23/05/2018, 15:50

Nguyên tắc cơ bản trong quản lý dịch hại tổng hợp

Thăm đồng thường xuyên Thăm đồng là một việc làm rất đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác phòng trừ dịch hại. việc duy trì một thói quen thăm đồng thường xuyên sẽ giúp cho bà con nông dân Kiểm tra ruộng hoa + Nắm bắt được tình hình sinh trưởng phát triển của cây hoa + ...

Thăm đồng thường xuyên

Thăm đồng là một việc làm rất đơn giản nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác phòng trừ dịch hại. việc duy trì một thói quen thăm đồng thường xuyên sẽ giúp cho bà con nông dân Kiểm tra ruộng hoaKiểm tra ruộng hoa

+ Nắm bắt được tình hình sinh trưởng phát triển của cây hoa

+ Nắm bắt được diễn biến sâu bệnh hại trên ruộng hoa,

+ Nắm bắt nhu cầu về nước, dinh dưỡng của cây hoa ở từng giai đoạn sinh trưởng phát triển.

Qua những quan sát và đánh giá thực tế đó người nông dân sẽ so sánh với ruộng hoa của vụ trước và so sánh với ruộng hoa của hộ trồng hoa khác từ đó họ  sẽ tự rút ra kết luận và quyết  định sự chăm sóc chính mảnh ruộng nhà mình.

Nông dân trở thành chuyên gia đồng ruộng

Đây là nguyên lý rất quan trọng. Người nông dân thực sự  đã là chuyên gia giỏi vì qua quá sản xuất họ đã gắn bó với đồng ruộng của mình trong một thời gian dài nên Nông dân trao đổi kinh nghiệm trồng hoaNông dân trao đổi kinh nghiệm trồng hoa

– Người nông dân hiểu đồng ruộng

– Hiểu thực trạng sản xuất của mình

– Sau khi được nâng cao trình độ sẽ nắm chắc được các biện pháp cần thiết, ra được các quyết định đúng đắn phù hợp với hoàn cảnh của gia đình mình.

– Cũng trên cơ sở đó mà trao đổi thông tin đối với bà con khác một cách sát thực làm cho họ dễ tin hơn.

– Thực chất, việc thừa nhận người nông dân là chuyên gia đã tạo niềm tin  cho người nông dân cũng như làm cho việc trao đổi thông tin và thực hiện các sáng kiến giữa người nông dân, các nhà khoa học được tiến hành một cách bình đẳng và các sáng kiến của người nông dân được tôn trọng.

Áp dụng IPM vào trong phòng trừ dịch hại sẽ giúp người nông dân trả lời được một số câu hỏi.

Sâu, bệnh là gì?

Loại sâu bệnh nào là quan trọng nhất?

Tác hại của chúng đến mức nào?

Các biện pháp canh tác kỹ thuật có vai trò lớn đến đâu trong phòng trừ sâu bệnh?

Các loại thuốc trừ dịch hại cần được sử dụng như thế nào để vừa có hiệu quả, vừa an toàn với sức khoẻ con người và thiên  địch?

Nông dân hiểu biết kỹ thuật, có kỹ năng quản lý đồng ruộng sẽ tuyên truyền cho nhiều nông dân khác.

Vậy làm thế nào để nông dân trở thành chuyên gia?

+ Nông dân phải được tập huấn qua các lớp về IPM ở nhiều mức độ khác nhau. Huấn luyện viên cho nông dân là những người được đào tạo từ lớp học mang tính quốc gia, họ có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng, Sau đó huấn luyện viên lại hướng dẫn cho nông dân tại các lớp học ở địa phương, sau đó nông dân lại huấn luyện cho nông dân (lớp này được đào tạo và kéo dài theo từng thời vụ của ) Nông dân tham gia lớp học IPMNông dân tham gia lớp học IPM

+ Nông dân phải làm thực nghiệm trên ruộng nhằm mục đích:

Đánh giá tác động của yếu tố tự nhiên đặc biệt là của khí hậu, thời tiết và dịch hại.

Đánh giá hiệu quả tác động của các biện pháp kỹ thuật tác động đến ruộng hoa của mình.

Đánh giá hiệu quả của việc áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trên đồng ruộng của mình. Nông dân trao đổi kinh nghiệm trồng hoa trên đồng ruộngNông dân trao đổi kinh nghiệm trồng hoa trên đồng ruộng

=> Qua thực nghiệm nông dân mới học hỏi được kiến thức thực tế và rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

+ Nông dân truyền bá kinh nghiệm cho nông dân bằng cách: Cùng làm trên đồng ruộng, cùng trao đổi mở kiến thức với nhau thông qua các câu lạc bộ

Phòng trừ dịch hại

Thông thường trong quản lý dịch hại tổng hợp trên cây hoa, người ta chỉ tiến hành phòng trừ dịch hại khi dịch hại đã gây hại đến ngưỡng kinh tế.

