23/05/2018, 15:59

Chuẩn bị cơ sở vật chất, kỹ thuật trong trồng trọt

Đối với cây ăn quả Chọn địa điểm Cây ăn quả phần lớn là những cây lâu năm, có bộ rễ ăn sâu, chỉ mọc tốt ở những nơi đất sâu không có những tầng đất sét, tầng đá gần mặt đất. Thường bộ rễ chỉ phát triển tốt ở những đất thoáng có kết cấu tốt, không lẫn quá nhiều sỏi đá, không bị đọng nước, dù chỉ ...

Đối với cây ăn quả

Chọn địa điểm

Cây ăn quả phần lớn là những cây lâu năm, có bộ rễ ăn sâu, chỉ mọc tốt ở những nơi đất sâu không có những tầng đất sét, tầng đá gần mặt đất. Thường bộ rễ chỉ phát triển tốt ở những đất thoáng có kết cấu tốt, không lẫn quá nhiều sỏi đá, không bị đọng nước, dù chỉ một thòi gian ngắn. Vì vậy đất bị đá ong hoá ở các vùng đồi, đất đồng lầy, không thích hợp. Đất đỏ, đất phù sa ven sông, thoát nước là những đất tốt nhất. Tóm lại, đất trồng cây ăn quả trước hết phải có kết cấu tốt, tơi, thoáng, giữ được nhiều nước, nhiều ôxy. Sau khi trồng vài năm khi bộ rễ đã lan ra khắp nơi thì không còn có thể cày, xới để làm cho đất thoáng nữa. Ngay đến việc bón phân hữu cơ với khối lượng lớn cũng khó vì dễ làm đứt rễ.

Cây ăn quả lâu năm phải vài năm mới ra hoa kết quảthời kỳ đầu cây phát triển bộ rễ, cành lá, làm cơ sở cho việc ra hoa quả sau này (thời kỳ này gọi là kiến thiết cơ bản). Nếu trong đất đủ chất dinh dưỡng kết hợp với đủ ôxy, đủ độ ẩm, thời kỳ kiến thiết cơ bản rút ngắn và sau này, thời kỳ sản xuất (cho quả) kéo dài, vườn cây sống lâu cho nên người ta thường chọn các đất tốt nhiều dinh dưỡng, nhiều mùn để trồng cây ăn quả.

Nếu trồng để tự túc, làm , lấy bóng mát, thường ít có điều kiện chọn địa điểm mà phải cải tạo đất hiện có để trồng. Đất xấu thì phải bón phân, loại phân tốt nhất đối với cây lâu năm là phân chuồng và phân hữu cơ vì nó có tác dụng lâu dài và cũng vì loại phân này có chứa các chất dinh dưỡng cả đa lượng và vi lượng. Một điểm cần hết sức chú ý là do điều kiện nước ta mưa nhiều và các điều kiện thoát nước kém, đặc biệt ở gần các đô thị do đó chú ý chọn các đất cao dễ thoát nước. Qua kinh nghiệm thực tế đã nhận thấy, chỉ cần nâng cao mặt đất lên 50 – 70cm, những cây ăn quả như táo, ổi, khế, có thể mọc tốt vượt lên, năng suất tăng từ 50 – 100% do được sống ở môi trường đất tốt, thoáng, đất tốt được mang ở nơi khác tới, đắp thành líp, mô, ụ…dù hẹp cũng rất có lợi.

Trồng kinh doanh vấn để chọn địa điểm phức tạp hơn.

– Trồng để bán thì vườn quả phải ở gần nới có người muagần thành thị, đường giao thông thuận tiện.

– Có quy mô diện tích tương đối lớn để có một lượng hàng hoá tối thiểu.

– Phải có những điều kiện cơ bản nói trên đây: đất sâu, tốt, dễ thoát nước và giữ nước, ở đồi núi cũng không được quá dốc, khó chăm sóc, khi thu hoạch cũng khó dùng máy móc.

– Về vị trí, nên chọn chỗ nhiều nắng vì đa số cây ăn quả là những cây ưa ánh sáng mặc dù có một số cây có thể chịu được bóng râm như dâu tây, dứa Spanish…Nếu có điều kiện nên trồng cây ăn quả ở nơi kín gió, đặc biệt ở miền Bắc hay có bão và với những cây hay đổ gãy như chuối. Dù không phải là bão, nhưng gió mạnh vẫn có thể làm long gốc, gây cọ xát ở các cành lá, hoa quả – đây là cửa ngõ cho nhiều loại vi rút hoặc cản trở sự hoạt động của côn trùng thụ phấn, nấm bệnh xâm nhập gây hại. Tốt nhất, nên trồng những hàng cây chắn gió, ví dụ phi lao, có thể là những cây rễ sâu, gốc vững như xoài, mít.v.v…

Ở miền Bắc do có rét, mùa đông nhiệt độ hạ xuống (tháng giêng ở Hà Nội nhiệt độ trung bình là 16°C trong khi ở Thành phô Hồ Chí Minh là 23°C) nên có thể trồng được; ngay cả ở các vùng thấp, những cây đòi hỏi có rét mới ra quả như: hồng, mơ, , vải, dâu tây và dâu ta – còn ở miền Nam không trồng được hoặc phải trồng lên các vùng cao.

Ngược lại ở miền Nam không có rét, có thể trồng được những cây không chịu rét như: măng cụt, chôm chôm, , mãng cầu…Đó là với các giống hiện có. Tương lai với các tiến bộ về di truyền, có thể tăng tính thích nghi với sự nóng lạnh, tình hình sẽ khác.

Cải tạo khí hậu khó và lâu, người ta thường tập trung vào cải tạo đất, môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ dinh dương của cây ăn quả. Có thể cải tạo đất về hai phương diện:  lý tính và hoá tính.

Cải tạo hoá tính đơn giản hơn, vì chỉ cần bón phân như người ta thường nói: “Độ phì nhiêu của đất đựng trong một bao phân”. Tuy nhiên phân gồm nhiều chất dinh dưỡng, những chất cần bón nhiều gọi là đa lượng như N, P, K, Ca, Mg, S; những chất chỉ cần bón ít, gọi là vi lượng như: Zn, Bo, Mn… cho nên trong tình hình hiện nay cũng cần một kiên thức tối thiểu về mỗi chất dinh dưỡng. Đơn giản hơn là bón phân chuồng, phân hữu cơ, vừa là thứ phân tổng hợp, chứa nhiều loại dinh dưỡng, vừa làm cho đất tăng thêm độ mùn, có tác dụng cải tiến lý tính của đất.

Lý tính của đất gồm các đặc tính như độ xốp, tính bằng trọng lượng một đơn vị thể tích đất. Khả năng thoát nước, giữ nước. Những đất có kết cấu tốt thường có đủ những đặc tính trên đây.

Bón thêm bùn phơi khô đập nhỏ cho đất nhiều cát hoặc bón thêm cát cho đất nhiều sét đều có thể cải thiện kết cấu của đất, nhưng các phương pháp trên đây thường tốn kém. Vì vậy bón phân chuồng và phân hữu cơ với lượng lớn tốt hơn.

Trồng cây ăn quả kinh doanh trên diện tích lớn người ta thường giải quyết vấn đề phân hữu cơ bằng cây phân xanh và cây phủ đất, thường là những cây thuộc họ Đậu vừa cho một lượng lớn cành lá có thể làm phân xanh, có thể làm củi, đôi khi có thể dùng làm thức ăn gia súc, vừa có thể cải tạo đất. Tuy phải có một diện tích đất khá lớn, phải chờ đợi một vài năm để cây ra cành lá nhưng hiện nay người ta đã tìm được nhiều loại cây năng suất cành lá cao, tính thích nghi rộng.

Chọn loài

Khí hậu nước ta thuộc loại nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều nhưng nước ta trải dài trên 15 độ vĩ tụyến, từ vĩ tuyến 8°30’ đến vĩ tuyến 23° Bắc. Miền Bắc mùa đông lại có gió mùa đông bắc nên có một mùa rét thực sự, cũng có những vùng núi cao trên 1.000 – 1.500m nên có thể trồng hấu hết các loại quả, cả quả ôn đới lẫn quả nhiệt đới. Những loài quả mọc dại có thể ăn được có đến vài trăm và chỉ tính những loài quả bày bán khá phổ biến ở các chợ có tới 40 – 50 loài.

Vì vậy nên trồng loại quả nào, ở bài trước (vườn tạp và vườn kinh doanh) đã nói: nếu trồng để kinh doanh, nên chọn loài nào sản xuất có lãi nhiều nhất và cần phải tìm hiểu kỹ giá cả trên thị trường trong cũng như ngoài nước, trước đây, hiện nay và triển vọng sau này.

Có nhiều vườn tạp vì người trồng không có mục tiêu nhất định, theo phong trào thấy người ta trồng mình cũng trồng, bán được thì bán, không thì để tự túc và điều kiện nước ta cho phép trồng đủ loại quả.

Cái khó là trong thời gian mở cửa, có thể bán trong thị trường nội, có thể xuất khẩu, yêu cầu của người mua đa dạng mà loại quả thì nhiều.

Khẩu vị, nhu cầu ăn uống của con người cũng thay đổi. Có những loại cây trước đây không quan trọng nhưng nhờ có một phương pháp chế biến mới, một phát hiện mới về sinh hoá trong quả, ví dụ cây xơ ri hay cây Kiwi (đào ruột xanh) rất giàu sinh tố C, nên yêu cầu ở thị trường tăng lên, sản xuất trở nên có lợi.

Chọn giống

Sau khi chọn loài cây ăn quả ta phải chọn giống để trồng. Trong một loại cây ăn quả có nhiều giống ví dụ dứa có các giống Queen (dứa hoa) Cayenne (dứa không gai) Spanish (dứa ta). Chuối cũng có nhiều giống và luôn có những giống mới bổ sung hoặc thay thế những giống cũ.

Trong tình hình hiện nay, nhất là để có thể xuất khẩu ta phải chọn giống gồm nhiều cá thể giống hệt nhau về hình thái cũng như về các đặc tính sinh lý sinh hoá để có chất lượng ổn định và dễ áp dụng các phương pháp canh tác thích hợp.

Đối với cây rau

Dù trồng rau với mục đích nào: tự túc, cải thiện hay để sản xuất rau hàng hoá thì cũng đều cần phải thâm canh, nhằm:

– Đạt năng suất cao.

– Chất lượng rau đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

– Sản phẩm sản xuất ra đa dạng, nhiều chủng loại để có thể hỗ trơ lẫn nhau trong sản xuất cũng như trong tiêu thụ.

– Có rau cung cấp quanh năm.

– Giá thành sản phẩm thấp để có lợi nhuận cao.

Do vậy nhất thiết phải chuẩn bị thật tốt và đầy đủ những điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật để tiến hành thâm canh rau.

Chọn đất và thiết kế đồng rau

Đất trồng rau phải chọn chân đất cao, không bị úng ngập nhưng lại phải có nguồn nước để chủ động tưới khi cần thiết vì nhu cầu về nước của tất cả các loại rau nói chung đều rất cao do hệ số phát tán (hay còn gọi là số thoát hơi nước) của chúng rất lớn, từ 500 tới 800.

Hệ số phát tán của một số loại rau

Loại rau Hệ số phát tán Loại rau Hệ số phát tán
Cải bắp 539 Dưa bở 621
Củ cải 397 – 450 Dưa hấu (dưa đỏ) 600
Bí xanh, bí đỏ 700 – 834 Đậu Hà Lan 250 – 800
Cà chua 570 – 650 Đậu cô ve 538 – 570
Dưa chuột 713 Khoai tây 636

Ghi chú: Hệ số phát tán (hệ số thoát hơi nước) bằng: lượng nước mà sử dụng trong quá trình sinh trưởng, phát triển chia cho trọng lượng chất khô của .

Mặc dù đất nào cũng có thể trồng được rau, nhưng tốt nhất là nên chọn những chân đất cát pha đến thịt nhẹ hoặc đất thịt trung bình có tầng canh tác (tầng đất mặt) tương đối dày (20 – 30cm) có độ chua từ hơi chua đến trung tính (độ pH của đất khoảng từ 5 – 7) vì đa số các loại rau đều ưa thích độ pH này.

