23/05/2018, 15:32

Phòng và trị bệnh cho kỳ đà thịt

Trong tự nhiên, kỳ đà ít bị bệnh nhờ sống trong môi trường thích hợp. Tuy nhiên trong điều kiện nuôi một số bệnh xuất hiện, phản ánh chuồng trại, thức ăn hoặc việc chăm sóc nuôi dưỡng không phù hợp. Đối với các loài động vật hoang dã nói chung và kỳ đà nói riêng, việc phòng bệnh rất quan trọng vì ...

Trong tự nhiên, kỳ đà ít bị bệnh nhờ sống trong môi trường thích hợp. Tuy nhiên trong điều kiện nuôi một số bệnh xuất hiện, phản ánh chuồng trại, thức ăn hoặc việc chăm sóc nuôi dưỡng không phù hợp. Đối với các loài động vật hoang dã nói chung và kỳ đà nói riêng, việc phòng bệnh rất quan trọng vì những biểu hiện của khi bị bệnh rất khó phát hiện. Khi phát hiện bệnh thì tình trạng bệnh đã nặng và khả năng điều trị khỏi bệnh là rất thấp.

Phòng và trị bệnh dinh dưỡng

Bệnh thiếu vitamin A

Nguyên nhân gây bệnh: Kỳ đà sống trong điều kiện nuôi nhốt, mật độ nuôi cao, nguồn thức ăn không phong phú như trong điều kiện tự nhiên vì vậy có thể xảy ra thiếu vitamin A.

Nhận biết biểu hiện của bệnh: Trên thực tế khó nhận biết biểu hiện thiếu vitamin A trên kỳ đà, thường kỳ đà chậm lớn hoặc chết do thứ nhiễm vi trùng và ký sinh trùng . Một số  trường hợp phát hiện phù ở mí mắt.

Phát hiện bệnh

Mổ khám khó phát hiện và bị nhầm do thứ nhiễm vi trùng và ký sinh trùng.

Phòng và trị bệnh: chủ yếu là phòng bệnh.

Phòng bệnh:

– Đảm bảo khẩu phần đủ hàm lượng vitamin A (5000 đơn vị vitamin A/kg

thức ăn).

– Định kỳ 1 tháng/1 lần trộn thêm vitamin A vào thức ăn kỳ đà.

Bệnh thiếu vitamin B1

Nguyên nhân gây bệnh: Nuôi kỳ đà bằng các thức ăn như thịt heo, cá.

Nhận biết biểu hiện của bệnh: 

– Kỳ đà vẫn ăn uống bình thường nhưng di chuyển chủ yếu bằng 2 chân trước.

– Bại liệt các chân.

Phát hiện bệnh: Quan sát biểu hiện bên ngoài, mổ khám khó phát hiện.

Phòng và trị bệnh: Chủ yếu là phòng bệnh. Bổ sung khoảng 33 mg vitamin B1 (thiamin) cho mỗi kg cá cho ăn.

Bệnh thiếu Canxi và Phospho

Nguyên nhân gây bệnh: 

– Nuôi kỳ đà bằng các thức ăn như thịt heo, cá, lòng gà, vịt,… có tỷ lệ Ca/P không cân bằng.

– Chuồng trại thiếu ánh sáng mặt trời, giới hạn sự tổng hợp vitamin D và hấp thu canxi, phospho.

Nhận biết biểu hiện của bệnh

– Da kỳ đà bị nứt nhiều phần khác nhau, nguy hiểm hơn qua chỗ nứt dễ bị nhiễm trùng làm cho bệnh trầm trọng hơn.

– Khi bị gãy xương kỳ đà di chuyển khó khăn, vùng xương gãy có thể sưng, đau.

– Các chi ngắn hơn bình thường, bị biến dạng (cong).

Phát hiện bệnh: Quan sát biểu hiện bên ngoài, mổ khám khó phát hiện

Phòng và trị bệnh: chủ yếu là phòng bệnh

Phòng bệnh:

– Chuồng trại xây dựng phải có khoảng sân nhận được ánh sáng mặt trời.

– Nguồn thức ăn nuôi kỳ đà nên đa dạng, không cho ăn đơn thuần 1 loại thức ăn.

Cho kỳ đà ăn khoáng vi lượng như Phar-M comix hoặc Promochick với liều 2g/10kg thể trọng /ngày, liên tục trên 10 ngày

Bệnh táo bón

Nguyên nhân gây bệnh Thuốc bổ sung khoáng cho kỳ đàThuốc bổ sung khoáng cho kỳ đà

 

– Kỳ đà thiếu vitamin, khoáng chất, nhiễm giun sán, sử dụng thức ăn thiu mốc,..

