23/05/2018, 15:32

Các chất dinh dưỡng vi lượng của cá

Vitamin Chất vi lượng quan trọng đầu tiên phải kể đến vitamine. Mặc dù chúng không tham gia vào quá trình sinh trưởng, nhưng đóng vai trò xúc tác. Rất ít vitamine cơ thể có thể tự tổng hợp được, nên thường phải cung cấp từ môi trường (thông qua thức ăn). Dựa vào tính chất của vitamine, người ta ...

Vitamin

Chất  vi lượng quan trọng đầu tiên phải kể đến vitamine. Mặc dù chúng không tham gia vào quá trình sinh trưởng, nhưng đóng vai trò xúc tác. Rất ít vitamine cơ thể có thể tự tổng hợp được, nên thường phải cung cấp từ môi trường (thông qua thức ăn). Dựa vào tính chất của vitamine, người ta chia chúng làm 2 nhóm: Hòa tan trong dầu và hoà tan trong nước. Nhóm hòa tan trong dầu quan trọng gồm: Vitamine A, D, E, K; nhóm hoà tan trong nước quan trọng gồm: các loại vitamine nhóm B, và vitamine C.

Vitamine là hợp chất hữu cơ có phân tử nhỏ, nguồn gốc tự nhiên (hay tổng hợp), cơ thể động vật chỉ cần một lượng nhỏ, giữ vai trò xúc tác các phản ứng sinh học trong quá trình chuyển hoá, giúp cho sinh vật duy trì các hoạt động sống một cách bình thường. Khi trong thức ăn thiếu vitamine, sẽ gây nguy hiểm cho quá trình phát triển, sức khoẻ, năng suất . Vitamine đầu tiên được phát hiện năm 1867 (vitamine PP) và vitamine cuối cùng cũng đã phát hiện cách đây trên 60 năm (Acid folic). (Tôn Thất Sơn, 2005). Tuy nhiên, “Tấm màn bí mật” của vitamin, cho đến nay vẫn chỉ là “hé mở”, chứ chưa được tường minh, cấu trúc hoá học, vai trò sinh học và cách thức hoạt động của các vitamine không như nhau; Tuy nhiên, chúng chung nhau những tính chất cơ bản:

+ Không mang năng lượng: Đó là những chất hữu cơ, không cung cấp năng lượng, không protein.

+ Hoạt động với một lượng rất nhỏ: Liều tối thiểu hàng ngày đủ cho nhu cầu của các tổ chức trong cơ thể thay đổi theo từng vitamine, từ vài microgam (như vitamine B12) đến vài chục miligam (như vitamine C).

+ Phần lớn không được tổng hợp trong cơ thể vật nuôi, mà phải cung cấp từ thức ăn.

+ Không thể thay thế lẫn nhau: Thiếu một loại nào đó, không thể thay bằng loại khác.

+ Cần thiết cho hoạt động của cơ thể: Vitamine đóng vai trò chính của chất xúc tác, bằng cách hoạt hoá quá trình oxy hoá của thức ăn và hoạt động chuyển hoá – tức là tất cả những quá trình mà nhờ đó thức ăn được biến đổi và đồng hoá bởi các cơ quan chức năng của cơ thể. Có thể nói: “Vitamine là những mồi lửa, nhóm đông lửa, vitamine tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và sử dụng năng lượng. Vitamine tham gia tích cực vào hoạt động của tế bào. Vitamine còn làm nhiệm vụ bảo vệ tế bào, các tổ chức cơ thể khỏi bị tấn công, nhờ đặc tính của quá trình chống lại sự oxy hoá, chống nhiễm trùng, trung hòa độc tố, hồi phục các tổ chức bị tổn thương.

+ Thiếu vitamine sẽ gây rối loạn: Thiếu vitamine hay không được hấp thu đầy đủ, sẽ gây triệu chứng lâm sàng rõ ràng hoặc bệnh đặc hiệu.

Vitamine C (acid ascobic) là loại vitamine có ít trong nguyên liệu chế biến thức ăn cho cá và dễ bị hao tổn trong quá trình sản xuất, tồn trữ thức ăn. Vitamine C là chất dinh dưỡng quan trọng cho cá, đóng vai trò chủ yếu trong hệ miễn dịch, giải độc tố và nhiều chức năng sinh lý như tác nhân làm giảm trao đổi chất. Khi nuôi cá trắm cỏ, nếu thường xuyên bổ sung vitamine C trong thức ăn (mỗi tuần 1 lần, mỗi lần 100 – 200 mg/kg thức ăn tinh), có thể nâng cao khả năng miễn dịch cho cá, đề phòng bệnh đốm đỏ khá hiệu quả. Bảng dưới trình bày hiệu quả của tăng hàm lượng vitamine C trong thức ăn tới sức đề kháng của cá tra đối với các bệnh nhiễm khuẩn. Tỷ lệ chết của cá tra khi bị nhiễm khuẩn Edwarrdsiella ictaluri khi bổ sung vitamine CTỷ lệ chết của cá tra khi bị nhiễm khuẩn Edwarrdsiella ictaluri khi bổ sung vitamine C Một số vitamin quan trọngMột số vitamin quan trọng Một số vitamin quan trọngMột số vitamin quan trọng Một số vitamin quan trọngMột số vitamin quan trọng

Nhu cầu Vitamince cho cá tra, chép, rô phi, và các biểu hiện khi thiếu vitamin
A: Lồi mắt, chảy máu mắt; mắt lác và các tổn thương về mắt; da nhợt, nắp mang xoắn, chảy máu ở vây, da, thận. Tiết dịch bụng. Dịch tế bào nhiều.
D: Tro, xương, can xi và phos pho ít
E: Thiếu máu đặc trưng của giới tính (cá rô phi); da nhợt màu, hoạt động sinh sản giảm, teo cơ, mắt lồi, thận và tuỵ thoái hoá, ceroit xuất hiện ở phủ tạng và thận, gan mỡ, tích dịch ở dưới thận, trong xoang bụng
K: Chảy máu da, thiếu máu, đông máu kém
B1: (thiamin) Mất cân bằng, lờ đờ, kém ăn,màu sẫm (cá tra) hay màu nhạt (cá chép), chảy máu dưới da, quá nhạy cảm, rối loạn thần kinh, co gật, vây cá tụ máu.
B2:(Riboflavin) Đục tròng mắt, nhạy cảm nhẹ; thân ngắn, mập; thiếu máu; da và vây chảy máu; màu thân sẫm; kém ăn.
B6:(Pyridoxin)Bơi chập choạng; rối loạn thần kinh; co giật; co thắt cơ khi bị stress; xoay tròn; tetanos (Tetanus); lờ đờ, thở nhanh, nắp mang uốn cong; phát màu đen óng ánh
Acid Pantothenic:Các lớp và các sợi tơ mang rối loạn, quấn lại với nhau; màng mang cá, hàm dưới, vây và râu bị ăn mòn; da kho, chết; mắt lồi, thiếu máu, tế bào cơ mềm nhẽo
Niacin: Nhạy cảm nhẹ; tetanus; sự phôi hợp giảm thiểu; lờ đờ, da và vây bị thương chảy máu, hàm biến dạng; lỗi mắt, kém ăn
Acid Folic: Gày mòn; lờ đờ; thiếu máu, sẫm màu; giảm khả năng miễn dịch, vây đuôi yếu
B12: Thiếu máu, kém ăn
C (acid ascorbic): Màu da sáng hay sẫm; ngạnh biến dạng; sụn đỡ mắt, nắp mang và vây bị vặn vẹo; biến dạng các xương khác; tăng độ mẫn cảm với các bệnh (đặc biệt do vi vẹo; biến dạng các xương khác; tăng độ mẫn cảm với các bệnh (đặc biệt do vi khuẩn ); vết thương lâu lành; chảy máu da, cơ, gan, thận, ruột
Biotin: Màu da nhợt nhạt; chất nhày trên da nhiều; lớp mang thoái hoá; thiếu máu, gan nhợt, sưng to; tổn thương ruột kết; Tối loạn thần kinh (nhạy cảm với tiếng động nhưng di chuyển chậm chạp), ăn không ngon
Cholin: Gan nhiễm mỡ và to, chảy máu ở thận và ruột, hiệu quả sử dụng thức ăn thấp
Inositol: Thiếu máu; chậm tiêu thức ăn; dạ dày căng phồng; vây mòn