Độ chua thích hợp của đất đối với một số loại rau

Loại rau Độ pH thích hợp Loại rau Độ pH thích hợp
Cải bắp 6,5 – 7,5 Đâu cô ve 6,5 – 7,8
Củ cải 7,0 – 7,5 Đậu Hà Lan 6,0 – 7,0
Sulơ (cải bông) 6,0 – 7,0 Cà chua 6,3 – 6,7
Xà lách 6,0 – 6,5 Cà tím 5,5 – 6,0
Cần tây 6,5 – 7,5 Hành tây 6,4 – 7,9
Bí đỏ 5,5 – 7,5 Cà rốt 5,5 – 7,0
Dưa chuột 5,8 – 6,5 Khoai tây 5,0 – 5,5
Dưa hấu (dưa đỏ) 5,5 – 6,5 6,0-6,5

Cánh đồng rau phải được chia thành từng ô, từng thửa, từng khu vực để vừa dễ luân phiên gieo trồng vừa dễ bố trí hệ thống tưới tiêu tới tận từng mảnh, từng khu vực bằng một hệ thống “mương xương cá”, mương tạm thời theo mùa vụ, mương cố định, hồ chứa nước tại ruộng và hệ thống đường giao thông nội đồng cần thiết cho sự vận chuyển sản phẩm, giảm tối đa sự hao hụt, giập nát do vận chuyển bất hợp lý.

Việc bố trí hệ thống tưới tiêu và vận chuyển trên cánh đồng rau phải đạt được các mục tiêu sau đây:

– Tiêu nước mặt và có mức nước ngầm nhanh chóng.

– Chủ động tưới bằng mọi phương tiện (thô sơ hay máy móc).

– Hệ thống giao thông không ảnh hưởng đến việc tưới hoặc tiêu nước trong cánh đồng rau.

– Tiết kiệm được lao động, tiết kiệm đất đai.

– Hệ thống tưới, tiều, hệ thống giao thông phải hợp lý, phù hợp với địa hình đồng ruộng và diện tích các lô, thửa ruộng to hay nhỏ.

Tóm lại, việc xây dựng, kiến thiết cánh đồng rau phải vừa có tính khoa học lại vừa có tính thực tiền mà chủ yếu là đạt mục tiêu kinh tế – kỹ thuật của sản xuất trước mắt cũng như lâu dài.

Chuẩn bị đủ hạt giống rau

Hạt giống là loại vật tư kỹ thuật đặc biệt, là tư liệu sản xuất quan trọng của nghề trồng rau, vì có đủ hạt giống, hạt giống có chất lượng tốt thì mới chủ động được sản xuất trước thời tiết thường xuyên thay đổi trong mỗi mùa vụ. Số lượng hạt giống rau cần cho 1 sào Bắc BộSố lượng hạt giống rau cần cho 1 sào Bắc Bộ

Ngoài lượng hạt giống cần chuẩn bị cho kế hoạch gieo trồng còn cần có lượng hạt dự phòng vào khoảng 10 – 20% lượng hạt cần thiết tuỳ theo khả năng. Đồng thời trong kế hoạch sản xuất nên luôn luôn bố trí một cơ cấu chủng loại rau hợp lý để hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất cũng như trên thị trường. Ví dụ, lên kế hoạch trồng rau diếp, xà lách nhất thiết phải có kế hoạch trồng rau thơm, rau mùi, hành hoa, cải cúc v.v…

Tuy nhiên, số hạt giống cần dự phòng cũng như số lượng hạt giống cần sử dụng còn phụ thuộc vào chất lượng gieo trồng cửa hạt giống mà trước hết là tỷ lệ nảy mầm của hạt. Dưới đây là tiêu chuẩn một số loại hạt rau phổ biến theo tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam.

