Hình thái cấu tạo loài cua biển
Đối với người nuôi , tìm hiểu về hình thái cấu tạo loài cua biển là việc làm cần thiết hỗ trợ người nuôi hiểu được về loài vật mà mình sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng Vị trí phân loại loài cua biển Loài cua biển phân bố ở vùng biển nước ta thường được gọi là: cua biển, cua xanh, cua bơi, cua sú, cua ...
Đối với người nuôi , tìm hiểu về hình thái cấu tạo loài cua biển là việc làm cần thiết hỗ trợ người nuôi hiểu được về loài vật mà mình sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng
Vị trí phân loại loài cua biển
Loài cua biển phân bố ở vùng biển nước ta thường được gọi là: cua biển, cua xanh, cua bơi, cua sú, cua bùn có tèn khoa học : Scylla serrata (Forskal).
Thuộc :
Ngành (Phylum) : Động uột chân khớp Arthropoda
Lớp (Class) : Giáp xác Crustacea
Phân lớp (Subclass) : Giáp xác lớn : Nalacostraca
Bộ (Order) : Mười chẩn : Decapoda
Họ (Family) : cua bơi : Portunidae
Giống (Genus) : Scylla
Loài (Species) : Scylla serrata.
Năm 1999, C.P. Koenan xác định loài cua biển sống ở vùng biển Nam Bộ nước ta là loài Scylla Taramamosain (C.P. Keenan, 1998).
Hình thái và cấu tạo loài cua biển
Loài cua biển Scylla serrata có kích thước tương đối lớn có thể đạt được trọng lượng 2kg. Cua có màu xanh lục hoặc màu vàng sầm. Mặt bụng thường có màu sáng hơn mặt lưng. Cơ thể cua dẹp theo hướng lưng bụng và chia làm 2 phần. Phần đầu ngực lớn nằm trong giáp đầu ngực (mai cua). Phần bụng nhỏ và gập lại dưới giáp đầu ngực (yếm cua). Cấu tạo ngoài của cua biển
- An ten I 5. Chân bò 9. Vùng gan tụy 13.Vùng ruột
- An ten II 6. Chân bơi 10. Vùng tim
- Mắt 7. Bụng (Yếm) 11. Vùng mang
- Càng 8. Vùng dạ dày 12. Vùng tuyến sinh dục.
Phần đầu ngực
Phần đầu và phần ngực ở cua dính liền với nhau, ranh giới giữa các đốt không rõ ràng. Cãn cứ vào phần phụ mang trên đó mà biết được số đốt tạo thành. Đầu gồm 5 đốt mang mắt, anten và các phần phụ miệng. Ngực gồm 8 đốt mang các chân hàm và các chân bò. Mặt lưng của phần đầu ngực được bao bọc trong giáp đầu ngực (mai cua). Mé trước của giáp đầu ngực có hai hố mắt mang hai mắt nằm trên cuống mắt. Giữa hai hố mắt, mỗi bên mép trước của giáp đầu ngực có 9 gai nằm liên tiếp nhau. Mặt trên của giáp đầu ngực phân chia thành từng vùng nhỏ ngăn cách bởi rãnh và gờ rõ rệt. Phía trước là vùng trán, kế tiếp là vùng dạ dày ngăn cách với nhau bởi hai gờ. Tiếp theo là vùng tim, sau vùng tim đến vùng ruột. Hai bên vùng dạ dày là vùng gan. Ngoài cùng là vùng mang. Mặt bụng của phần đầu ngực có các tấm bụng. Các tấm bụng làm thành vùng lõm ở giữa chứa phần bụng gập vào. Ở con cái có đôi lỗ sinh đục nằm ở tấm bụng thứ ba được phần bụng gập lại che lấp.
Phần bụng
Phần bụng gồm 7 đốt với các phần phụ bị tiêu giảm nằm gấp lại dưới phần đầu ngực (thường gọi là yếm cua) làm cho cua thu ngắn chiều dài và gọn lại giúp cua bò được dễ dàng. Phần bụng ở cua cái và cua đực có sai khác. Ở con cái chưa trưởng thành sinh dục (trước thời kỳ lột xác tiền giao vĩ) phần bụng (yếm) hơi vuông (thường gọi là cua cái yếm vuông, cua cái so). Sau khi lột xác tiền giao vĩ yếm trở nên tròn (yếm bầu) kích thước yếm lớn che chủ phần lớn mặt bụng phần đầu ngực. Phần bụng của cua đực hẹp, ngang hẹp dần về phía sau có dạng hình tam giác và cũng nằm gọn trong phần lõm của các tấm bụng của phần đầu ngực, ở con cái các đốt bụng I, II và VII khớp động với nhau, các đốt bên, các đốt khác bất động, các chân bụng chẻ đôi biến thành các chùm lông yếm để trứng đẻ ra bám vào đấy để phát triển. Lỗ hậu môn nằm ở cuối cùng. Ở con đực các đốt bụng I, II, V và VI khớp động với các đốt bên. Các chân bụng thoái hóa biến thành đôi gai giao cấu, lỗ hậu môn nằm ở cuối cùng.
