23/05/2018, 15:58

Chuẩn bị hạt giống lúa cạn

Tiêu chuẩn hạt giống tốt Sự nảy mầm của phôi và sự phát triển của cây con đến khi có 3 lá mầm chủ yếu phụ thuộc vào chất lượng hạt thóc giống. Như vậy nếu hạt giống tốt, chứa một lượng dinh dưỡng đầy đủ sẽ làm cho hạt giống nảy mầm, phát triển tốt và đồng đều. Hạt giống khoẻ, không có mầm bệnh ...

Tiêu chuẩn hạt giống tốt

Sự nảy mầm của phôi và sự phát triển của cây con đến khi có 3 lá mầm chủ yếu phụ thuộc vào chất lượng hạt thóc giống. Như vậy nếu hạt giống tốt, chứa một lượng dinh dưỡng đầy đủ sẽ làm cho hạt giống nảy mầm, phát triển tốt và đồng đều. Hạt giống khoẻ, không có mầm bệnh sẽ không truyền bệnh cho cây con.

Hạt giống tốt cũng làm cho cây con tốt hơn, khoẻ hơn, mập hơn và phát triển nhiều rễ hơn.

Một hạt giống khoẻ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ngoài nguồn dinh dưỡng đầy đủ, không có bệnh tồn dư, hạt giống phải có sức nảy mầm tốt. Sức nảy mầm của hạt giống phụ thuộc rất nhiều vào quá trình chín và điều kiện bảo quản hạt giống. Hạt giống nảy mầm ngay khi đã đủ độ chín và điều kiện ngoại cảnh thích hợp, nhất là độ ẩm (ví dụ trường hợp lúa bị đổ ngã khi chín mà trời lại mưa nhiều làm hạt hút ẩm làm nảy mầm trên bông). Trường hợp hạt lúa được thu hoạch và phơi sấy thì chúng phải trải qua giai đoạn ngủ nghỉ khoảng 3 tuần mới nảy mầm được.

Điều kiện bảo quản cũng ảnh hưởng rất lớn đến sức nảy mầm của hạt giống. Nếu bảo quản không tốt, sức nảy mầm của hạt thóc có thể giảm nhiều chỉ trong vài tháng sau khi thu hoạch. Nhưng nếu bảo quản tốt, đặc biệt là trong điều kiện khô lạnh (trong kho lạnh dưới 15oC thì thóc giống có thể để qua 1 – 2 năm vẫn có sức nảy mầm tốt. Điều kiện để đánh giá giống lúa có sức nảy mầm tốt là phải đạt trên 95%.

Để có hạt giống tốt đối với những hộ nông dân tự làm giống phải tuân thủ quy trình sản xuất và bảo quản giống do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định.

Nếu không tự sản xuất được thì phải mua hạt giống tại những cơ sở cung cấp giống tin cậy. Hạt giống tốt phải đảm bảo những yêu cầu sau:

  • Hạt giống phải khô, sạch, chắc mẩy, thuần giống, đồng nhất về kích cỡ,
  • Hạt giống không bị lẫn hạt cỏ và tạp chất, vỏ hạt sáng.
  • Hạt giống không bị gãy, vỡ, tróc vỏ, không mang mầm bệnh nguy hiểm.
  • Tỉ lệ nảy mầm cao, đạt 80% trở lên.
Hạt giống tốt, dạng hạt đồng đềuHạt giống tốt, dạng hạt đồng đều Hạt giống tốt, dạng hạt không đồng đềuHạt giống tốt, dạng hạt không đồng đều Hạt giống mang nguồn bệnh trên vỏ Hạt giống mang nguồn bệnh trên vỏ

Bảng tiêu chuẩn hạt giống Quốc gia (TCVN1776 – 2004)

Chỉ tiêu Hạt giống siêu nguyên chủng (%) Hạt giống nguyên chủng (%) Hạt giống xác nhận (%)
1. Độ sạch, % khối lượng, không nhỏ hơn 99,9 99,9 99,9
2. Hạt khác giống có thể phân biệt được, % số hạt, không lớn hơn 0,05 0,3
3. Hạt cỏ dại nguy hại *, số hạt/1000 g, không lớn hơn 5 10
4. Tỷ lệ nảy mầm, % số hạt, không nhỏ hơn 80 80 80
5. Độ ẩm, % khối lượng, không lớn hơn 13,5 13,5 13,5

Những lưu ý khi kiểm tra hạt giống

Hạt giống phải là giống thuần, đồng nhất về kích thước, màu sắc.

