23/05/2018, 14:50

Cách trồng cây bắp cải

Đặc điểm và các loại bắp cải Cây bắp cải (Bassica olerce var capitata; còn gọi cải bắp, bắp sú), loài rau ăn lá, họ Cải (Brassicaceae). Gồm nguồn gốc tây bắc châu Âu, đến thế kỷ XVI được trồng rộng rãi khắp châu Âu và trở thành cây rau quan trọng nhất và phát triển dần đến các châu lục khác. Gồm ...

Đặc điểm và các loại bắp cải

Cây bắp cải (Bassica olerce var capitata; còn gọi cải bắp, bắp sú), loài rau ăn lá, họ Cải (Brassicaceae). Gồm nguồn gốc tây bắc châu Âu, đến thế kỷ XVI được trồng rộng rãi khắp châu Âu và trở thành cây rau quan trọng nhất và phát triển dần đến các châu lục khác. Gồm 3 chủng.

1/ Bắp cải cuốn là cây 2 năm, năm đầu sinh trưởng thân, lá tạo thành bắp, năm thứ 2 ra hoa đậu quả, hạt. Cây thụ tinh chéo, chùm hoa nở trong 3 ngày từ dưới lên trên, quả có 2 ngăn, hạt nhỏ (1 nghìn hạt nặng 4 – 6g).

Có 3 loại hình: bánh dày, tròn và nhọn. Là cây ưa sáng, không chịu râm, nhất là giai đoạn dầu. Nhiệt độ cho cây phát triển 15 – 20°c, biên độ nhiệt giao động ngày đêm là 5ºC. Nhiệt độ trên 2õ°c cây vẫn phát triển nhưng khó cuộn bắp, nhiệt độ cao liên tục sẽ làm rễ yếu, cây giống ra hoa dị dạng.

Có 4 thời kỳ sinh trưởng: cây 5 – 6 lá thật, phát triển 20 – 30 ngày; hồi xanh tăng trưởng 2 ngày; trải lá cuốn 20 – 25 ngày, thời gian này cây cần rất nhiều nước; thời gian cuốn đến thu hoạch 10-15 ngày. Mức độ phản ứng với nhiệt độ phụ thuộc vào giống, ví dụ giông KK cross, bắp cải Hà Nội có thể cuộn bắp trong điều kiện nhiệt độ cao. Bắp cải cuộn trồng nhiều ở vùng nhiệt đới có độ cao trên 800m.

2/ Các giống bắp cải nhãn, bắp cải đỏ thường trồng ở châu Âu, hiện nay đang được trồng thử nghiệm ở một số nước nhưng giá thành còn cao. Các dạng bắp ở bắp cải

Những điều chú ý khi trồng bắp cải

Bắp cải là cây di thực nên đòi hỏi khá chặt chẽ điều kiện trồng để phát triển. Muôn vườn bắp cải tốt cần thực hiện:

Thời vụ: Vụ sớm gieo hạt cuối tháng 7 đến đầu tháng 8. Vụ chính gieo hạt cuối tháng 9 đến đầu tháng 10. Vụ muộn gieo tháng 11 đến giữa tháng 12.

Giống: Vụ sớm thường trồng các giống địa phương, ở miền Bắc có giống Phù Đổng, Lạng Sơn và KK Cross. Miền Nam có giống Đà Lạt, KK Cross.

Vụ chính và vụ muộn thường trồng giống N. s Cross và KY Cross.

Vườn ươm

Bắp cải được trồng bằng cây con gieo trong vườn ươm.

Đất vườn phải làm kỹ, đập nhỏ, bón lót 1 – 2kg phân chuồng cùng 0,2 – 0,5kg lân và 0,2kg phân kali. Đánh luống rộng 0,8 – l,0m; cao 0,25 – 0,30m tùy theo độ dài đất trong vườn.

