23/05/2018, 15:06

Nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý trâu bò cái sinh sản

a) Nuôi dưỡng Nhu cầu dinh dưỡng của trâu, bò cái sinh sản Tiêu chuẩn ăn của bò cái Nhu cầu dinh dưỡng của trâu cái sinh sản Tiêu chuẩn ăn cho trâu có chửa (mang thai 1 đến thai 7 – 8 tháng) Tiêu chuẩn ăn cho trâu cái hậu bị có chửa 3 tháng cuối Tiêu chuẩn ăn của trâu cái trưởng thành có ...

a) Nuôi dưỡng

Nhu cầu dinh dưỡng của trâu, bò cái sinh sản Tiêu chuẩn ăn của bò cáiTiêu chuẩn ăn của bò cái

Nhu cầu dinh dưỡng của trâu cái sinh sản Tiêu chuẩn ăn cho trâu có chửa (mang thai 1 đến thai 7 - 8 tháng)Tiêu chuẩn ăn cho trâu có chửa (mang thai 1 đến thai 7 – 8 tháng) Tiêu chuẩn ăn cho trâu cái hậu bị có chửa 3 tháng cuốiTiêu chuẩn ăn cho trâu cái hậu bị có chửa 3 tháng cuối Tiêu chuẩn ăn của trâu cái trưởng thành có chửa 3 thángTiêu chuẩn ăn của trâu cái trưởng thành có chửa 3 tháng

b) Lập khẩu phần

Khẩu phần ăn là cụ thể hóa của tiêu chuẩn bằng các loại và lượng thức ăn khác nhau, việc lập khẩu phần phải căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương. Với trâu bò sinh sản kết hợp cày kéo, khẩu phần ăn chủ yếu là cỏ và các loại thức ăn giàu xơ khác cho nên vào thời kỳ có chửa kết hợp với lao tác thì gia súc bị thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng vì vậy phải bổ sung thêm thức ăn tinh. Tỷ lệ thức ăn tinh tối đa là 15%.

Khẩu phần ăn yêu cầu có cơ cấu như sau:

Thức ăn xanh: 70 – 85 % thậm chí 100 %. Cỏ khô, rơm rạ: 10 – 15 %. Củ quả (nếu có): 5 – 7%

Ví dụ: khẩu phần ăn của một bò cái có khối lượng 200 – 220 kg có thể như sau: chăn thả hàng ngày: 7 – 8 giờ. Cỏ xanh: 10 kg. Cám: 1kg. Khô dầu lạc: 0,2kg. Premix khoáng – vitamin: 20g

Khi bò có chửa hoặc nuôi con thì tăng hàm lượng protein trong khẩu phần

c) Chăm sóc trâu bò sinh sản

Trâu, bò có chửa cần đặc biệt chú ý hai thời kỳ dễ bị sẩy thai hoặc đẻ non.

+ Thời kỳ 1: Lúc có chửa vào tháng 3 – 4, nguyên nhân chính gây nên là do hóa học, các chất độc, độc tố thức ăn và các yếu tố bất lợi về thời tiết đều kích thích tử cung co bóp đẩy thai ra ngoài.

Do đó cần phải chăm sóc cẩn thận, đề phòng các bệnh truyền nhiễm, xem xét kỹ khẩu phần ăn có nhiễm chất độc, mốc, ôi thối … hay không? để đưa vào cho gia súc ăn.

Một số loại thức ăn dễ lên men tự nhiên như lá lạc, lá rau khoai… khi bị tấp đống dễ bị vi khuẩn, nấm lên men sản sinh ra các độc tố. Nếu trâu bò có bệnh trong thời kỳ này thì việc dùng thuốc điều trị cũng phải cẩn thận. Hạn chế tối đa việc dùng thuốc điều trị.

+ Thời kỳ thứ hai: là lúc có chửa tháng 7 – 8. Nguyên nhân chính gây nên sẩy thai, đẻ non trong giai đoạn này là tác nhân cơ học. Những hoạt động quá mạnh như chạy nhảy, làm việc quá sức, leo dốc đều có thể gây nên sẩy thai.

Do đó trâu bò sinh sản kết hợp làm việc phải được bố trí việc làm và chăn thả hợp lý theo nguyên tắc làm việc từ nặng đến nhẹ, từ đồng xa về đồng gần theo mức độ tăng của tuổi thai, hai tháng trước khi đẻ phải cho nghỉ hoàn toàn.

Trước khi đẻ 5 – 10 ngày cần chuyển trâu bò sang chuồng đẻ đã được tiêu độc bằng dung dịch nước vôi 20%, có cỏ khô độn chuồng, chuồng đạt yêu cầu đông ấm, hè mát và thường xuyên quét dọn phân.

Trâu bò trước khi cho vào chuồng đẻ cần tắm rửa sạch. Sau khi đẻ nếu vẫn còn nước ối chảy ra mùi hôi thối có thể do hiện tượng nhiễm trùng gây nên viêm tử cung hoặc âm đạo, cần kịp thời điều trị. Rửa bằng dung dịch nước muối 5% sau đó bơm kháng sinh vào. Sau khi đẻ xong, dùng nước xà phòng ấm rửa sạch mông, âm môn, đùi vú thay rác bẩn và tiêu độc chuồng. Nhất thiết phải cho bê bú ngay sữa đầu càng sớm càng tốt. Mặt khác chăm sóc cần chú ý đến nhiệt độ chuồng nuôi, làm tốt công tác chống nóng, chống

lạnh cho gia súc. Tránh làm việc vào những giờ nắng nóng cao điểm. Nếu chăn thả trên đồng cỏ cần chú ý điều kiện bãi chăn, chăn thả nơi có bóng râm, gần nguồn nước.

d) Quản lý trâu bò sinh sản

+ Quản lý chế độ ăn: nhất thiết phải chia khẩu phần ăn ra thành nhiều bữa, ít nhất là 3 bữa để tránh sự chèn ép giữa bộ máy tiêu hóa và bào thai.

+ Quản lý gia súc:

Chia gia súc có chửa thành từng nhóm. Không nhốt chung gia súc có chửa và gia súc khác.

Trước khi đẻ15 ngày cần nhốt riêng mỗi con một ô có chế độtheo dõi và chăm sóc đặc biệt.

Ðối với các hộ chăn nuôi nên có sổ theo dõi cá thể về các vấn đề sinh sản để có các giải pháp về kỹ thuật và kinh tế thích hợp nhằm nâng cao khả năng sinh sản và khả năng sản xuất của đàn gia súc.

0