23/05/2018, 15:05

Bệnh tụ huyết trùng ở vịt (Pasteurellosis)

Nguyên nhân sinh bệnh tụ huyết trùng ở vịt Bệnh là 1 bệnh truyền nhiễm cấp tính, nhiễm trùng máu thường xảy ra ở các loại gia cầm và động vật hoang dại, bệnh do vi khuẩn Pasteurclla aviscptia gây ra. Ở miền Nam bệnh thường được gọi toi vịt. Bệnh xảy ra ở khắp thế giới, ở miền nhiệt đới bệnh phổ ...

Nguyên nhân sinh bệnh tụ huyết trùng ở vịt

Bệnh là 1 bệnh truyền nhiễm cấp tính, nhiễm trùng máu thường xảy ra ở các loại gia cầm và động vật hoang dại, bệnh do vi khuẩn Pasteurclla aviscptia gây ra. Ở miền Nam bệnh thường được gọi toi vịt. Bệnh xảy ra ở khắp thế giới, ở miền nhiệt đới bệnh phổ biến và trầm trọng hơn ở miền ôn đới. Tất cả các loại gia cầm đều mắc bệnh, nhưng gà và vịt thường bệnh nặng và có những vụ dịch lớn giết chết nhiều con. Bệnh từ vịt, gà có thể lây sang các loài gia súc khác.

Bệnh lây lan trước tiên là do gia cầm bị bệnh (đang nung bệnh) truyền cho những con khác. Các chất thải của gia cầm bệnh và nước rửa khi mổ thịt gia cầm chết dịch cũng là nguyên nhân làm bệnh lây lan. Nhiều khi bệnh không xảy ra do lây lan mà là tự phát, đó là do gia cầm khỏe có mang sẵn vi khuẩn Pasteurella trong cơ thể, rồi chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh hay các biến đổi vể sức khỏe bên trong cơ thể – làm giảm sức đề kháng, vi khuẩn cùng với ký sinh trùng trong cơ thể sẽ tăng độc lực và gây ra bệnh. Ở miền Nam bệnh thường xảy ra vào đầu mùa mưa hoặc đầu mùa lạnh, do vịt bị cảm lạnh hay cảm nóng vì thời tiết thay đổi đột ngột. Ngoại cảnh ảnh hưởng xấu đến quá trình gây bệnh thường là do điều kiện dinh dưỡng kém (thức ăn thiếu về số lượng và kém chất lượng), điều kiện vệ sinh chăm sóc kém, các cơn gió lạnh đầu mùa cũng có thể làm dịch phát ra. Cũng có thể do vận chuyển, do chuồng nuôi quá chật hẹp, ao tù nước đọng. Những đàn vịt đẻ cuối vụ sức khỏe yếu (do hoạt động của buồng trứng tăng cường quá mức) hiện tượng vịt và bệnh ký sinh trùng đều có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của vịt đẻ. bệnh tụ huyết trùng ở vịtbệnh tụ huyết trùng ở vịt

Căn bệnh thường có sẵn trong đường hô hấp khi sức đề kháng của cơ thể kém thì vi khuẩn phát triển vào máu và gây bệnh. Nấu bệnh do lây lan thì vi khuẩn xâm nhập theo đường tiêu hóa, hô hấp, vết thương ngoài da, niêm mạc ruột…

Triệu chứng bệnh tụ huyết trùng

Vịt mắc bệnh nặng hay nhẹ là tùy độc lực của căn bệnh. Nếu độc lực cao thì vịt chết rất nhanh và nhiều.

+ Thể quá cấp tính: Bệnh diễn biến nhanh đến nỗi không quan sát kịp triệu chứng. Đàn vịt đang khỏe mạnh bình thường đột nhiên ủ rũ, nhiệt độ thân thể cao và con vật chết 1- 2giờ (tối vịt vẫn còn ăn sáng đã chết), có khi chết tới 50% tổng số đàn.