– Chuồng trại thiếu ánh sáng mặt trời, giới hạn sự tổng hợp vitamin D và hấp thu canxi, phospho

Nhận biết biểu hiện của bệnh: Kỳ đà bỏ ăn, sình bụng, còi cọc, chậm lớn ít đi phân, phân cứng, có màu đen.

Phòng và trị bệnh

* Phòng bệnh:

+Bổ sung vitamin C (Ascorbic acid Fam) liều 10g/1kg thức ăn thường xuyên.

+Bio yeast De200F 10grs/1kg thức ăn/ngày.

+Xổ giun sán định kỳ 10 – 30 ngày/lần.

* Xử lý bệnh: Dùng thuốc (thuốc xổ dạng dầu) bơm vào lỗ huyệt hoặc dùng tay lấy phân ra. Cho ăn thức ăn nhuận tràng.

* Trị bệnh: Dùng 1 ngày 2 lần, liên tục 5 – 7 ngày.

+Bổ sung Bio yeast De200F (Xylanase, Beta-glucanase, Bacillus subtilis) 10g/1kg thức ăn/ngày.

+Thidotreat farm (Doxycyline, Thiamphenicol) 5g/10kg thể trọng.

+Bổ sung vitamin C (Ascorbic acid Fam) liều 10g/1kg thức ăn. Chế phẩm phòng trị bệnh cho kỳ đàChế phẩm phòng trị bệnh cho kỳ đà

Phòng và trị bệnh do vi sinh vật

Rộp da, phồng da do nhiễm khuẩn

Nguyên nhân gây bệnh: Do sàn chuồng nuôi trầy, không nhẵn tạo vết thương, sau đó tại vết thương phụ nhiễm virus, vi khuẩn.

Do nhiệt độ chuồng nuôi không ổn định, nguồn nước ô nhiễm và thiếu dinh dưỡng.

Nhận biết biểu hiện của bệnh

– Lòng bàn chân, thân, đầu, vây đuôi xuất hiện các vết trầy, đốm màu đỏ và hình thành vết loét. Bệnh lở loét lây lan nhanh.

– Kỳ đà biếng ăn, ít vận động.

Phát hiện bệnh: Dưới da nổi bóng nước to bằng hạt ngô (bắp)

Phòng và trị bệnh:

* Phòng bệnh: quét dọn và sát khuẩn chuồng nuôi hàng ngày (dùng Extra odly 300ml/5lít phun nền chuồng). Chuồng trại xây dựng phải có khoảng sân nhận được ánh sáng mặt trời.

* Trị bệnh: Dùng thuốc tím rửa chỗ sưng tấy và bôi tại chỗ Oxyvet-L.A, 1lần/ngày. Nếu bệnh nặng chích kháng sinh tổng hợp.

Tổn thương đầu mũi

Nguyên nhân gây bệnh: Do kỳ đà hay có phản xạ chạy trốn nên đâm đầu vào tường, hàng rào bảo vệ làm cho đầu mũi bị trầy xước, vết thương dễ nhiễm trùng làm cho bệnh nặng hơn.

Phòng và trị

* Phòng: Khi xây tường, hàng rào làm tường nên dùng ni lông (phim) cứng bịt xung quanh tường. Thuốc sát khuẩn chuồng nuôi kỳ đàThuốc sát khuẩn chuồng nuôi kỳ đà

* Trị: Bôi kháng sinh điều trị tại chỗ. Điều trị như điều trị vết thương bên ngoài.

Bệnh thối miệng

Nguyên nhân gây bệnh: Do điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng kém, do kỳ đà yếu (< 3tháng tuổi), do nhiễm khuẩn.

Nhận biết biểu hiện của bệnh: Mồm kỳ đà loét, sưng, viêm, tích mủ trong mồm, chảy nhiều nước bọt, hay chép miệng.

Phòng và trị

* Phòng bệnh: quét dọn và sát khuẩn chuồng nuôi hàng ngày. Chuồng trại xây dựng phải có khoảng sân nhận được ánh sáng mặt trời

* Trị bệnh: Nếu tổn thương bên ngoài dùng Oxyvet-L.A (Oxytetracyclin) bôi trực tiếp, bên trong dùng panh kẹp bông vệ sinh theo qui trình chung. Cho uống kháng sinh như Pharamox (Amoxycyline) hoặc Pharmequin, 1g/20kg thể trọng/lần, 2lần/ngày, liên tục 3 – 5 ngày. Kết hợp cho uống vitamin PP (vitamin B3). Kỳ đà bị tổn thương  đầu mũiKỳ đà bị tổn thương
đầu mũi

