23/05/2018, 14:50

Thời gian và số lần thu hoạch tổ yến

Mùa vụ thu hoạch tổ yến bắt đầu khi tổ yến ở tình trạng cho phép được bật (bóc) nó ra. Điều này liên quan đến một số tác nhân: mùa vụ, tình trạng , chất lượng tổ yến. Để thực hiện được điều này cần thiết phải có phương pháp, phải chi tiết và chắc chắn thì mùa vụ thu hoạch đó mới đạt được số lượng ...

Mùa vụ thu hoạch tổ yến bắt đầu khi tổ yến ở tình trạng cho phép được bật (bóc) nó ra. Điều này liên quan đến một số tác nhân: mùa vụ, tình trạng , chất lượng tổ yến. Để thực hiện được điều này cần thiết phải có phương pháp, phải chi tiết và chắc chắn thì mùa vụ thu hoạch đó mới đạt được số lượng tổ nhiều nhất. Nếu làm sai, sẽ dẫn đến hậu quả phá hủy phân bố trong nhà yến và làm đàn chim yến tách dạt ra, có thể chim yến sẽ cảm thấy mất yên tĩnh và rời chỗ. Để tránh trường hợp này, chủ nhà nuôi chim yến cần thiết phải nắm được kỹ thuật và thời gian thao tác.

Có một số cách thu hoạch tổ yến

1/ Thu hoạch 4 lần trong năm:

Phương pháp thu hoạch này thường thực hiện cho trường hợp chim đã thích thú ở trong nhà này với mật độ cư trú dày và đã ở khá lâu trong ngôi nhà đó.

a/ Thu hoạch lần đầu: Tiến hành khi tổ đã làm xong, sẵn sàng được dùng để chim đẻ trứng, nhưng chưa có trứng. Khi lấy tổ đi chim bắt buộc và ngay lập tức làm tổ lại với tốc độ nhanh, có thể chỉ trong vòng 1 tháng. Phương pháp thu hoạch này được gọi là phương pháp cưỡng đoạt (trộm tổ).

b/Thu hoạch lần hai: Thực hiện lấy tổ (bật tổ) khi chim đã làm xong tổ và đẻ xong 2 quả trứng. Lấy trứng đi, rồi bật tổ ra. Tiếp tục, chim sẽ làm lại tổ và đẻ trứng. Phương pháp thứ 2 này sẽ không làm khi trứng mới chỉ 1 quả. Phương pháp thu hoạch này gọi là phương pháp loại bỏ trứng.

c/Thu hoạch lần thứ ba và lần thứ 4 giống như lần thứ 2.

Cái lợi của phương pháp thu hoạch 4 lần trong 1 năm là thời gian thu hoạch nhanh, chất lượng tổ yến tốt, và tổng sản phẩm tổ yến trong 1 năm nhiều hơn.

Nhược điểm của phương pháp này là không bảo quản và gìn giữ tốt đàn yến, vì đàn yến không kịp phục hồi lại. Nếu cứ thực hiện liên tục, tổng số đàn chim yến sẽ giảm, và lâu dài chim sẽ cảm thấy mất yên tĩnh, bởi vì chim có bản năng của loài là tự phòng vệ. Kết quả là chim sẽ tìm chỗ mới yên tĩnh hơn.

Mặt khác, tổ chim đần dần nhỏ và mỏng hơn, bởi vì sự sản xuất nước bọt không đủ khả năng cân bằng và không chế tiết kịp với thời gian làm tổ.to yen

 2/ Thu hoạch 3 lần trong 1 năm:

Phương pháp thu hoạch này thực hiện một cách nhàn nhã hơn, vì đã có sự chú ý đến phát triển quần đàn yến. Trong một năm cũng lấy tổ 3 lần.

a/ Thu hoạch lần 1:

Thực hiện theo phương pháp để cho chim tự ấp nở, chỉ lấy tổ khi trứng đã nở và chim con có thể bay ra tự mình kiếm ăn. Thông thường tổ yến được thu hoạch theo cách này có chất lượng không tốt lắm, màu tổ đã thay đổi, trở nên tối sẫm, và tổ lấy ra xong có thể nhanh chóng chuyển thành đen, nhưng từ sau thời kỳ này quần đàn cư ngụ trong nhà yến sẽ có hy vọng tăng lên nhiều hơn vì nhiều chim con được nở ra tại đây.

b/Thu hoạch lần 2:

Thực hiện theo phương pháp cưỡng đoạt (trộm tổ). Tổ yến được lấy lúc tổ đã làm xong nhưng chưa có trứng. Tiến hành thăm trứng vào mùa chim làm tổ phát đạt nhất. Phương pháp này nhằm mục đích kích thích chim làm tổ tiếp trong một thời gian ngắn nhất. Với cách kích thích này chim sẽ sản xuất và tiết nhiều nước bọt hơn để trong thời gian 40 ngày tổ sẽ làm xong. Ta quan sát thấy chất lượng mùa vụ thu hoạch lần 2 tốt hơn lần đầu, tổ yến trắng hơn bởi vì chưa trộn lẫn các thứ bẩn của chim con nhưng tai tổ nhẹ và kích thước nhỏ hơn.

c/Thu hoạch lần 3:

Thực hiện với phương pháp loại bỏ trứng. Tổ chim đã nhận được 2 trứng nhưng chưa nờ. Trứng sẽ bị loại bỏ hoặc vứt đi, chất lượng và tai tổ tốt hơn so với lần thu hoạch đầu và thứ 2, tuy nhiên hình dáng tổ chưa hoàn chỉnh.

Làm tốt hệ thống thu hoạch ba lần trong một năm sẽ dẫn đến các điều sau đây:

+ Với phương pháp cho chim tự ấp nở ở lần thu hoạch 1, nhiều trứng được nở thành chim con, thay thế cho các chim yến già đã chuyển đi hoặc bị chết (khoảng 15 – 17% năm), như vậy đàn yến trong nhà sẽ được phục hồi.

+ Sự sắp xếp việc thu hoạch lần 1 theo cách trên trong toàn bộ các mùa thu hoạch của năm sẽ làm cho quần đàn yến trong nhà tăng nhiều lên, bởi vì số lượng chim già chuyển đi hoặc bị chết ít hơn so tỷ lệ với tổng số chim yến con mới nở.

+ Các trứng bị loại bỏ sau lần thu hoạch thứ 3 có thể được sử dụng để tăng quần đàn yến bằng 2 cách ấp nở như đã trình bày. Tuy nhiên, với phương pháp thu hoạch 3 lần này đòi hỏi nhà nuôi chim yến phải hết sức chính xác, cẩn thận, nhất là phải chú ý đến mùa vụ. Hợn nữa thu hoạch lần 1 phải vào đầu mùa mưa, bởi vì vào mùa mưa các thức ăn thiên nhiên rất phong phú, sẵn sàng cung cấp cho chim con mới nở. Cần chú ý đặc điểm thời tiết của từng địa phương, vì điều này có quan hệ với sự nẩy nở sâu bọ là thức ăn của chim yến. Thường thì đỉnh phát triển sâu ở sau đỉnh mưa khoảng 15 ngày đến 1 tháng. Ví dụ ở Khánh Hòa vào mùa khô (tháng 1 – 4) số lượng côn trùng thu được thấp, còn mùa mưa (tháng 9-12) lượng côn trùng thu được khá cao, và vào tháng năm đến tháng 8 cũng có một đỉnh mưa nhỏ nên lúc này lượng côn trùng cũng có sự giao động tăng giảm đôi chút. Gần như phù hợp với đặc điểm mùa vụ đó, trong tự nhiên loài chim yến đẻ trứng tập trung vào giữa tháng 4, chim con được nở ra tập trung vào giữa tháng 5, chim non rời tổ vào khoảng giữa tháng 6 đến đầu tháng 7(NQP). Chính vì các điều trên nhà nuôi chim yến hàng cần lập kế hoạch chính xác về lần thu hoạch “cho chim tự ấp nở” để chim con có đủ thức ăn, mặc dù chất lượng sản phẩm tổ yến trong cả năm có sự khác nhau.

3/ Thu hoạch 2 lần trong một năm:

Thu hoạch yến theo cách này phải hết sức chính xác, và thường dùng cho loại nhà chim yến mới xây, hoặc còn cần thiết nhân rộng quần đàn. Thực hiện theo cách cứ 6 tháng thu hoạch 1 lần. Đa số người nuôi chim sau khi thu hoạch lần đầu tốt cứ muốn thu hoạch thêm lần thứ 2, nhưng cần phải để trứng nở thành chim con và chờ cho nó biết bay đi kiếm mồi. Mặc dù hình dáng tổ hoàn chỉnh, nhưng chất lượng sản phẩm của mùa vụ thu hoạch lần 2 rất kém, màu tổ đen, bẩn, có giá trị thấp.

0