23/05/2018, 14:50

Nhà của chim yến là nhà lầu mới xây

Đây là phương pháp nuôi cơ bản nhất. Khi chúng ta đã làm quen với phương pháp này, chúng ta có thể tìm hiểu tiếp các cách xây nhà khác như cải tạo nhà của chim mồi thành nhà nuôi chim yến (tức nuôi chim c. linchi – chim mồi trước sau đó theo một kỹ thuật nhất định cải tạo nhà của nó thành nhà ...

Đây là phương pháp nuôi cơ bản nhất. Khi chúng ta đã làm quen với phương pháp này, chúng ta có thể tìm hiểu tiếp các cách xây nhà khác như cải tạo nhà của chim mồi thành nhà nuôi chim yến (tức nuôi chim c. linchi – chim mồi trước sau đó theo một kỹ thuật nhất định cải tạo nhà của nó thành nhà yến)…

Địa thế xây nhà của chim yến

Lựa chọn địa thế xây nhà của chim yến phải dựa trên phương pháp theo dõi đời sống của chim, chứ không tùy thuộc vào ý muốn của con người.

Những người nuôi chim yến trong nhà thành công là nhờ họ đã tìm tòi theo dõi được cuộc sống thiên nhiên của chim yến. Trên cơ sở tìm hiểu phân tích tập tính sống của nó, họ đã mô phỏng theo để xây nhà như một cái hang, gần giống như nơi mà chim đã quen thuộc trong đời sống tự nhiên. Ngôi nhà đó cần có các yêu cầu sau:

+ Nhà không xây ở độ cao vượt quá mặt biển 1000m. Nếu độ cao trên một 1000m chim yến cũng sinh sống, làm tổ trong căn nhà đó, nhưng đa số sau khi đẻ, chim con bay đi tìm những căn nhà ở địa thế thấp hơn.

+ Địa điểm xây nhà phải là nơi không có nhiều hãng xưởng, nhà máy, hay quá đông người ở. Tại những nơi như thế các côn trùng làm thực phẩm cho chim thuờng sẽ bị tiêu diệt dần.

+ Vị trí xây nhà chim cũng phải gần đồng ruộng, cây cỏ, rừng cây thấp, biển, sông, hồ. Những nơi này tạo điều kiện giúp chim tìm mồi dễ dàng, nhất là vào mùa mưa.

+ Địa thế xây nhà phải ở nơi tương đối an toàn tránh các loại thú dữ như chim quạ, đại bàng, chim cắt… là những loài thích ăn thịt chim. Chúng sẽ làm chim sự và chim sẽ tìm nơi khác an toàn hơn.

+ Căn nhà phải thích hợp, đầy đủ các điều kiện chim cần, vùng xung quanh có nhiều chim yến C. linchi (loài chim mồi) sinh sống. Có cách thức săn chim vào nhà để chim không hoảng hốt bỏ đi.

Cách thức xây nhà chim yến

Khi chuẩn bị cho công việc xây dựng nhà chim cần phải chắc chắn là nơi này đã có một số chim yến đang ở, còn nhiều nét thiên nhiên, có biển, hang động hoặc sông hồ, gần đồng ruộng, rừng cây thấp, địa thế an toàn như đã nói ở trên.

Sau đây là những điều mà chúng ta cần lưu ý khi xây nhà chim:

Hình dáng căn nhà và tường nhà

Hình dáng phòng và lối ra vào

Sơn nhà và ánh sáng

Độ ẩm và nhiệt độ

Hàng rào quanh nhà để tránh sự phiển nhiễu

1/ Hình dáng căn nhà, tường nhà:

+ Hình dáng căn nhà của chim thường giống một cái kho lớn

+ Kích thước nhà: Vì chim yến thích làm tổ trong những hang động có diện tích rộng nên kích thước nhà chim phải từ 10 x 15 m đến 10 x 20m, tức khoảng 150 – 200m2. Nhà chim có thể to hoặc nhỏ hơn chút ít (nhà chìm có thể có nhiều kiểu khác nhau), nhưng phải tìm cách để tăng sức chứa chim ở trong phòng, như chia nhà thành một số tầng.

Nếu đem so sánh diện tích nhà yến ở Indonesia (150 – 200m2) với các hang động tự nhiên ở Khánh Hoà ta thấy tiêu chuẩn kỹ thuật là hợp lý và họ đã thành công về phỏng sinh học. Theo các điều tra cơ bản, chim yến thích làm tổ và cho sản tượng cao ở các hang động có diện tích lớn. Hang có diện tích khoảng 200m2 bình quân yến làm 54 tổ/m2/năm), 500m2 mật độ tổ bình quân 163 tổ/m2/năm. Hang Trống (Khánh Hòa) với diện tích trên 1000m2 cho sản luợng cao nhất là trên 1100 kg/năm, các hang diện tích nhỏ hơn 80m2 đều cho sản lượng thấp hoặc rất thấp (NQP).

