23/05/2018, 15:59

Chăm sóc hoa lay ơn nở dịp tết

Hoa lay ơn nhiều màu, tươi lâu, lá xanh, là loài hoa phổ biến trên thế giới. Hoa lay ơn còn gọi là hoa lan Lay ơn, xuất xứ ở châu Phi và bờ Địa Trung Hải, ưa sáng, thông thoáng gió, nhiệt độ thích hợp 20 – 23°C, tránh oi bức và nước ẩm lạnh, nơi đất nhiều mùn, thoát nước, pH 5,6 – 6,5. Trước ...

Hoa lay ơn nhiều màu, tươi lâu, lá xanh, là loài hoa phổ biến trên thế giới. Hoa lay ơn còn gọi là hoa lan Lay ơn, xuất xứ ở châu Phi và bờ Địa Trung Hải, ưa sáng, thông thoáng gió, nhiệt độ thích hợp 20 – 23°C, tránh oi bức và nước ẩm lạnh, nơi đất nhiều mùn, thoát nước, pH 5,6 – 6,5.

Trước khi trồng, phải tiến hành chọn củ không bị bệnh, không có đốm, nẩy chồi, mọc rễ, không có vết thương, hình cầu dẹt, độ lớn trung bình, vì củ to quá già, nhiều chồi, ảnh hưởng đến sự ra hoa.

Hoa lay ơn trồng chậu thường vào tháng 3 – 4, đất chậu phải có P, K. Độ sâu vùi củ thay đổi theo độ lớn của củ, nói chung khoảng 5 – 10cm, Sau khi trồng phải để trong điều kiện thoáng gió, hướng về Đông Nam, tưới nước, giữ ẩm cho đất. Sau khi cây con mọc được 3 – 4 lá, chồi hoa bắt đầu phân hoá mới tưới ít nước để tránh cây mọc vống cao.

Khi cây mọc được 30cm, tốt nhất dưới đất phủ 1 lớp tro bếp rồi lấp sâu 3cm, như vậy củ lá to khoẻ, đồng thời dự phòng các bệnh thối rễ. Sau khi cây ra hoa, tránh để khô và cũng không tưới nhiều nước vì cây lay ơn rất sợ khô hạn nhưng cũng sợ úng.

Hoa lay ơn

Thời kỳ ra hoa cây lay ơn dễ bị đổ làm cho cuống hoa bị cong, giảm chất lượng hoa, cho nên cần cắm que tre và buộc để giữ cây khỏi đổ. Khí hoa nở, chuyển cây vào bóng mát, phun một ít nước, có thể kéo dài thời kỳ hoa. Nếu muốn cắt hoa, nên cắt 3 – 4 bông và cắt từ lá thứ 4 trở lên. Sau khi ra hoa vẫn tiếp tục tưới nước, bón phân. Đối với lay ơn không cần bón nhiều, trong kỳ sinh trưởng chỉ bón 4 lần. Lần thứ nhất bón khi cây có 2 lá, lần thứ 2 khi có nụ hoa, lần thứ 3 khi hoa đã nở, lần thứ 4 sau khi cắt hoa.

Sau khi hoa nở 40 ngày, 1/3 số lá bị vàng nên đào cây từ chậu đem trồng ngoài đất vườn, chăm sóc củ đổ về sau có thể ra hoa hoặc sau khi đào, hong khô cắt lấy củ, tách các củ mới, cất trữ trong mùa đông nơi khô mát. Tốt nhất là để kho lạnh nhiệt độ 2 – 4°C.

Nếu hoa trồng vào đất vườn phải căn cứ vào điều kiện khí hậu của các vùng khác nhau mà bố trí thời gian trổng hợp lý. Sau khi cây con mọc phải tránh sương muối, tránh nóng; có thể trồng sớm và trồng muộn: trồng sớm vào tháng 2 – 3, trồng muộn vào đầu tháng 7.