Ngưỡng kinh tế là mức dịch hại

Ngưỡng quản lý được xác định ở thời điểm mà sâu bệnh, dịch hại chưa gây hại đến mức thiệt hại có ý nghĩa kinh tế cho , và áp dụng biện pháp phòng trừ vào thời điểm đó sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.. hay nói cách khác đó là ngưỡng dịch hại cần phải áp dụng một hình thức quản lý có hiệu quả để phòng trừ nếu không phòng trừ dịch hại sẽ làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và phẩm chất hoa.

Mỗi loài dịch hại khác nhau có ngưỡng gây hại khác nhau, để xác định được loài dịch hại xuất hiện trên ruộng hoa đã đến ngưỡng cần phòng trừ hay chưa thì cần phải tiến hành điều tra, lấy mẫu, cách điều tra, lấy mẫu như sau:

* Với sâu hại

– Dùng vợt( vợt bàng vải màn) để bắt trưởng thành của sâu hại, vợt 10 vợt/1 điểm điều tra theo đường chéo sau đó đếm số bướm bắt được.

– Đếm bằng mắt: Đếm số con trên cây

– Tấm dính: Đếm số sâu dính trên tấm giấy phết chất dính sau khi đập trên khóm hoặc trên cây

– Bẫy ánh sáng( bẫy đèn): đếm số sâu trong bẫy

– Bẫy ống hút

* Với bệnh hại

– Tấm dính bào tử (bẫy bào tử)

– Đếm bằng mắt: đếm số cây, số lá… bị hại theo từng cấp bệnh.

* Với cỏ dại

– Đếm bằng mắt

Số loài cỏ

Số lượng của từng loài cỏ

* Với hại

– Đếm bằng mắt

Đếm số cây chuột hại

Tính % hại =( Số cây bị hại / Số cây điều tra) x 100

* Thời gian điều tra

– Định kỳ: 5 ngày/ lần

– Bổ xung: theo thời kỳ chính pháp triển của cây trồng

* Điểm điều tra

– Mỗi yếu tố điều tra một điểm ngẫu nhiên cách bờ 2m

*Đơn vị điều tra

+ Sâu hại:  10 cây theo đường chéo

+ Bệnh hại: mỗi điểm 10 cây ngẫu nhiên, ít nhất 200 đến 400 lá hay 100 cây trên ruộng điều tra

+ Bệnh hại:

Bệnh hại thân điều tra ngẫu nhiên 10 cây

Bệnh hại lá điều tra 20 lá ngẫu nhiên

Bệnh trên củ, quả điều tra 10 củ, qủa ngẫu nhiên

* Chỉ tiêu điều tra

– Thời gian điều tra

+ Thời gian bắt đầu phát sinh dịch hại chính

+ Thời gian trưởng thành rộ

+ Thời gian cao điểm của sâu non

+ Thời gian cao điểm của thiên địch

+ Thời gian cao điểm gây hại

– Đơn vị tính

Mật độ sâu (con/m2) =  Tổng số sâu, nhộng điều tra / Tổng diện tích điều tra

Tỷ lệ % tuổi sâu = Tổng số sâu sống ở pha phát dục  x 100/ Tổng số sâu điều tra

Tỷ lệ bệnh hại = Tổng số cây (cành, lá) bị bệnh x 100 /Tổng số cây (cành, lá) điều tra

Chỉ số bệnh   = Tổng số lá ở mỗi cấp bệnh x cấp tương ứng  x 100 / Tổng số lá điều tra x cấp cao nhất

Dịch hại nói chung và sâu bệnh hại nói riêng là đối tượng dịch hại chủ yếu của mỗi chương trình IPM do vậy, việc hiểu đặc tính sinh vật học, sinh thái học của dịch hại trên cây hoa lily và loa kèn sẽ giúp cho người sản xuất có thể trả lời  được những câu hỏi:

– Chúng là loại sâu, bệnh, dịch hại gì?

– Chúng xuất hiện ở đâu, khi nào?

– Chúng sẽ gây hại như thế nào?

– Mối quan hệ của chúng với các yếu tố vô sinh, hữu sinh trong hệ sinh thái nông nghiệp như thế nào?

Ngoài ra cũng cần phải tìm hiểu về đặc tính sinh vật học, sinh thái học của những loài sinh vật có ích nhằm sử dụng chúng trong việc quản lý các loài dịch hại.

Sau khi đã có số liệu cụ thể bằng các phương pháp điều tra thu thập mẫu thì tiến hành vẽ bức tranh sinh thái đồng ruộng

Nội dung của bức tranh sinh thái đồng ruộng

– Cây trồng:

+ Giai đoạn sinh trưởng

+ Các yếu tố canh tác kỹ thuật

– Dịch hại: gồm các loài dịch hại, mật độ và % gây hại của những loài dịch hại chủ yếu

– Kẻ thù tự nhiên: Gồm các loài bắt mồi, ký sinh. