23/05/2018, 14:50

Phương pháp nuôi chim yến con

con chưa có khả năng tự nó ăn, nên phải đút cho chim ăn bằng một ống nhựa nhỏ vát đầu và không nhọn. 1/ Cách săn sóc chim yến con trong máy ấp: Hiện nay, để tăng số lượng đàn chim yến, phương pháp chim yến hàng bằng máy đã không còn là một vấn đề khó khăn tại Indonesia. Nhưng trở ngại mà ...

con chưa có khả năng tự nó ăn, nên phải đút cho chim ăn bằng một ống nhựa nhỏ vát đầu và không nhọn.

1/ Cách săn sóc chim yến con trong máy ấp:

Hiện nay, để tăng số lượng đàn chim yến, phương pháp chim yến hàng bằng máy đã không còn là một vấn đề khó khăn tại Indonesia. Nhưng trở ngại mà chúng ta cần chú ý nhiều là chăm sóc chim con sau khi nở.

Chim yến con mới nở phải để ở trong máy ấp. Lúc này cơ thể còn trần trụi, không có lông và rất yếu ớt nên không thể xem thường việc nuôi nấng chim con. Cần phải siêng năng, săn sóc cẩn thận, kiên nhẫn và thương yêu nó, để chim con có thể lớn lên, và phát triển thành chim yến trưởng thành rồi tiếp tục sống trong ngôi nhà mà chúng ta chuẩn bị.

Trứng chim nở sau khi ấp 13 – 15 ngày. Sau khi nở vỏ trứng phải lượm sạch. Chim con được đút với trứng nhộng của kiến và mối

Chim yến con chưa có khả năng tự nó ăn, nên phải đút cho chim ăn bằng một ống nhựa nhỏ vát đầu và không nhọn. Thức ăn của chim yến con là trứng nhộng của 2 loài kiến và mối (Coprotermes/ormosamis tươi; Kroto-tiếng Inđo.). Cho chim ăn mỗi ngày 3 lần, đó là lúc 8 giờ sáng, 12 giờ trưa, lố giờ chiều. Trong tự nhiên, chim mẹ rời tổ đi kiếm mồi lúc 4 giờ 30 sáng, bay vào đất liền, kiếm mồi và trở về mớm mồi cho chim con vào lúc 5-6 giờ và 17 -18 giờ, buổi trưa tỷ lệ mớm mồi thấp. Các tài liệu không thấy đề cập đến phương pháp tạo nguồn trứng nhộng của 2 loài mối và kiến, có thể họ thu thập từ trong tự nhiên hoặc tự gây tạo ra. Khoảng 2 – 3 ngày sau khi nở, chim con còn để trong máy ấp, vì còn cần sự điều hoà nhiệt độ của máy ấp, nên chúng ta phải kiểm soát các cử động của chim yến con. Nếu chim không được yên ổn, vì nhiệt độ của máy có thể quá nóng, thì phải giảm bớt độ nóng hơn độ nóng ban đầu. Mỗi ngày hạ nhiệt độ xuống 1 – 2oC với phương pháp mở rộng lỗ thông khí của máy ấp theo từng giai đoạn của lứa tuổi, mỗi ngày một ít. Sau 2-3 ngày cơ thể chim con dần dần cứng cáp, đứng dậy ổn định hơn.

2/ Cách săn sóc chim khi đưa chim ra khỏi máy ấp:

Khoảng sau 10 ngày, chim đã ra lông, lớn hơn và mạnh mẽ hơn, chúng ta có thể dời chim ra khỏi máy ấp, chuyển chúng vào trong một cái hộp chuyên dùng, để tiếp tục săn sóc đặc biệt. Thùng này lại đưa vào trong một căn phòng ấm. Trong phòng này chúng ta vẫn đút cho chim ăn như lúc đầu. Ngoài ra độ ẩm vẫn kiểm soát như cũ. Đừng để chim quá lạnh, kiểm soát nhiệt độ bằng cách vặn to hoặc nhỏ đèn.

Hộp săn sóc này là một thiết bị đặc biệt có thể điều chỉnh nhiệt độ giống như cơ thể tự nhiên của chim mẹ. Hộp được làm bằng bìa cứng có chỗ thoát hơi ra, và đèn đặt ở giữa. Để biết nhiệt độ có thích hợp không ta cần xem hành vi của chim.

3/ Cách cho chim tập bay:

Sau khoảng 43 ngày chim con sẽ được chúng ta lựa chọn, cách lựa chọn chim theo phương pháp sau đây:

Chim trông khoẻ mạnh

Hai cánh chim có thể tự chéo lại được

Chim muốn bay ra khỏi thùng

Chúng ta sẽ đem những con chim này vào trong căn nhà chim mà ta đã chuẩn bị. Điều đáng chú ý là cần dời chúng vào ban đêm chứ không phải ban ngày.

Các chim yến con được đặt trên các thành gỗ, thành gỗ có chiều cao từ 2m trở lên. Với độ cao này sẽ giúp chim tập bay, đó là vào buổi sáng hôm sau. Khi trời sáng, vào thời gian mà đàn chim bắt đầu bay đi để kiếm mồi, những con chim con này sẽ rơi mình từ trên cao xuống. Với độ cao này giúp chim vươn cánh trên không trung và sau đó sẽ bay theo những con chim yến lớn. Khi mặt trời bắt đầu về chiều, các chim con này lại theo đàn bay về, rồi cứ tiếp tục như thế qua những ngày kế tiếp.

0