Hạt bắp cải rất bé nên trước khi phải gieo ngâm vào nước 50°c trong 20 phút, vớt ra ngâm vào nước lạnh 8-10 giò, vớt ra để ráo trộn với tro bếp, rắc đều lên luống, rải một lớp rạ dày 1 – 2cm, dùng bình ozoa tưới đẫm nước. Trong 3 – 5 ngày đầu sau khi gieo ngày tưới 1 – 2 lần, khi hạt nảy mầm nhô lên mặt đất ngừng tưới 1 – 2 ngày, sau đó cứ 2 ngày tưới một lần. Lượng hạt gieo cho 1m2 là 1,5 – 2,0g. Khi cây lên lá, nhổ tỉa cây bệnh, cây không đúng giống, để lại 3 – 4cm/cây. Sau mỗi lần nhổ tỉa kết hợp tưới thúc bằng phân chuồng ngâm ngấu pha loãng. Tuyệt đối không tưới phân đạm. Sau 22  – 30 ngày, phiến lá tròn, mập, lùn, cây có 5 – 6 lá thật thì nhổ đem trồng.

Đất trồng

Bắp cải là cây ưa đất giàu dinh dưỡng, hàm lượng mùn cao, thoát nước, ẩm, độ pH – 6 – 6,5 là phù hợp cho cây sinh trưởng, phát triển. Bắp cải có khả năng hồi phục bộ lá khá cao, khi cắt 25% diện tích mặt lá trước giai đoạn cuộn bắp năng suất vẫn không giảm so với không cắt.

Nên trồng bắp cải ở đất phù sa, đất giàu mùn hữu cơ khoảng 1,5%. Nơi trồng phải xa nguồn nước thải các khu công nghiệp, bệnh viện, cách xa quốc lộ ít nhất 100m. Nơi trồng phải có đủ nước tưới. Đất làm kỹ, lên luống rộng 1,0 – 1,2m rộng 20 – 30cm, cao 20 – 25cm.

Với bắp cải KK Cros, KY Cross mỗi cây cách nhau 40cm hàng cách hàng 50cm.

N.S Cross cây cách cây 50cm, hàng cách hàng 50cm.

Bón phân

Bón lót bằng phân chuồng mục cùng phân lân, phân đạm và phân kali theo bảng bên dưới.

Bón thúc làm nhiều đợt khi cây hồi xanh (cây sau khi trồng 3 – 4 ngày), cây trải lá nhỏ, trải lá rộng, chuẩn bị cuốn bắp và cuốn bắp (bón trước thu hoạch 20 ngày).

Lượng phân bón một vụ bắp cải

Loại phân Tổng lượng phân (kg nguyên chất/sào) Bón lót kg/sào Bón thúc (kg/sào)
1 2 3 4 5
Phân chuồng 800 – 1000 Toàn bộ . .
Phân lân 20 20 . .
Phân đạm 12,0- 13 2,2 2,5 3,0 3,0 2,0 2,0
Phân kali 3,5 – 4,0 1,8 2,5 2,5 3,0 1,0

Nếu không có phân urê thì thay bằng sunfat amon, nitrat amon, cloruakali thay cho kali sulfat hoặc dùng phân hỗn hợp N.P.K để bón với liều tương ứng.

Ngoài ra, còn dùng dung dịch phân đa lượng, trung lượng, vi lượng phun qua lá theo hướng dẫn của hãng.

Tưới nước

Trong cây bắp cải có tới 90% nước nên nước tưới cho bắp cải là rất cần thiết. Nước tưới lấy từ nước giếng khoan, nước phù sa các con sông lớn. Tuyệt đối không dùng nước thải, nước ao tù.

Sau khi trồng phải tưới nước ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát cho tới khi cây hồi xanh (1 – 3 ngày). Làm cỏ xới đất, vun gốc kết hợp vái các đợt bón thúc, tưới nước. Khi cây trải lá bàng có thể tưới nưốc ngập rãnh, sau đó tháo ngay nước để khỏi bị úng.

Chăm sóc – thu hoạch

Thường xuyên quan sát cây để kịp thời phát hiện sâu bệnh. Sau cơn mưa phải kịp thời tháo nước phá váng cho cây để cây không bị thối rễ.

Khi thấy cây cuộn chặt, chặt sát gốc bỏ các lá bị sâu bệnh ở ngoài, nhẹ nhàng cho vào dụng cụ sạch, không nhúng nước, không làm giập. Muốn để bắp cải trong vườn àn dần nhân dân có kinh nghiệm lật gốc quay hướng khác, cây sẽ đứt bớt rễ phụ không phát triển tiếp, kéo dài thời gian thu hoạch hàng tháng.

Sâu, bệnh

Bắp cải hay bị sâu tơ, sâu xanh bướm trắng, sâu khoang và rệp, và một số bệnh như thổi nhũn do vi khuẩn, thôi do nấm, bệnh đốm lá.

0