Soạn bài Nói với con của Y Phương lớp 9
Soan bai Noi voi con cua Y Phuong – Đề bài: Soạn bài Nói với con của Y Phương lớp 9. 1. Mượn lời nói với con, nhà văn Y Phương đã gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Thông qua bố cục chặt chẽ, hợp lí đã góp phần thể hiện rõ các ...
Soan bai Noi voi con cua Y Phuong – Đề bài: Soạn bài Nói với con của Y Phương lớp 9. 1. Mượn lời nói với con, nhà văn Y Phương đã gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Thông qua bố cục chặt chẽ, hợp lí đã góp phần thể hiện rõ các luận điểm chính của bài: Bố cục của bài thơ “Nói với con” gồm có hai phần: + Phần 1: Từ đầu đến “Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”: Nói về sự sinh trưởng ...
– Đề bài: .
1. Mượn lời nói với con, nhà văn Y Phương đã gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Thông qua bố cục chặt chẽ, hợp lí đã góp phần thể hiện rõ các luận điểm chính của bài:
Bố cục của bài thơ “Nói với con” gồm có hai phần:
+ Phần 1: Từ đầu đến “Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”: Nói về sự sinh trưởng của đứa con trong vòng tay yêu thương của bố mẹ.
+ Phần 2: Đoạn thơ còn lại: Lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, với truyền thống tốt đẹp của quê hương, là niềm hi vọng của người cha về tương lai của người con.
2. Đứa con được lớn lên trong tình thương của cha mẹ cũng như sự đùm bọc của quê hương. Nhà thơ Y Phương đã dùng những hình ảnh đặc biệt để tái hiện những tư tưởng, nội dung này:
+ Trước hết, đó chính là tình thương của cha mẹ dành cho đứa con:
“Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước chạm tiếng cười”
Đứa con chính là kết tinh tình yêu của bố mẹ, được sống trong vòng tay bao bọc, che chở của bố mẹ. Hình ảnh của những bước chân gợi cho ta liên tưởng đến những bước chân chập chững của một em bé khi tập đi, những bước chân đầu đời đều chạm vào trái tim của bố mẹ, và đó cũng chính là niềm vui sướng, hạnh phúc nhất của bậc sinh thành. Đứa trẻ không chỉ lớn lên trong không gian gia đình hạnh phúc mà còn lớn lên trong không khí lao động của những người đồng mình:
“ Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài đan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa”
Những người đồng mình không chỉ hăng hái trong lao động mà họ luôn thương yêu nhau, lao động luôn gắn liền với hoạt động tinh thần đầy độc đáo, câu thơ thể hiện được những nét đẹp trong tâm hồn của những người đồng mình, cũng tạo nên một không gian sống đầy đẹp đẽ, lí tưởng của đứa con.
3. Người cha đã nói với con về những đứa tính cao đẹp của người đồng mình. Cụ thể:
+ “Người đồng mình yêu lắm con ơi” đó là sự đoàn kết, yêu thương của những người đồng bào, sợi dây tình cảm gắn kết giữa con người với con người.
+ “Người đồng mình thương lắm con ơi”, họ yêu thương con người, yêu thương mảnh đất quê hương mà mình sinh sống, luôn có ý thức xây dựng, phát triển quê hương, là những con người tuy không to lớn về tầm vóc nhưng lại vĩ đại trong tâm hồn, lí tưởng.
+ Người đồng mình thích nghi với hoàn cảnh sống khắc nghiệt, sống mạnh mẽ, hồn nhiên như sông, như suối.
4. Tình cảm của người cha đối với đứa con âm thầm nhưng vô cùng sâu sắc, tình cảm ấy dạt dào nhưng lại thâm trầm như đá núi. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con đó chính là lí tưởng và nghị lực sống, cha luôn mong con có thể trưởng thành, sống khỏe mạnh và tiếp tục kế thừa những truyền thống tốt đẹp của quê hương, tiếp tục dựng xây quê hương.
5. Hình ảnh mà nhà thơ Y Phương sử dụng trong bài thơ “Nói với con” rất đa dạng, phong phú như: đá, núi, đan lờ, đan hoa, người đồng mình…những hình ảnh mang đậm tính biểu tượng, góp phần thể hiện được tình yêu cũng như niềm hi vọng, mong mỏi của người cha với đứa con.