảm thụ bằng mắt phù hợp với quá trình nhận thức của con người, có thể giúp bạn đọc nhận thức nhanh và nhớ lâu, kích thích hứng thú đọc. Hình thức trưng bày giúp người đọc có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với sách báo lại có khả năng khiến cho quang cảnh thư viện trở nên sinh động hơn.
Thi đọc sách là hình thức tuyên truyền giới thiệu sách có tính chất tổng hợp dưới dạng trả lời câu hỏi nhằm thu hút bạn đọc vào việc đọc. Những cuộc thi đọc sách thường có liên hệ chặt chẽ với địa phương, quê hương đất nước và những vấn đề thời sự, từ đó có tác dụng to lớn trong bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước và có ý nghĩa trong giáo dục truyền thống.
Tuyên truyền giới thiệu sách trên các phương tiện thông tin đại chúng là hình thức giới thiệu những bài viết và cảm nhận từ việc đọc những cuốn sách hay.
Hội thi tuyên truyền giới thiệu sách là hình thức tuyên truyền miệng khá hấp dẫn bởi nó tạo cho người xem cảm giác xem một cuộc trình diễn nghệ thuật.Thông qua các hình thức thi, các tác phẩm có thể được cảm nhận sống động và sâu sắc.
Có thể nhận thấy muốn tuyên truyền giới thiệu sách đạt hiệu quả cao thì điểm mấu chốt là phải chọn được đúng tác phẩm và chủ đề sao cho các tác phẩm phải là những tác phẩm có giá trị lịch sử và văn hóa, đồng thời là các cách thức tuyên truyền phải phù hợp với yêu cầu tuyên truyền, nội dung tuyên truyền và đối tượng tuyên truyền.
Vai trò của tuyên truyền, giới thiệu sách không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu một vài cuốn sách đơn giản mà nó còn giúp thư viện góp phần vào việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, phục vụ công cuộc xây dựng quê hương đất nước. Đó cũng là biện pháp giúp thu hút bạn đọc, là công cụ để kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh hướng công tác khác trong thư viện. Việc vận dụng đúng, đủ, và sáng tạo các hình thức tuyên truyền giới thiệu sách trong thư viện sẽ đem lại những lợi ích cho sự phát triển bền vững của các thư viện.
Hình thức kể chuyện sách xuất hiện từ thời xa xưa nay vẫn được áp dụng khá phổ biến trong các thư viện bởi tính năng động và tích cực của chúng. Thông qua các hội thi kể chuyện sách, nhiều sách địa chí, sách danh nhân và sách truyền thống quê hương được bạn đọc giới thiệu và chọn kể đã góp phần tích cực vào công tác giáo dục truyền thống yêu nước.Phân môn kể chuyện cũng được đưa vào chương trình giáo dục tiểu học và được em học sinh rất thích thú.
Bên cạnh đó, hình thức tọa đàm, giới thiệu sách là hình thức tuyên truyền miệng, Trong đó người nói phải có sự phân tích, so sánh, đánh giá tác phẩm, giới thiệu cho người nghe thấy hứng thú và cần thiết đọc tác phẩm. Hình thức này gần gũi với bình giảng văn học trong nhà trường và có tác dụng to lớn trong việc định hướng đọc.
Tuyên truyền trực quan là hình thức tuyên truyền thông qua sự cảm thụ bằng mắt phù hợp với quá trình nhận thức của con người, có thể giúp bạn đọc nhận thức nhanh và nhớ lâu, kích thích hứng thú đọc. Hình thức trưng bày giúp người đọc có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với sách báo lại có khả năng khiến cho quang cảnh thư viện trở nên sinh động hơn.
Thi đọc sách là hình thức tuyên truyền giới thiệu sách có tính chất tổng hợp dưới dạng trả lời câu hỏi nhằm thu hút bạn đọc vào việc đọc. Những cuộc thi đọc sách thường có liên hệ chặt chẽ với địa phương, quê hương đất nước và những vấn đề thời sự, từ đó có tác dụng to lớn trong bồi dưỡng lòng yêu quê hương đất nước và có ý nghĩa trong giáo dục truyền thống.
Tuyên truyền giới thiệu sách trên các phương tiện thông tin đại chúng là hình thức giới thiệu những bài viết và cảm nhận từ việc đọc những cuốn sách hay.
Hội thi tuyên truyền giới thiệu sách là hình thức tuyên truyền miệng khá hấp dẫn bởi nó tạo cho người xem cảm giác xem một cuộc trình diễn nghệ thuật.Thông qua các hình thức thi, các tác phẩm có thể được cảm nhận sống động và sâu sắc.