Hoại tử (khô) đuôi hoặc ngón chân

Nguyên nhân gây bệnh: Do kỳ đà có thói quen hay quật đuôi lên lưng hoặc về phía trước để doạ kẻ thù cho nên đuôi dễ tổn thương nhiễm trùng. Thường bắt đầu tổn thương vùng chỏm đuôi hoặc đầu ngón chân, sau đó tổn thương lan toả rộng ra gây nguy hiểm cho kỳ đà. Kỳ đà bị hoại tử đầu ngón chânKỳ đà bị hoại tử đầu ngón chân

Phòng và trị

– Giữ vệ sinh, chăm sóc nuôi dưỡng tốt.

– Bôi kháng sinh lên vùng tổn thương.

– Mổ apxe

– Nếu kỳ đà yếu, có biểu hiện nhiễm trùng toàn thân (sốt, giảm hoặc bỏ ăn) cần dùng kháng sinh tiêm như tiêm bắp Enroseptyl-L.A với liều 1ml/10kgP, 1lần/ngày, tiêm 3 – 5 mũi.

Có thể dùng dung dịch sinh lý pha loãng thuốc để dễ chia liều tiêm. Vị trí tiêm bắp trên kỳ đàVị trí tiêm bắp trên kỳ đà

Bệnh xuất huyết, sình hơi, truỵ tim

Nguyên nhân gây bệnh

– Kỳ đà bị nhiễm virus, vi khuẩn và ký sinh trùng.

– Do nhiệt độ chuồng nuôi không ổn định, nguồn nước bị ô nhiễm và thiếu dinh dưỡng.

Nhận biết biểu hiện của bệnh

– Kỳ đà ăn kém hoặc bỏ ăn, xuất hiện các đốm đỏ.

– Bụng trướng to, hơi thở khò khè.

Phát hiện bệnh

– Khi mổ khám phát hiện xuất huyết trên da, vùng miệng, đường ruột.

– Xoang bụng bị viêm chứa nhiều dịch nhầy có mùi hôi.

Phòng và trị bệnh

* Phòng bệnh: quét dọn và sát khuẩn chuồng nuôi hàng ngày (dùng Extra odly 300ml pha với 5lít nước, phun nền chuồng). Chuồng trại xây dựng phải có khoảng sân nhận được ánh sáng mặt trời.

Bổ sung vitamin C (Ascorbic acid Fam) liều 10g/1kg thức ăn thường xuyên.

* Trị bệnh:

– Sát khuẩn chuồng nuôi hàng ngày (dùng Extra odly 500ml pha với 5lít nước, phun nền chuồng).

– Vitamin C (Ascorbic acid Fam) liều 10grs/1kg thức ăn.

– Bổ sung men Bioyeast De200F 10g/1kg thức ăn.

 

– Bổ sung Ceentreatfam (Enrofloxaxin, Cephalexin Monohydrate, Sorbitol) liều 5g/10 kg thể trọng.

Hỗn hợp vitamin, thuốc kháng sinh và men trộn chung, cung cấp liên tục 5-7 ngày.

Bệnh gan thận mủ

Nguyên nhân gây bệnh

– Kỳ đà bị nhiễm vi khuẩn Edwardsiella ictaluri

– Do nhiệt độ chuồng nuôi không ổn định, nguồn nước bị ô nhiễm, nuôi mật độ dày, do thời tiết thay đổi và thiếu dinh dưỡng

Nhận biết biểu hiện của bệnh

– Kỳ đà ăn kém hoặc bỏ ăn, hoạt động chậm

– Bụng hơi sưng

Biểu hiện bệnh khó nhận biết

Phát hiện bệnh

– Khi mổ khám phát hiện những chấm màu vàng trên gan. Bệnh nặng viền gan thâm đen thành mảng lớn do hoại tử gan.

Phòng và trị bệnh

* Phòng bệnh: quét dọn và sát khuẩn chuồng nuôi hàng ngày ngày (dùng Extra odly 300ml pha với 5lít nước, phun nền chuồng). Chuồng trại xây dựng phải có khoảng sân nhận được ánh sáng mặt trời.

+Bổ sung vitamin C (Ascorbic acid Fam) thường xuyên 10g/1kg thức ăn.

+Thido treat farm 5g/10 kg thể trọng.

+Bổ sung men Bioyeast De200F 10g/1kg thức ăn.

+Bổ sung Nocouch 20ml/ ngày 1 lần/10 kg thể trọng.