+ Tường có độ cao ít nhất 5,5 – 6m, giống như tường nhà chim C. linchi, căn nhà chim càng cao càng tốt. Nhà có độ cao sẽ tiện cho việc chia thành các phòng, giúp điều hoà không khí, giữ được nhiệt độ và độ ẩm trong nhà.

Vật liệu xây tường (ở giữa) là cát, vôi và xi măng. Các thứ này được trộn theo tỷ lệ 3: 2: 1 (cát, vôi, xi măng đỏ)

Mặt ngoài và trong của tường phải phủ một lớp xi măng, nhất là mặt ngoài phải làm cho trơn láng để tránh các con vật khác (như chuột, mèo, kiến…) vào nhà chim.

+ Nóc nhà phải lợp kỹ để tránh mưa. Cần phải chọn gỗ tốt để làm các thanh gỗ trốn nóc nhà, nhưng không được lưu lại mùi của gỗ mới, vì chim không thích ở nhà có mùi lạ.

+ Trần nhà phải lợp kín. Trên trần nhà (plafon) trải một lớp trấu khoảng 20 cm. Phủ trên lớp trấu là lớp vỏ sò, hến khô đã được làm nhỏ, dầy khoảng 2cm.

+ Cửa ra vào cho người chi xây 1 cửa.

+ Cửa ra vào của chim phải đặt ở phía trên để không bị cản trở lúc chim bay ra bay vào. Kích thước cửa nhỏ nhất là 30 x 20 cm và lớn nhất là 45 x 30 cm. Cửa ra vào của chim phải tạo như một cái hang, lót bằng những sợi thừng và phải sơn màu đen cho tối. Nhà chim như một cái kho lớn

+ Nền nhà không cần lót gạch nhưng phải có một số chậu, vũng nước nhỏ để điều hoà độ ẩm của không khí. Từ nền có các ống nước đi lên theo vách tường l,5m. Khi cần ta mở vòi, nước sẽ rỉ trên mặt tường làm cho căn nhà có độ ẩm theo mong muốn. Những vòi nước này rất quan trọng trong mùa nắng.

+ Xung quanh nhà làm rãnh nước để ngăn kiến và chuột chui vào nhà.

2/ Phòng của chim

Chim yến thích sống gần ao hồ

Độ cao của mỗi tầng nhà chim ít nhất 2m, thí dụ cản nhà có độ cao 7,5m thì chìa làm 3 tầng, mỗi tầng lại chia thành các phòng. Làm sao cho bầu không khí trong phòng giống như trong các hang vách đá tự nhiên. Trần nhà lát gỗ, xà chia ô lớn và sắp thành luồng, hoặc được ngăn bằng các xà gỗ kẻ ô, xà gỗ cao 20cm, dày 2cm, và các ô cách nhau 30 – 40cm (Số liệu theo bản tự vẽ của Basuki). Tầng gỗ phải chắc chắn không lung lay, vì đó là nơi chim làm tổ. Cẩn nghiên cứu kỹ các kiểu dựng xà gỗ trong nhà chim, để chọn ra một phương án tốt. Nhà yến gần đồng ruộng, rừng cây, ao hồ

ĐỊA THẾ XÂY NHÀ CHIM  YẾN

Khi vào căn nhà, sẽ có phòng dạo chờ roving room và phòng nghỉ resting room. Vì thường từ phòng chờ chim có thể bay lượn một lúc rồi mới vào phòng nghỉ qua 1 cửa. Giữa các phòng nhỏ còn có cửa thông với nhau (nhìn từ mặt trên và mặt bên). Kích thước và kiểu dáng cửa có thể khác nhau. Kiểu dạng cửa lý tưởng là 20 x 20cm, nếu là cửa chữ nhật thì 20 x 35 cm, nếu cửa hình tròn thì đường kính là 20cm.

3/ Sơn nhà và ánh sáng:

Quét nhà bằng vôi trắng là tốt nhất, màu trắng đủ dịu, phẳng và không dễ bị hư hỏng. Trong tự nhiên chim rất thích sống ở chỗ tối. Vì vậy cửa ra vào của người bao giờ cũng đóng kín, cửa ra vào của chim chỉ một và là nơi ánh sáng duy nhất lọt vào căn nhà. Tuy nhiên theo các hình ảnh nhận được của tòa nhà chim ta thấy số cửa có thể có đến 2 cái. Sơ đồ nhà nuôi chim yến

4/ Độ ẩm và nhiệt độ:

Vì trong hang của chim ở ngoài tự nhiên cũng có độ ẩm đặc trưng nên chúng ta cũng cần tạo ra một độ ẩm như chim ưa thích.