Nhu cầu acid amin của cá tra, chép, rô phi vằn và khả năng cung cấp của mộ t số nguyên liệu chính.Nhu cầu acid amin của cá tra, chép, rô phi vằn và khả năng cung cấp của mộ t số nguyên liệu chính. Vitamin bổ sung cho thức ăn của cá tra, chép và rô phi vằnVitamin bổ sung cho thức ăn của cá tra, chép và rô phi vằn

Các chất khoáng

Thức ăn nuôi cá, đặc biệt cho nuôi cá lồng bè, muốn hoàn chỉnh dinh dưỡng cần được bổ sung khoáng. Mặc dù, nhu cầu cụ thể đối với hầu hết các khoáng còn chưa được xác định. Cá cần 22 loại khoáng để tạo mô, các quá trình trao đổi chất và giữ cân bằng thẩm thấu giữa nội dịch và môi trường. Một sổ khoáng là thiết yếu trong khẩu phần. Một số khoáng hoà tan như canxi có thể được trao đổi giữa dịch thể cơ thể và môi trường nước không qua con đường tiêu hoá, mà qua mang. Lượng phospho có trong một số thức ăn và khả năng tiêu hoá của cá.Lượng phospho có trong một số thức ăn và khả năng tiêu hoá của cá. Nhu cầu chất khoáng của cá.Nhu cầu chất khoáng của cá.

Ghi chú: * Cần bổ sung các khoáng này để sản xuất thức ăn hoàn chỉnh về dinh dưỡng Premix khoáng bổ sung cho thức ăn của cá tra, chép và rô phi vằn.Premix khoáng bổ sung cho thức ăn của cá tra, chép và rô phi vằn. Các dấu hiệu thiếu hụt khoáng trong khẩu phần ăn của cá tra, chép và rô phi vằnCác dấu hiệu thiếu hụt khoáng trong khẩu phần ăn của cá tra, chép và rô phi vằn

Quan điểm mới về dinh dưỡng trong chế biến thức ăn

Hiện nay, người ta đã chế biến được thức ăn có hệ số <1 (tức là chưa tốn đến 1kg thức ăn đã thu được 1kg cá thịt. Nghe ra tưởng chừng như vô lý, với thành phần chính trong đó là axit béo không no và protein. Theo lý thuyết này, toàn bộ năng lượng cho trao đổi chất được cung cấp bằng lipid dưới dạng axit béo không no để dễ tiêu hoá, hấp thụ. Chúng ta biết rằng: về góc độ năng lượng; lipid giàu hơn cả trong các chất cơ bản (hydratcacbon, protein, lipid), vả lại; hiện nay, người ta đang “sợ béo” nên thức ăn loại này không bị cạnh tranh với con người. Protein bao giờ cũng đắt nhất, bởi vậy trong thức ăn chỉ cho lượng làm sao vừa đủ để xây dựng tế bào của cơ thể. Còn gluxit chỉ để dính kết. Nếu cho ăn nhiều hydratcacbon, cơ thể không sử dụng hết, sẽ chuyển hoá thành chất béo tích lũy lại, mỗi lần chuyển hoá như vậy lại bị mất năng lượng. Ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng như đã trình bày; trong thức ăn cần đủ vitamin đặc biệt là vitamin C, khoáng, 10 – 13% xơ để tăng khả năng nhu động của ruột, dễ tiêu hoá.

0