Tiêu chuẩn chất lượng gieo trồng của một số hạt giống rau của Việt NamTiêu chuẩn chất lượng gieo trồng của một số hạt giống rau của Việt NamTiêu chuẩn chất lượng gieo trồng của một số hạt giống rau của Việt Nam

Chuẩn bị đủ phân bón

Rau là loại cây ngắn ngày nhưng lại cho khối lượng sản phẩm rất lớn vì năng suất cao so với những loại cây trồng khác. Ví dụ năng suất lúa chỉ 4 – 8 tấn/ha, ngô 2 – 6 tấn/ha; lúa mì 1 – 2 tấn/ha, đậu tương 1 – 2 tấn/ha, su hào 25 – 100 tấn/ha, dưa chuột 15 – 30 tấn/ha, hành tây 10 – 20 tấn/ha, khoai tây 10 – 20 tấn/ha, đậu cô ve 10 – 20 tấn/ha, tỏi ta 4 – 5 tấn/ha, các loại rau ăn lá đạt từ 15 – 30 tấn/ha, cà chua, cà rốt từ 15 – 40 tấn/ha…

Để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn như vậy, cây rau đã lấy đi từ đất một lượng khá lớn các chất dinh dưỡng trong suốt thời gian chúng sinh trưởng và phát triển trên đồng ruộng. Lượng các chất dinh dưỡng chính mà các cây rau lấy đi từ đất để tạo ra một tấn quả sản phẩm (Theo tài liệu của Nga) (Tính theo kilogam nguyên chất)Lượng các chất dinh dưỡng chính mà các cây rau lấy đi từ đất để tạo ra một tấn quả sản phẩm (Theo tài liệu của Nga) (Tính theo kilogam nguyên chất)

Lượng các chất dinh dưỡng này chủ yếu do phân bón đưa vào đất, bao gồm cả phân hữu cơ lẫn các loại phân vô cơ, phân khoáng. Mặc dù các chất dinh dưỡng này có trong phân hữu cơ rất ít, chỉ khoảng 0,3% N; 0,5% P2O5 và 1,0% K2O nhưng vai trò của nó hết sức quan trọng vì ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng N, P, K cho cây trồng thì phân hữu cơ, phân chuồng còn nhiều tác dụng lý tính như làm tơi xốp đất, góp phần tích cực trong cải tạo đất trồng; giữ ẩm cho đất lúc khô hạn; giữ các loại phân hóa học bón cho đất không bị rửa trôi, làm tăng khả năng hoà tan phân hoá học vào trong đất để cây dễ hấp thụ – do đó làm tăng hiệu quả của phân hoá học. Và đặc biệt quan trọng là phân chuồng còn là nguồn duy nhất cung cấp các chất vi lượng cho cây rau như mangan (50 – 20 g/tấn phân chuồng), côban (0,2 – 1g/tấn phân chuồng), đồng (5 – 15 g/tấn phân chuồng), kẽm (20 – 100 g/tấn phần chuồng), molipden (0,5 – 2,5 g/tấn phân chuồng)… Vì vậy nhất thiết phải có sự chuẩn bị đầy đủ phân hữu cơ, phân chuồng để bón cho đất trồng rau.

Việc chuẩn bị phân chuồng (phân lợn, phân trâu bò…) dựa vào kê hoạch gieo trồng và số đầu gia súc chăn nuôi tại cơ sở. Cách tính lượng phân chuồng sản xuất ra tại cơ sở nên dựa vào hệ số kinh nghiệm để tính như sau:

– Đối với trâu, bò, hệ số kinh nghiệm là 25.

– Đối với lợn thì còn tuỳ theo lượng chất độn dùng để độn chuồng.

+ Nếu độn ít: hệ số kinh nghiệm là 25.

+ Nếu độn nhiều: hệ số kinh nghiệm là 30.

+ Nếu độn trung bình: hệ số kinh nghiệm là 20.

Ví dụ: Một hộ gia đình có nuôi 2 con trâu (hoặc bò) trọng lượng trung bình của mỗi con là 250kg và thường xuyên có 4 con lợn trong chuồng trọng lượng bình quân mỗi con là 70kg; trong đó độn nhiều rơm rác, cỏ để tăng lựợng phân hữu cơ.