Nhiệt độ trong nhà nuôi chim là 24 – 26°C; ẩm độ là 80-95% (theo Tim Penulis PS). Nhiệt độ trong nhà nuôi thấp hơn so với tài liệu điều tra về môi trường sống tự nhiên của chim yến là 27 – 28°C (Whendrato, 19S8), giới hạn dưới của độ ẩm cũng thấp hơn (khoảng 80%, có thể điều này phù hợp với biên độ nhiệt độ trong phòng nuôi là 24-26oC).

Trong quá trình xây dựng nhà chim cần có những bước nghiên cứu tiếp, và chúng ta cũng cần xem xét điều kiện môi trường cụ thể của Việt Nam để đề xuất một tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp. Các kết quả điều tra cơ bản của tỉnh Khánh Hoà (theo NQP) cho thấy sản lượng yến sào ở các hang có đáy nước rất cao, với độ ẩm là từ 90 – 95%, sản lượng yến của các hang đáy nước (chiếm 55 – 60% số hang) đã đạt 87,7% tổng sản lượng yến sào, hang đáy đá là 12,3%. Đồng thời nhiệt độ trong các hang này biến thiên từ 27 – 28o C (theo Penulis PS. là 25-29°). Cửa ra vào nhà chim sơn đen

So sánh các chỉ tiêu về điều kiện sống và vi khí hậu của chim yến nuôi trong nhà ở Indonesia với các hang động có sản lượng yến sào cao ở Việt Nam ta thấy yêu cầu về điều kiện sống và làm tổ của chim yến rất chặt chẽ và rõ ràng. Các nhà nuôi chim yến ở Indonesia thực tế đã nắm được các nhu cầu của loài yến, đă xây dựng được các thông số kỹ thuật nhà yến phù hợp với môi trường cho chim sinh sống, sinh sản. Để nuôi chim yến, chúng ta cần tìm hiểu thêm để lý giải tại sao nhiệt độ trong nhà chim mà họ đưa ra là khá thấp và giới hạn dưới của độ ẩm cũng thấp, cần để ý rằng Indonesia là nước nằm vất qua xích đạo từ vĩ độ 10°S đến 5°N, còn tỉnh Khánh Hoà ở vĩ độ 11- 12oN, và yến hàng thuộc 2 phân loài khác nhau. Chia ngăn ở trần nhà trong phòng chim

Để tạo được độ ẩm như trên, chúng ta cần phải kiểm soát được những việc cần thiết sau đây:

– Độ cao của căn nhà hợp lý

– Địa thế của căn nhà xây theo chiều gió

Trong các tư liệu điều tra, các hang có sản lượng cao đều có cửa hướng đông, một vài hang có cửa hướng bắc – nam, và bắc cũng có sản lượng tốt (hang Trống của hòn Ngoại). Rất ít hang có cửa hướng tây có yến làm tổ và cho sản lượng cao (theo NQP). Bước đầu các nhà thích nuôi yến có thể nên chọn cửa hướng đông là hợp lý hơn.

Để giữ được nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng mờ tối, ta cần phải tính đến sự thông gió. Cần nhấn mạnh là phải sử dụng một số ống thông gió hình chữ “L”, nhưng số lượng chỉ vừa đủ, với khoảng cách là 5m, với đường kính lỗ là 4cm. Ống thông với lỗ hổng phải ổn định, quét tối ở trong, và có biện pháp chống côn trùng bay vào tổ.

Lớp trấu trên trần nhà phải dày 20cm, nhờ vậy giữ được nhiệt độ, độ ẩm, tránh được tiếng ồn từ ngoài vào và làm cho điều kiện trong nhà chim khá ổn định. Để cho trấu không vung vãi và mất mát người ta phủ lên trên một lớp hạt vỏ sò hến đã làm nhỏ, dày khoảng 2cm. Nếu có những chỗ hư hỏng trên trần, trấu rơi vào tổ thì trứng sẽ không nở, chim mẹ sẽ bay ra và không quay lại nữa.

Vỏ trấu và vỏ sò hến cũng giúp chống nóng từ mái nhà.

Trong phòng chim đặt các chậu nước nhỏ và xây các ống nước trên tường từ nền lên cao 1,5 m. Nhìn chung là phải tạo được một điều kiện vi khí hậu trong nhà chim thật tốt.

4/ Hàng rào xung quanh nhà

Phía ngoài căn nhà nên xây hàng rào để được an toàn. Xung quanh tường nhà chim cần làm một rãnh nước nhỏ đổ tránh kiến bò vào. Trước nhà có thể trồng thêm cây, nhưng các cây cối này không được cao quá để tránh cản trở khi chim bay ra bay vào.

0