* Trị bệnh: ngày 2 lần, bổ sung 5-7 ngày liên tiếp.

+Bổ sung vitamin C (Ascorbic acid Fam) thường xuyên 10g/1kg thức ăn.

+Bổ sung men Bioyeast De200F 10g/1kg thức ăn.

+Bổ sung thido treat farm 5g/10 kg thể trọng.

+Bổ sung Nocouch 20ml/ ngày 1 lần/10 kg thể trọng.

+Levocil 20ml/ ngày 1 lần/ 10 con (có thể tăng liều khi bệnh nặng).

Ngoài ra cần lưu ý sát khuẩn chuồng nuôi hàng ngày ngày (dùng Extra odly 500ml pha với 5lít nước, phun nền chuồng).

Bệnh ký sinh trùng và nấm

Bệnh ký sinh trùng đường ruột

Nguyên nhân gây bệnh: Kỳ đà bị nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hoá như giun đũa, giun móc, sán lá gan, các loài Taenia của sán dây, Aelugotrongylus, Paragoniniasis và Strongyloides từ thức ăn hoặc nước uống có trứng ký sinh trùng.

Nhận biết biểu hiện của bệnh.

– Kỳ đà ăn bỏ ăn, sình bụng.

– Chậm lớn, còi cọc.

– Trong phân có nhiều ấu trùng giun sán.

Phát hiện bệnh: Xét nghiệm phân có nhiều nang trứng ký sinh trùng.

Phòng và trị bệnh

* Phòng bệnh: quét dọn và sát khuẩn chuồng nuôi hàng ngày (dùng Extra odly 300ml pha với 5lít nước, phun nền chuồng). Chuồng trại xây dựng phải có khoảng sân nhận được ánh sáng mặt trời.

+ Xổ định kỳ toàn đàn Fenbendazone 5g/ 10con (10 ngày/lần).

+ Bổ sung vitamin C (Ascorbic acid Fam) thường xuyên 10g/1kg thức ăn

+ Bổ sung men Bioyeast De200F 10g/1kg thức ăn định kỳ 10-30 ngày/1 lần

+ Pedomcad 10 ml/10kg thể trọng

* Trị bệnh: quét dọn và sát khuẩn chuồng nuôi hàng ngày (dùng Extra odly 500ml pha với 5lít nước, phun nền chuồng)

Hỗn hợp pha chung bổ sung ngày 2 lần, dùng 5 – 7 ngày liên tiếp:

+Xổ định kỳ toàn đàn Fenbendazone 10g/10con (10 ngày/lần).

+Bổ sung vitamin C (Ascorbic acid Fam) 10g/1kg thức ăn.

+Bổ sung men Bioyeast De200F 10g/1kg thức ăn.

+Thidotreat farm 5 g/10kg thể trọng.

+Pedomcad 10 ml/10kg thể trọng.

Bệnh ký sinh trùng ngoài da

Nguyên nhân gây bệnh: Kỳ đà bị ve sống ký sinh ngoài da hút máu và truyền bệnh. Ve sinh sôi nảy nở rất nhanh chóng không chỉ trên thân kỳ đà mà còn đẻ trứng, nở con vào các khe kẹt của chuồng nuôi kỳ đà. Nơi bị ve tụ vào cắn có thể gây lở loét.

Nhận biết biểu hiện của bệnh

– Ngoài da kỳ đà lở loét, có nhiều ký chủ bám vào.

– Kỳ đà bỏ ăn, sình bụng.

– Chậm lớn, còi cọc.

Phòng và trị bệnh

* Phòng bệnh: quét dọn và sát khuẩn chuồng nuôi hàng ngày ngày (dùng Extra odly 300ml pha với 5lít nước, phun nền chuồng). Chuồng trại xây dựng phải có khoảng sân nhận được ánh sáng mặt trời.

+Bổ sung vitamin C (Ascorbic acid Fam) thường xuyên 10g/1kg thức ăn.

+Bổ sung men Bioyeast De200F 5g/1kg thức ăn định kỳ 10-30 ngày/1 lần.

* Trị bệnh: quét dọn và sát khuẩn chuồng nuôi hàng ngày ngày (dùng Extra odly 500ml pha với 5lít nước, phun nền chuồng).

Hỗn hợp pha chung bổ sung ngày 2 lần, dùng 5 – 7 ngày liên tiếp:

+ Bổ sung men Bioyeast De200F 10g/1kg thức ăn.

+ Thidotreat farm 5g/10kg thể trọng.

+ Có thể điều trị ngoại ký sinh trùng bằng cách dùng Etoxpharm phun 2 lần cách nhau 7 – 10 ngày

0