Các phần phụ
+ Anten I: nằm trong hai rãnh xiên với trán. Ở đốt gốc anten I có lỗ bình nang.
+ Anten II: nằm ở gốc cuống mắt và có hình sợi nhỏ. Ở đốt gốc anten II có lỗ của tuyến anten.
+ Hàm trên: là tấm kitin lớn, rất khỏe, bờ trong sắc không có răng.
+ Hàm dưới I: gồm phần gốc hai lá. Trên đầu hai lá có nhiều lông… Nhánh trong của phần ngọn dạng bản mỏng gồm hai đốt có lông ở cạnh trong.
+ Hàm dưới II: gồm phần gốc hai lá: lá trong hình lưỡi dao, đầu có nhiều lông; lá ngoài hai nhánh đầu loe rộng và có nhiều lông.
+ Chân hàm I: gồm phần gốc hai lá: lá trong nhỏ và trên đầu có nhiều lông cứng, lá ngoài đầu loe rộng và mép ngoài có lông ngắn. Phần ngọn gồm hai nhánh: nhánh trong hình lá cờ, mép trong có nhiều lông dài, nhánh ngoài gồm 3 đốt. Ở phần gốc còn có tấm kitin mỏng hình lá lúa có tơ dài theo hướng phía ngoài và lui về sau gọi là mang khỏa nước.
+ Chân hàm II: gồm có nhiều phần gốc nhỏ, phần ngọn hai nhánh, nhánh trong 5 đốt, mép trong có nhiều lông, nhánh ngoài có 3 đốt. Phía ngoài từ phần gốc có mang khớp hình lông chim và ngoài cùng ở phía dưới có mang khỏa nước.
+ Chân hàm III: đã kitin hóa rất mạnh, gồm phần gốc hai đốt. Phần ngọn có hai nhánh.
+ Chân ngực: gồm 5 đôi. Đôi thứ nhất phát triển lớn đầu có kẹp (càng cua). Ở con đực hai càng có kích thước khác nhau rõ rệt, thường càng bên phải lớn hơn càng bên trái. Càng cua vừa để bắt mồi vừa là cơ quan tự vệ và tấn công kẻ thù lợi hại. Các đôi chân thứ 2, 3, 4 là chân bò có 5 đốt, đốt cuối cùng vuốt nhọn. Đôi chân thứ 5 các đốt có dạng hình bản biến thành bơi chèo, là động lực chính khi cua bơi.
+ Chân bụng: ở cua cái có 4 đôi chân bụng, từ đốt bụng thứ nhất đến đốt bụng thứ tư biến thành cơ quan giữ trứng. Các chân bụng cấu tạo giống nhau, gồm một đốt gốc và phần ngọn gồm hai nhánh hình lá lúa mép mỏng có lông dài phủ, nhánh trong phân đốt, nhánh ngoài không phân đốt. Ở cua đực chỉ còn lại đôi chân bụng thứ nhất và thứ hai biến thành chân giao cấu. Phần gốc gồm 3 đốt, phần ngọn chỉ còn nhánh trong, không phân đốt.
Cấu tạo trong
Cắt bỏ mặt trên của giáp đầu ngực (mai cua) gỡ lớp bọc phía trên thấy các nội quan của cua nằm trong phần đầu ngực ứng với vị trí các vùng trên mai cua. Nằm trên trục giữa phía trước là dạ dày, rồi đến tim sau cùng là khối manh tràng ruột. Hai bên dạ dày là khối tuyến gan, tuỵ bên trên cơ thể thấy tuyến sinh dục. Nằm lấp dưới tuyến gan tụy, trong phòng mang là các mang khớp, một đầu dính với gốc phần phụ, một đầu tự do trong phòng mang.
Hệ tiêu hóa
Lỗ miệng ở mặt bụng thông với thực quản ngắn, nằm theo trục lưng bụng con vật, đổ vào dạ dày. Dạ dày gồm có hai khoang : thượng vị có bộ máy nghiền kitin sắc và hạ vị ngăn cách với khoang thượng vị qua cửa thông. Từ hai bên khoang hạ vị có hai manh tràng hạ vị nằm trên khối gan tụy. Khoang hạ vị thông với ruột chạy về phía sau đi vào phẫn bụng và tận cùng là lỗ hậu môn năm ở cuối bụng. Ở phần đầu ruột còn có đôi manh tràng ruột dài. Khối tuyến gan tụy rất phát triển, lấp kín cả phần trước khoang đầu ngực, gồm rất nhiều thùy hình sợi.
