23/05/2018, 15:59

Sâu bệnh hại cây phong lan

Bệnh đốm than Bệnh đốm than là bệnh khá phổ biến trên nhiều loài cây trong đó có cây lan, tỷ lệ chết đến 30%. Triệu chứng Mới đầu trên lá xuất hiện các chấm nhỏ màu nâu vàng, rồi lan rộng ra thành đốm tròn màu nâu sẫm. Nếu nấm bệnh xâm nhập từ mép lá bệnh hình thành các đám hình dạng khác ...

Bệnh đốm than

Bệnh đốm than là bệnh khá phổ biến trên nhiều loài cây trong đó có cây lan, tỷ lệ chết đến 30%.

Triệu chứng

Mới đầu trên lá xuất hiện các chấm nhỏ màu nâu vàng, rồi lan rộng ra thành đốm tròn màu nâu sẫm. Nếu nấm bệnh xâm nhập từ mép lá bệnh hình thành các đám hình dạng khác nhau; nếu xâm nhập từ đỉnh lá, đốm bệnh làm cho ngọn lá khô; phần bị khô có thể 1/4 đến 2/3 lá; nếu xâm nhập vào gốc lá, đốm lan rộng và làm cho lá rụng. Bệnh nặng có thể làm cho cây chết, giữa đốm bệnh thành màu nâu xám. Trên đốm xuất hiện các vân vòng đồng tâm rộng 1mm, về sau trên đốm bệnh xuất hiện các chấm đen, đó là đĩa bào tử.

Vật gây bệnh và đặc điểm sinh vật học

Bệnh đốm than do nấm Đĩa gai (Colletotrichum orchidearrum Allesch.) thuộc lớp bào tử xoang, bộ đĩa bào tử gây nên. Đĩa bào tử có chất đệm. Trên đĩa mọc lông cứng màu nâu sẫm, có vách ngăn; cuống bào tử ngắn, không phân nhánh; bào tử hình ống, không màu, kích thước 12 – 20 x 4,5 – 5,9µm. Bệnh phát sinh vào các tháng 3 – 10, cao nhất là vào tháng 4 – 6. Nhiệt độ cao, mưa nắng thất thường, điều kiện thoáng gió kém, nước trong chậu tích nhiều, bệnh thường rất nặng. Nhiệt độ thích hợp cho bào tử nẩy mầm là 22 – 26°C. Trên lá bệnh chứa nhiều bào tử vào mùa xuân, lây lan nhờ gió. Bệnh đốm thanBệnh đốm than

Phương pháp phòng trừ

– Hàng năm vào mùa đông cần cắt đốt các lá bệnh, phun thuốc Zineb 0,2% hoặc hợp chất  lưu huỳnh vôi 0,3° Be.

– Khi trồng cây cần thay đất trong chậu, hoặc phơi nắng đất hoặc khử trùng đất bằng thuốc. Nên để cây trong điều kiện chiếu sáng thích hợp, nhiệt độ thích hợp và thoáng gió.Trong thời tiết mưa phùn cần có biện pháp che mưa.

– Trong thời kỳ bị bệnh cần phun thuốc Benlat 0,1%.

Bệnh đốm lá

Bệnh đốm lá thường gây hại cho cây lan trong vườn .

Triệu chứng

Lá bị bệnh ban đầu có các chấm nhỏ màu đen, xung quanh có viền vàng, rồi lan rộng ra thành đốm tròn hoặc hình bầu dục, đường kính 5 – 20mm, mép đốm màu nâu sẫm, giữa đốm màu nâu xám, trên đốm mọc nhiều chấm đen.

Vật gây bệnh và đặc điểm sinh vật học

Bệnh đốm lá lan do nấm bào tử kim (Septoria sp.) thuộc lớp bào tử xoang, bộ vỏ cầu gây ra. Vỏ bào tử hình cầu vùi dưới mô biểu bì lá, có miệng, đường kính 120 – 250µm; cuống bào tử ngắn; bào tử không màu, hình sợi hơi uốn cong, có vách ngăn, kích thước 29 – 50 x 2 – 2,5µm. Ta thường gặp bệnh vào mùa xuân hè.

Phương pháp phòng trừ

– Kịp thời cắt bỏ lá bệnh, tập trung đốt đi.

– Trong mùa bệnh phun thuốc Boocđô 1%.

Bệnh thối hoa

Bệnh thối hoa còn gọi là bệnh lụi hoa gây hại trong các cây hoa trồng nhà kính hoặc trồng trong công viên.

Triệu chứng

Cuống hoa bị hại có các chấm nhỏ chứa nhiều nước, rồi lan rộng thành đốm tròn, hình bầu dục, đốm lõm xuống, màu nâu đen; nếu các đốm bệnh nối liền nhau sẽ làm cho cành hoa bị chết. Đài hoa bị bệnh biến thành màu nâu đen, thối rữa, lúc trời ẩm ướt phần bị bệnh sẽ có một lớp phủ dạng lông tơ màu xám.

Vật gây bệnh và đặc điểm sinh vật học

Bệnh thối hoa lan do nấm bào tử chùm nho (Botrytis cinerea Pers.) thuộc lớp bào tử sợi, bộ bào tử sợi gây ra. Bào tử tụ tập thành dạng chùm nho, không màu, đơn bào, hình bầu dục, kích thước 9 – 15 x 6-10µm Trong điều kiện nhiệt độ thấp dưới 10°c nấm mới hình thành hạch nấm. Khi nhiệt độ ấm áp, độ ẩm trên 90%, sẽ có lợi cho sự phát sinh phát triển của bệnh. Trong mùa xuân mưa phùn bệnh nặng nhất.

Phương pháp phòng trừ

– Trong mùa trồng cần chú ý nơi thông gió thấu quang, tránh ẩm hoặc trồng dày, mùa mưa không để mưa rơi trên cành hoa. Chậu hoa trong phòng, trong vườn có thể để trên giá đá hình thang.

Rệp sáp vàng

Rệp sáp vàng (Parlatoria proteus Curtis) thuộc bộ cánh đều, họ rệp sáp. Rệp gây hại chủ yếu trên lá lan làm cho cây chết. Ngoài ra còn gây hại trên lá vạn tuế, vạn niên thành, bưởi, quất, sơn trà.

Đặc điểm hình thái và sinh vật học

Rệp cái hình bầu dục, màu vàng hung, mép màu trắng hoặc trắng xanh, da mỏng trong suốt; rệp đực màu hồng nhạt vỏ màu đen. Thân rệp trưởng thành hình bầu dục rộng ngực giữa và ngực sau rộng hơn râu đầu có một gai dài. Có 2 – 5 tuyến lỗ thở, mép có gai tuyến. Loài rệp này thường thấy quanh năm, mùa hè và thu phát sinh nhiều hơn nhất là nơi oi bức, kín gió, độ ẩm lớn cây bị hại rất nặng.

Phương pháp phòng trừ

– Khi mới chớm bị hại cần lấy dao cạo đi và quét dầu luyn bằng vải.

– Định kỳ phun thuốc DDVP hoặc Rogor 0,1 % phòng trừ rệp bò đi phá hoại.

0