Có thể nhận thấy muốn tuyên truyền giới thiệu sách đạt hiệu quả cao thì điểm mấu chốt là phải chọn được đúng tác phẩm và chủ đề sao cho các tác phẩm phải là những tác phẩm có giá trị lịch sử và văn hóa, đồng thời là các cách thức tuyên truyền phải phù hợp với yêu cầu tuyên truyền, nội dung tuyên truyền và đối tượng tuyên truyền.
Vai trò của tuyên truyền, giới thiệu sách không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu một vài cuốn sách đơn giản mà nó còn giúp thư viện góp phần vào việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, phục vụ công cuộc xây dựng quê hương đất nước. Đó cũng là biện pháp giúp thu hút bạn đọc, là công cụ để kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh hướng công tác khác trong thư viện. Việc vận dụng đúng, đủ, và sáng tạo các hình thức tuyên truyền giới thiệu sách trong thư viện sẽ đem lại những lợi ích cho sự phát triển bền vững của các thư viện.
Clip giới thiệu sách trên trang YouTube
- Một số phương thức sử dụng mạng xã hội trong tuyên truyền, giới thiệu sách
Từ những ưu điểm không thể phủ định của mạng xã hội, việc sử dụng mạng xã hội trong giới thiệu, tuyên truyền sách là một trong những biện pháp để việc giới thiệu tuyên truyền sách đạt hiệu quả.Sử dụng mạng xã hội trong tuyên truyền, giới thiệu sách có thể đem lại những tác động to lớn và những ưu điểm vượt trội so với các hình thức tuyên truyền giới thiệu sách khác.
Thứ nhất phải kể tới vấn đề tốc độ lan truyền. Mạng xã hội là công cụ lan truyền thông tin nhanh chóng và hiệu quả nhất hiện nay. Không chỉ lan truyền theo cấp số cộng, mạng xã hội có khả năng lan truyền thông tin theo cấp số nhân. Chỉ với một cái click chuột, like hay một fanpage… những thông tin về cuốn sách hay tác phẩm mà chúng ta cần giới thiệu tuyên truyền sẽ nhanh chóng được lan truyền đến bạn bè, hội nhóm và cộng đồng mạng. Không cần mất quá nhiều thời gian như giới thiệu, tuyên truyền bằng các hình thức như kể chuyện, hội thi….
Thứ hai là khả năng và phạm vi lan truyền. Hiện nay, số lượng cư dân mạng tham gia một mạng xã hội có thể nói là rất nhiều. Nếu việc tuyên truyền, giới thiệu sách bằng các hình thức khác chỉ có thể tác động đến một số lượng người tham gia và theo dõi nhất định thì việc tuyên truyền, giới thiệu sách có thể thu hút số lượng người tham gia gấp nhiều lần. Theo thống kê sơ bộ, số người tham gia mạng xã hội (có tài khoản facebook)ở Việt Nam lên tới 1/3 dân số (theo báo Dân trí) tức là khoảng 35 triệu người, trong đó 21 triệu người dùng tham gia truy cập vào mạng xã hội này thông qua thiết bị di động. Điều này cũng có nghĩa là nếu chúng ta tăng cường các hình thức tuyên truyền, giới thiệu sách trên các trang mạng xã hội thì sẽ thu hút được một lượng lớn người theo dõi và hưởng ứng.
Thứ ba là sự thân thiện. Mạng xã hội với những giao diện hết sức thân thiện với người dùng, thích hợp với nhiều tầng lớp trong xã hội như trí thức, học sinh, sinh viên, giáo viên… hơn nữa, với ưu điểm người quản lý có thể dễ dàng chỉnh sửa thông tin hay cập nhật các thông tin mới dưới dạng các ghi chú (notes) hoặc sự kiện (events) với các thao tác đơn giản, hay có thể đăng tải và chia sẻ hình ảnh, âm thanh nên có thể nói, thông qua mạng xã hội, công tác tuyên truyền giới thiệu sách có thể rất sinh động, phong phú dưới các dạng clip âm thanh, hình ảnh, ảnh trực tuyến, hoặc dạng lồng ghép các dạng trên. Điều này khiến cho việc tuyên truyền, giới thiệu sách sẽ tạo hứng thu cho người đọc ngay lập tức.
Thứ tư là tính liên kết.tuyên truyền giới thiệu sách qua các trang mạng xã hội có thể cung cấp các đường link tới các cơ sở dữ liệu và thậm chí là tới tài liệu số đang được tuyên truyền, giới thiệu. Điều này có ý nghĩa bởi khi bạn đọc thấy hứng thú với một tác phẩm nào đó thì không cần mất công trong vấn đề tìm kiếm.