Độ ẩm và nhiệt độ chi phối rất lớn đến “sức sống” của hạt giống, nước ở trong hạt càng nhiều, nhiệt độ càng cao hạt hô hấp càng khỏe, dễ bị ẩm mốc làm mất sức nảy mầm, ngược lại nếu nhiệt độ càng thấp, hạt được khô hô hấp từ từ, sức sống của hạt sẽ được kéo dài.

Hạt giống phải sạch, khô giòn.

Không có vết bệnh trên hạt giống.

Chọn và kiểm tra hạt giống

Mục đích

Sự nảy mầm của phôi và sự phát triển của cây lúa dựa chủ yếu vào hạt thóc giống. Vì vậy hạt giống tốt, chứa một lượng dinh dưỡng đầy đủ sẽ làm cho hạt thóc giống nảy mầm, phát triển tốt và đồng đều. Hạt thóc khoẻ, không có bệnh tồn dư cũng sẽ không truyền bệnh cho cây mạ.

Hạt giống tốt cũng làm cho cây mạ tốt hơn, khoẻ hơn, mập hơn và phát triển nhiều rễ hơn.

Để tránh lãng phí lượng giống khi gặp phải loại thóc giống chất lượng kém và chắc chắn có được giống tốt khi gieo trồng cần kiểm tra hạt giống. Hạt giống lúa cạn LC 93-4Hạt giống lúa cạn LC 93-4

Các điều kiện cần thiết cho sự nảy mầm hạt giống

Khi có đủ các điều kiện cần thiết thì mầm và rễ mầm từ hạt gạo của hạt lúa giống xuyên qua lớp vỏ trấu ra ngoài gọi là sự nảy mầm của hạt lúa. Vậy các điều kiện để hạt lúa giống nảy mầm là:

Sức sống của hạt lúa giống

Là hạt lúa giống còn khả năng nảy mầm được khi có đủ diều kiện như nước, nhiệt độ và ôxy thích hợp cho sự nảy mầm.

Sự ngủ nghỉ của hạt (miên trạng)

Sự ngủ nghỉ của hạt thóc tuỳ thuộc vào đặc điểm của giống lúa và điều kiện lúc thu hoạch. Thường hạt giống có thể ngủ nghỉ trong thời gian từ 0 đến 80 ngày. Sự ngủ nghỉ của hạt giống là điều kiện thuận lợi và cũng đồng thời là điều kiện bất thuận vì nếu hạt lúa không có thời gian ngủ nghỉ thì sẽ rất rễ bị nảy mầm trên bông khi gặp thời tiết thuận lợi, ngược lại nếu thời gian ngủ nghỉ kéo dài thì những hạt giống mới thu hoạch không thể dùng làm giống ngay được.

Do đặc điểm sinh lý của hạt lúa giống, sau khi thu hoạch phải trải qua giai đoạn ngủ nghỉ, sau đó mới tới giai đoạn nẩy mầm. Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay thường lấy giống lúa vừa thu hoạch xong làm lúa giống gieo cấy luôn ở vụ kế tiếp gọi là giống lúa liền vụ. Trường hợp gặp các giống lúa có tính ngủ nghỉ thì tỉ lệ nảy mầm rất thấp.

Để chủ động sử dụng giống lúa, cần phải xử lý phá ngủ, kích thích tăng sức nẩy mầm. Các bước thực hiện như sau:

+ Thu hoạch lúa liền vụ

– Thu lúa để làm giống, thu xong phải tuốt hạt ngay

– Nếu chưa cần gấp thì phơi cho ráo vỏ; Gặp trời mưa phải trải mỏng nơi thoáng gió (tránh dồn đống hạt lúa giống sẽ bị mất sức nẩy mầm).

+ Loại bỏ hạt lép, lửng, cỏ dại, tạp chất bằng cách sàng, sẩy

+ Xử lý phá ngủ, kích thích nẩy mầm bằng phun thuốc hóa học có thành phần GA3 (Gibberrllin) có bán trên thị trường.

Nước

Để chuyển hoá các chất dinh dưỡng trong hạt thóc chuẩn bị cho sự nảy mầm thì hạt thóc phải hút nước để tạo độ ẩm. Độ ẩm thích hợp để hạt thóc nảy mầm là 18 – 32%. Khả năng hút nước của hạt thóc còn phụ thuộc vào các điều kiện khác như nhiệt độ không khí, nhiệt độ nước.