Lay ơn thường trồng trên luống. Vì trồng luống cây ít bị đổ, không ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng phát triển. Trước khi trổng phải cày ải phơi đất để khử trùng, mỗi ha bón 37.500kg phân chuồng, sau đó làm luống. Luống rộng 1m cao 10cm, độ dài luống tuỳ theo tình hình thoát nước mà quy định. Giữa luống để rãnh làm lối đi rộng 50cm. Sau khi làm xong luống cần làm phăng, nhặt hết vật tạp.

Sau khi cây con mọc, phải kịp thời trừ cỏ, khi thời tiết khô cần tiến hành tháo nước vào hoặc tưới, kỳ ra nụ và bắt đầu nở hoa cần bón phân P, K để phát triển thành thục. Tháng 9 lá biến màu vàng, lượng nước ít phải đào củ, loại bỏ củ xấu, xử lý khử trùng. Khử trùng củ bằng cách dùng Arazan (nhiệt độ 46°C) ngâm 15 phút, rồi rửa sạch bằng nước lã 10 phút, sau đó rải đều, để nơi khô mát hong khô, phân cấp to, vừa, nhỏ để cất trữ và chú ý phòng rét vào mùa đông.

Khi trồng lay ơn trong vườn, cần chọn các loại khác nhau mà áp dụng các biện pháp gieo khác nhau để có hoa quanh năm. Nếu trồng vào tháng 3 – 7 cứ nửa tháng trồng 1 đợt, thì từ giữa tháng 6 luôn luôn có hoa. Cũng có thể tháng 8 – 9 trồng một đợt, sau mùa thu làm chao đậy, tháng 11 – 12 hoa nở. Nếu trồng vào tháng 10 – 12 từ Tết dương lịch đến mồng 1 tháng 5 sẽ luôn có hoa.

Nếu trồng vào tháng 8 – 9, sau thời kỳ sinh trưởng phải bảo đảm 15 giờ chiếu sáng nếu không khó ra hoa. Để mùa đông và mùa xuân có hoa phải khống chế ánh sáng và nhiệt độ.

Lay ơn thường mắc một số bệnh như: bệnh khô lá, bệnh thối củ, và một số loài sâu hại như: bọ trĩ, sên.

Bệnh khô lá thường phát sinh trên ngọn lá, ban đầu xuất hiện các đốm vàng rồi lan rộng dần, trên đốm bệnh có bột màu đen. Gặp điều kiện nhiệt độ cao, ẩm bệnh phát sinh nhiều và lây lan mạnh. Nói chung bệnh hại nặng vào các tháng 7 – 9. Muốn tránh bệnh, cần chọn củ không bệnh để trồng, trước khi trồng cần xử lý khử trùng củ bằng cách ngâm củ vào dung dịch thuốc trong 15 phút;, khi mới chớm bệnh phun thuốc Boocđô 1% 8 – 10 ngày phun 1 lần (hoặc phun Tazet 0,1% hoặc Zineb 0,1%).

Bệnh thối củ. Củ nhiễm bệnh xuất hiện các đốm lõm xuống, xung quanh đốm màu đen, vết bệnh mềm, trên đó có một lớp mốc đen, mô bệnh màu xám đen, củ khô héo. Do đó, khi đào củ không để củ bị thương, cần xử lý khử trùng rồi cất trữ nơi thoáng gió, khô mát.

Bọ trĩ có thể hại hoa, lá, củ non. Khi hoa bị hại, sâu non chích hút nhựa để lại các chấm trắng, hoa xoăn lại. Ban ngày bọ lẩn vào dưới đa, ban đêm bò lén hoạt động gây hại.

Khi hoa bị hại có thể bọc túi polyethylen lại, bên trong bỏ đĩa thuốc DDVP xông hơi, diệt sâu.

Sên thường gây hại chồi non, lá non. Lá bị hại thường bị thủng, hoa và lá bị hại thường để lại vệt trắng. Nếu phát hiện cây bị hại phải phun nước vôi hoặc nước amôniac pha loãng 100 lần.

0