Lượng phân chuồng nông hộ này sản xuất ra hàng năm như sau:

Phân trâu bò: 2 con x 250kg/con x 25 = 12,5 tấn

Phân lợn : 4 con x 70kg/con x 30 = 8,4 tấn

Tổng lượng phân chuồng sản xuất ra cả năm là = 20,9 tấn/năm

Chi tiết hơn thì có thể tính lượng phân hàng tháng theo trọng lượng lợn. Kinh nghiệm tính được như sau:

+ Lợn 5 – 15kg mỗi tháng thải ra khoảng 25kg phân tươi.

+ Lợn 15 – 25kg mỗi tháng thải ra khoảng 45kg phân tươi.

+ Lợn 25 – 35kg mỗi tháng thải ra khoảng 65kg phân tươi.

+ Lợn 35 – 45kg mỗi tháng thải ra khoảng 80kg phân tươi.

+ Lợn 45 – 55kg mỗi tháng thải ra khoảng 90kg phân tươi.

+ Lợn 55 – 65kg mỗi tháng thải ra khoảng 100kg phân tươi.

Lượng nước giải lợn thải ra ở trong chuồng bằng 1,5 – 2 lần trọng lượng của phân thải ra.

Trên cơ sở phân loại đàn lợn theo trọng lượng như trên sẽ tính ra được khối lượng phân tự có hàng tháng để phục vụ sản xuất.

Đối với các loại phân chuồng đã đưa ra ủ đống ở bờ ruộng, có thể ước tính khối lượng như sau:

+ 1m3 phân chuồng tươi, ước khoảng 3 – 4 tạ.

+ 1m3 phân chuồng ủ nện chặt, ước khoảng 7 tạ.

+ 1m3 phân chuồng bán phân giải, ước khoảng 8 tạ.

+ 1m3 phân chuồng đã ủ thật hoai mục, ước khoảng 9 tạ.

Khi phân ủ vừa đủ hoai đem bón là tốt nhất, không nên để phân bị khô,khi đó các chất dinh dưỡng cung cấp cho cây đã bị bốc hơi hoặc bị rửa trôi rồi mới bón thì dù có bón với số lượng nhiều cũng ít hiệu quả.

Chủ động nguồn nước tưới

Trong rau chứa 80 – 95% nước và có hệ số phát tán cao nên nhu cầu nước của các loại rau là rất lớn. Theo những kết quả nghiên cứu thì nhu cầu lượng nước tưới của một sổ cây rau chính như sau: cải bắp: 1.680 m3/ha, su hào: 1.900m3/ha, cà chua: 2.195 m3/ha, cà bát: 3.030 m3/ha, khoai tây: 2000 m3/ha.

Nhu cầu nước của các loại rau diễn ra liên tục từ lúc gieo hạt, trồng cây giống ra ruộng cho đến khi thu hoạch. Bị khủng hoảng thiếu hoặc thừa nước đều dẫn đến làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên ở những giai đoạn sinh trưởng phát triển trọng điểm như lúc đâm cành, lúc bộ lá đạt tới độ lớn tối đa, lúc ra hoa đậu quả và lúc quả đang phát triển là những “điểm nút” không thể để quá thiếu hoặc quá thừa nước. Vì vậy, bên cạnh hệ thống mương máng tưới, tiêu thoát còn cần chủ động một số phương tiện tưới như bình ô doa, máy bơm nước và ống dẫn di động (bằng ống cao su hoặc ống nhựa…) để có thể di động tưới tiêu cho cả đồng rau.

Chuẩn bị đủ công cụ sản xuất

Dù là trồng rau tự túc hay để sản xuất hàng hoá cũng đều phải chuẩn bị sẵn có một số công cụ chuyên dùng thô sơ như:

Công cụ làm đất: gồm có cuốc, cào 4 – 6 răng (để cào đất), cào nhiều răng (để san mặt luông), vồ đập đất …

Công cụ chăm sóc: bình tưới ô doa, cuốc sừng dê, bình bơm thuốc trừ sâu, thùng, chậu, ống đong, phễu…

– Công cụ vận chuyển: xe cải tiến và các phương tiện vận chuyển khác nhằm bốc dỡ, vận chuyển dễ dàng, ít hư hao dập nát sản phẩm.

0