Hệ tuần hoàn
Cấu tạo trong của cua biển1. Gan tụy tạng 6. Tim 2.Dạ dày nghiền 7. Ống dẫn tinh 3.Tinh hoàn 8.Manh tràng ruột 4. Mang 9. Ống ruột 5. Cơ quan quạt nước 10.Hậu môn
Máu của cua không có màu, trong suốt. Tim của cua có hình năm góc, nằm ở phía sau dạ dày trong bao tim mỏng và trong suốt, có 3 đôi lỗ tim : 2 đôi phía lưng, 1 đôi phía bụng. Từ tim phát đi 2 động mạch lớn về phía trước và sau cơ thể, vào cơ quan rồi theo các khe xoang tập trung vào mang, ở mang máu thải CO2 và nhận O2, rồi theo các ống mạch trở về tim.
Hệ hô hấp
Gồm 8 đôi mang (mang khớp) lớn dài dính liền với phần gốc các phần phụ nằm trong khoang mang ở hai phía của bộ phận đầu ngực. Ngoài ra còn có các mang khỏa nước. Các mang khớp gồm có một trục dọc và hai dãy lá mang xếp liên tiếp dọc theo trục mang.
Nước bên ngoài đi vào mang cua thông qua khe hút nằm dưới càng cua, các mang khỏa nước khuấy trong khoang mang làm cho nươcs chảy vào liên tục và nước thoát ra qua khe nằm dưới ngoe xúc tu thứ hai. Như vậy dòng nước sẽ chạy liên tục trong mang. Nước đi qua mang, các huyết quản của mang tiếp nhận oxy và thải khí carbonic (CO2 vào nước ra ngoài. Khi cua lên cạn một lượng nước được giữ lại trong khoang mang giúp cho cua tiếp tục hô hấp và sống được một thời gian dài.
Hệ bài tiết
Gồm có đôi tuyến anten (tuyến xúc giác) nằm ở gốc anten II và gốc hàm dưới II làm nhiệm vụ bài tiết. Nó có dạng hình túi tròn có ống dẫn và đổ vào bọng đái đổ ra ngoài qua lỗ bài tiết.
Hệ sinh dục
Ở con đực tuyến tinh màu trắng nhạt nằm trên khối gan tụy. Ống dẫn tinh dài, cuộn lại rồi đổ ra lỗ sinh dục đực ở mặt bụng. Ở con cái tuyến trứng thay đổi màu sắc tùy theo giai đoạn phát triển của tế bào sinh dục. Trứng chín có màu đỏ da cam. Ống dẫn trứng ngắn to đổ thẳng ra lỗ sinh dục cái ở mặt bụng gần gốc đôi chân thứ ba của cua.
Hệ thần kinh
Đặc điểm của hệ thần kinh ở cua là có hiện tượng tập trung cao độ của các hạch thần kinh ngực và bụng. Ở phần đầu, hệ thần kinh gồm hạch não và vùng thần kinh thực quản. Trên mỗi nhánh của vùng này có một hạch nhỏ, được coi là hạch giao cảm. Vòng thần kinh thực quản nối với hạch thần kinh ngực bụng, tại đó có nhiều dây thần kinh đi tới các phần phụ ngực và nội quan. Chính giữa khối hạch này có một lỗ nhỏ. Phía sau khối hạch thần kinh ngực bụng có một đôi dây thần kinh bụng dài đi vào phần bụng. Ở vùng não trước, não sau, trên các hạch ngực, hạch thị giác và cuống mắt còn có tuyến thần kinh nội tiết có khả năng tiết được các kích thích tố điều khiển quá trình lột xác, sinh giao tử, phân hóa tính đực, cái, biến đổi màu sắc : tuyến lột xác và điều khiển sinh trưởng (cơ quan Y), tuyến kìm hãm sinh trưởng, lột xác (cơ quan X).
Cơ quan cảm giác
Cơ quan cảm giác của cua rất phát triển. Cơ quan xúc giác và vị giác có dạng các tơ cảm giác tập trung ở các anten và các phần phụ. Các tơ này liên hệ với các tế bào thần kinh nằm dưới biểu mô. Cơ quan thăng bằng là bình nang, có dạng một vết lõm nằm ở đốt gốc anten I có nhiều tơ cảm giác, trong đó có chứa nhiều hạt cát nhỏ lấy vào từ bên ngoài qua mỗi lần lột xác. Ở cua có cơ quan phát thanh và nhận âm thanh ở khớp chân.
Cơ quan thị giác của cua là đôi mắt kép. Mỗi mắt kép được cấu tạo như sau :
+ Ngoài cùng là màng sừng trong suốt do các tế bào màng sừng tiết ra.
+ Bên dưới màng sừng là thể thủy tinh hình côn, bao quanh là các tế bào sắc tố.
+ Bên trong cùng là chùm tế bào mạng lưới cảm quang, xếp hình hoa thị theo trục dọc, bao quanh một trụ hình que dài, que do các tế bào hình mạng lưới tiết ra. Đầu trong tế bào mạng lưới liên hệ với dây thần kinh.
Tất cả các dây này hợp thành thần kinh thị giác đi về hạch thần kinh thị giác, theo chiều dài cuống mắt.