Thứ năm là vấn đề chi phí. Nếu như các hình thức truyên truyền giới thiệu sách trong thư viện đều phải mất một phần cho chi phí thì có thể nói mạng xã hội gần như miễn phí bởi việc mở một tài khoản trên mạng xã hội cho chi phí là bằng không.
Thứ sáu là khả năng tương tác. Trong các hình thức tuyên truyền, giới thiệu sách khác chúng ta khó có thể nhận thấy tính phản hồi từ phía người theo dõi và tham gia thì đối với tuyên truyên giới thiệu sách qua mạng xã hội, có thể nhận thấy tính tích cực thông qua các comment, like hay share… nội dung nào được comment (bình luận), like (ưa thích) hay share (chia sẻ ) nhiều đồng nghĩa với việc có số lượng người tương tác và theo dõi nhiều.
Với những ưu điểm kể trên có thể nhận thấy xu thế tất yếu của các thư viện nước ta hiện nay là sử dụng ngày càng nhiều các trang mạng xã hội trong tuyên truyền giới thiệu sách cũng như trong các hoạt động khác như marketing, quảng bá hình ảnh, hướng dẫn đọc, định hướng đọc…
Thứ nhất phải kể tới vấn đề tốc độ lan truyền. Mạng xã hội là công cụ lan truyền thông tin nhanh chóng và hiệu quả nhất hiện nay. Không chỉ lan truyền theo cấp số cộng, mạng xã hội có khả năng lan truyền thông tin theo cấp số nhân. Chỉ với một cái click chuột, like hay một fanpage… những thông tin về cuốn sách hay tác phẩm mà chúng ta cần giới thiệu tuyên truyền sẽ nhanh chóng được lan truyền đến bạn bè, hội nhóm và cộng đồng mạng. Không cần mất quá nhiều thời gian như giới thiệu, tuyên truyền bằng các hình thức như kể chuyện, hội thi….
Thứ hai là khả năng và phạm vi lan truyền. Hiện nay, số lượng cư dân mạng tham gia một mạng xã hội có thể nói là rất nhiều. Nếu việc tuyên truyền, giới thiệu sách bằng các hình thức khác chỉ có thể tác động đến một số lượng người tham gia và theo dõi nhất định thì việc tuyên truyền, giới thiệu sách có thể thu hút số lượng người tham gia gấp nhiều lần. Theo thống kê sơ bộ, số người tham gia mạng xã hội (có tài khoản facebook)ở Việt Nam lên tới 1/3 dân số (theo báo Dân trí) tức là khoảng 35 triệu người, trong đó 21 triệu người dùng tham gia truy cập vào mạng xã hội này thông qua thiết bị di động. Điều này cũng có nghĩa là nếu chúng ta tăng cường các hình thức tuyên truyền, giới thiệu sách trên các trang mạng xã hội thì sẽ thu hút được một lượng lớn người theo dõi và hưởng ứng.
Thứ ba là sự thân thiện. Mạng xã hội với những giao diện hết sức thân thiện với người dùng, thích hợp với nhiều tầng lớp trong xã hội như trí thức, học sinh, sinh viên, giáo viên… hơn nữa, với ưu điểm người quản lý có thể dễ dàng chỉnh sửa thông tin hay cập nhật các thông tin mới dưới dạng các ghi chú (notes) hoặc sự kiện (events) với các thao tác đơn giản, hay có thể đăng tải và chia sẻ hình ảnh, âm thanh nên có thể nói, thông qua mạng xã hội, công tác tuyên truyền giới thiệu sách có thể rất sinh động, phong phú dưới các dạng clip âm thanh, hình ảnh, ảnh trực tuyến, hoặc dạng lồng ghép các dạng trên. Điều này khiến cho việc tuyên truyền, giới thiệu sách sẽ tạo hứng thu cho người đọc ngay lập tức.
Thứ tư là tính liên kết.tuyên truyền giới thiệu sách qua các trang mạng xã hội có thể cung cấp các đường link tới các cơ sở dữ liệu và thậm chí là tới tài liệu số đang được tuyên truyền, giới thiệu. Điều này có ý nghĩa bởi khi bạn đọc thấy hứng thú với một tác phẩm nào đó thì không cần mất công trong vấn đề tìm kiếm.
Thứ năm là vấn đề chi phí. Nếu như các hình thức truyên truyền giới thiệu sách trong thư viện đều phải mất một phần cho chi phí thì có thể nói mạng xã hội gần như miễn phí bởi việc mở một tài khoản trên mạng xã hội cho chi phí là bằng không.