+ Thể cấp tính bệnh khá phổ biến, vịt ủ rủ, bỏ ăn, xù lông, đi lại chậm chạp. Mũi, miệng chảy ra nước nhớt, sủi bọt lẫn máu màu đỏ sẫm. Giữa thời kỳ bệnh vịt có thể ỉa chảy, phân loãng đen xám, xanh hoặc vàng. Vịt ngày càng khó thở, mặt tụ máu, không có triệu chứng thần kinh, bại liệt. Con vật thường chết sau vài ba ngày do ngạt thở.

+ Thể mãn tính : Thường thấy ở cuối vụ dịch. Vịt thường gầy còm, da bọc xương do bệnh tác động vào nhiều cơ quan phủ tạng trong cơ thể. Gan bị viêm hoại tử mãn tính gây rối loạn cơ năng. Khớp đùi, đầu gối, cổ chân bị viêm mãn tính, đôi khi thấy viêm màng não và có triệu chứng thần kinh.

Bệnh tích : ở thể quá cấp tính ngoài hiện tượng tụ máu và xuất huyết ở các xoang và phủ tạng ra không thấy có bệnh tích điển hình.

Ở thể cấp tính, vịt khi chết thường thấy tụ máu và xuất huyết ổ các tổ chức liên kết dưới da, các xoang và cơ quan trong cơ thể. Tim bị sưng, bao tim trương to có chứa dịch màu vàng, viêm ngoại tâm mạc cho nên thấy xuất huyết.

Phổi tụ máu, viêm màu nâu thẫm, có thể thấy chứa nước màu đỏ nhạt. Gan hơi sưng, màu vàng hoặc chấm đỏ do hoại tử đặc biệt của bệnh , các nốt hoại tử to bằng mũi kim hoặc đầu đinh ghim.

Lách bị tụ máu, hơi sưng. Niêm mạc một bị viêm tụ máu chảy máu có các đàm màu đỏ thẫm.

Thể mãn tính chủ yếu là viêm và hoại tử mãn tính đường hô hấp và gân, đổi khi viêm phúc mạc. Buồng trứng, ống dẫn trứng bị viêm, sưng to, màu vàng nhạt, chứa đầy nước, có khi các khớp viêm sưng to chứa nhiều dịch màu xám đục.

Phòng và chữa bệnh : Vacxin tiêm phòng bệnh tạ huyết trùng chỉ cho miễn dịch ngắn và rất ít hiệu lực. Có thể dùng kháng huyết thanh nhưng hiệu lực kém.

Chủ yếu là bảo đảm vệ sinh phòng bệnh cho vịt bằng cách cho ăn đầy đủ, nhất là ở đầu mùa mưa, đầu mùa lạnh, cuối vụ vịt đẻ, thời tiết thay đổi đột ngột. Chuồng nuôi vịt cần định kỳ tiêu độc bằng cách quét vôi (dung dịch 20%), hoặc dùng dung dịch crêolin 3%. Khi có dịch, cách ly triệt để đàn vịt khỏe với đàn vịt ốm. Không bán chạy và không đưa đàn vịt ốm đi chăn thả. Nếu vịt chết phải chôn hoặc đốt, khi giết tất cả nước, lòng, ruột phải chôn và bỏ vôi bột.

Mua vịt mới về phải nuôi cách ly để theo dõi bệnh. Có thể tiêm vacxin đề phòng. Cũng có thể phòng bệnh tụ huyết trùng cho vịt bằng cách dùng chất kháng sinh như streptomixin (40-80mg/kg thể trọng) trộn với thức ăn cho ăn 2-3 ngày. Có thể dùng têtra với liều lượng 5-10mg/kg thể trọng. Nhưng dùng kháng sinh nhiều dễ gây hiện tượng quen thuốc, vì thế cách phòng bệnh bằng kháng sinh chỉ nên áp dụng với vịt nuôi thịt.

Chữa bệnh : khi phát hiện đàn vịt có bệnh nên tiêm cho toàn đàn bằng stroptomixin (1g cho 10 vịt lớn) tiêm 3 ngày liền. Tiêm pênixilin 30.000 đơn vị cho 1kg thể trọng trong 3 ngày liền.

Cho uống sunfametazin 120mg/lkg thể trọng dùng trong 3 ngày liền.

0