Nhu cầu về nước để hạt thóc nảy mầm còn phụ thuộc vào giống. Các giống lúa cạn, chịu hạn có khả năng hút nước và nảy mầm trong điều kiện đất tương đối khô. Hạt thóc trương to do hút nướcHạt thóc trương to do hút nước

Nhiệt độ

Hạt thóc hút nước đạt độ ẩm cần thiết và phải có nhiệt độ phù hợp mới có thể nảy mầm. Nhiệt độ ấm áp rất cần để tăng cường các hoạt động ở bên trong hạt giống và do đó đẩy mạnh sự phát triển của phôi. Ngược lại, nhiệt độ thấp làm giảm các hoạt động ở bên trong hạt giống, nhiệt độ quá cao sẽ làm chết phôi mầm hạt thóc.

Điều kiện để hạt thóc nảy mầm tốt nhất là ở nhiệt độ xung quanh 25-30C, trên 40C hoặc thấp dưới 10C đều không có lợi cho quá trình nảy mầm.

Không khí

Cùng với yếu tố nước, không khí cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình nảy mầm của hạt giống. Oxy rất cần thiết trong suốt đời sống của cây lúa và trong cả quá trình nảy mầm.

Oxy rất cần thiết cho quá trình hô hấp của hạt, nó giúp cho quá trình phân giải vật chất trong hạt và quá trình phân chia tế bào mới (nếu thiếu oxy trong quá trình này thì tế bào kéo dài, các lá ban đầu dài ra, yếu ớt).

Kiểm tra tỉ lệ nảy mầm

Tỷ lệ nảy mầm là khả năng nảy mầm tối đa của lô hạt giống.

Tỷ lệ nảy mầm = ( số hạt nảy mầm/ tổng số hạt gieo) x 100%

Để kiểm tra tỷ lệ nẩy mầm hạt giống trước khi gieo trồng, dùng phương pháp sau:

Lấy ngẫu nhiên trong mỗi bao lúa giống ra một lượng giống nhất định (khoảng 01 kg), sau đó trộn đều các hạt giống ở mỗi bao giống vào nhau, đếm ngẫu nhiên, mỗi lần đếm 100 hạt, đếm 4 lần, sau đó bà con dùng túi vải (hoặc túi lưới) bỏ lượng hạt giống vào túi (lượng hạt giống khoảng 100 gr), cuối cùng đưa vào ngâm ủ bình thường (ngâm trong 24 – 36 giờ, vớt lên rửa sạch, ủ đủ ấm 36 – 48 giờ), sau đó kiểm tra đánh giá tỷ lệ nẩy mầm.  Hạt giống bỏ vào túi lướiHạt giống bỏ vào túi lưới

Nếu tỷ lệ nẩy mầm 80% thì lô giống đạt theo quy chuẩn quy định để đưa vào sản xuất, nếu tỷ lệ nẩy mầm < 80% thì lô giống không đạt để gieo sạ.

Hạt nảy mầm bình thường là hạt có ít nhất 1 mầm, 1 rễ; mầm mọc thẳng khoẻ mạnh, ít nhất dài bằng hạt thóc, rễ dài ít nhất bằng hai hạt thóc. Hạt lúa nảy mầmHạt lúa nảy mầm

Xử lý hạt giống

Chuẩn bị dụng cụ để xử lý hạt giống

Chuẩn bị dụng cụ để giống là xô nhựa hay lu sành.

lu dung hat giongCân để cân lúa giốngCân để cân lúa giống Bạt để phơi hạt lúaBạt để phơi hạt lúa Sân để phơi hạt lúaSân để phơi hạt lúa

Tiến hành xử lý hạt giống

Xử lý hạt lúa giống trước khi gieo trồng nhằm đánh thức sự ngủ nghỉ của hạt giống, tăng tỷ lệ hạt nẩy mầm, nhằm loại bỏ hết các tác nhân gây bệnh.

Có nhiều phương pháp xử lí hạt giống:

Phơi lại lúa giống: Phơi lại hạt giống từ 6 – 8 giờ (Từ 1 – 2 nắng nhẹ). Phơi khô lại lúa giốngPhơi khô lại lúa giống

Phòng ngừa bệnh hạt giống trước khi gieo: Hạt giống có thể được trộn với vôi, thuốc trừ bệnh hại rễ mầm, cây con.

– Xử lý kiến, côn trùng ăn hạt bằng cách rải thuốc vào đất đồng thời với lúc xới, bừa đất để gieo hạt (thuốc trừ kiến, côn trùng thuộc nhóm độc cao, thường không trộn với hạt giống vì nếu trộn vào hạt giống sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe khi gieo giống).

Cách thực hiện trộn hạt giống với vôi, thuốc trừ bệnh:

Cân đủ lượng hạt giống cần gieo.

Đổ hạt giống vào dụng cụ chứa đựng như thau, xô…

Dùng vôi, dùng thuốc đúng lượng khuyến cáo

Trộn thuốc và hạt giống vào sao cho thuốc bám đều vào hạt giống.

0