Thứ sáu là khả năng tương tác. Trong các hình thức tuyên truyền, giới thiệu sách khác chúng ta khó có thể nhận thấy tính phản hồi từ phía người theo dõi và tham gia thì đối với tuyên truyên giới thiệu sách qua mạng xã hội, có thể nhận thấy tính tích cực thông qua các comment, like hay share… nội dung nào được comment (bình luận), like (ưa thích) hay share (chia sẻ ) nhiều đồng nghĩa với việc có số lượng người tương tác và theo dõi nhiều.
Với những ưu điểm kể trên có thể nhận thấy xu thế tất yếu của các thư viện nước ta hiện nay là sử dụng ngày càng nhiều các trang mạng xã hội trong tuyên truyền giới thiệu sách cũng như trong các hoạt động khác như marketing, quảng bá hình ảnh, hướng dẫn đọc, định hướng đọc…
- Khuyến nghị
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội mà mạng xã hội đem lại trong tuyên truyền, giới thiệu sách có thể nhận thấy để việc tuyên truyền giới thiệu sách đạt hiệu quả cần chú ý tới một số vấn đề sau:
- Tài khoản mạng xã hội mà thư viện dùng để tuyên truyền sách cần được cập nhật thông tin thường xuyên. Bởi một tài khoản đứng im (không được cập nhập) sẽ không thể đem lại hiệu quả trong tuyên truyền mà đôi khi còn bị phản tác dụng.
- Nội dung của các ấn phẩm được tuyên truyền giới thiệu là một trong những vấn đề khiến các thư viện phải quan tâm đúng mức bởi không phải tác phẩm nào cũng đem tuyên truyề, giới thiệu mà ta cần tính tới những yêu cầu và nguyên tắc chọn tác phẩm trong tuyên truyền. một tác phẩm được tuyên truyền, giới thiệu qua mạng xã hội phải hội tụ đủ các yếu tố như tính giá trị, tính tuyên truyền, tính hấp dẫn, tính đại chúng, tính khoa học và tính thực tiễn.
- Kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền, giới thiệu sách nhằm đạt hiệu ứng cao trong tuyên truyền, giới thiệu sách như: video kể chuyện, hình ảnh trực quan về tác phẩm, clip giới thiệu sách,….
- Sự nhạy bén trong chọn lựa và khả năng thẩm định tác phẩm khi giới thiệu tuyên truyền sách cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động tuyên truyền giới thiệu sách qua các trang mạng xã hội. một tác phẩm được like, share hay comment nhiều cũng sẽ thu hút được một lượng lớn những người yêu thích đọc
- Kết hợp tuyên truyền với các hoạt động khác của thư viện như chia sẻ đường link, tương tác với cộng đồng và cư dân mạng.
- Sử dụng trang cá nhân của những người nổi tiếng trong chia sẻ các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu sách bởi những người nổi tiếng thường có số lượng người theo dõi đông đảo.
- Tuy việc tuyên truyền giới thiệu sách trên mạng xã hội là free (miễn phí) những không có nghĩa là ta không đầu tư kinh phí, thời gian và nhân lực.
- Muốn tổ chức tuyên truyền, giới thiệu sách cần có những nguồn kinh phí nhất định. Hơn thế hiệu quả của tuyên truyền giới thiệu sách qua các trang mạng xã hội không phải là tức thì và không thể định lượng được, do đó, việc đầu tư cho tuyên truyền, giới thiệu sách cần phải bền bỉ, lâu dài.
- Năng lực của cán bộ thư viện trong tuyên truyền, giới thiệu sách cũng như trình độ công nghệ thông tin cũng là vấn đề thách thức trong hoạt động này.
Bên cạnh những khó khăn kể trên, lĩnh vực tuyên truyền, giới thiệu sách qua các trang mạng xã hội chắc chắn sẽ đem lại những triển vọng tích cực cho sự phát triển và phồn vinh của các thư viện trong tương lai./.
Tài liệu tham khảo:
Tài liệu tham khảo:
- Thông tin học : Giáo trình dành cho sinh viên ngành Thông tin - Thư viện và Quản trị Thông tin / Đoàn Phan Tân. - In lần thứ 2, có sửa chữa, bổ sung. - H. : Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006.
- Đặng Phương Thảo. Tuyên truyền, giới thiệu sách báo biện pháp hữu hiệu chấn hưng văn hóa đọc// Tạp chí thư viện Việt Nam, 2007, số 2, tr.43-47.
- Nguyễn Hữu Nghĩa. Tiếp thị thư viện qua mạng Internet.
Bài: Phạm Thị Phương Liên
Khoa Thư viện Thông tin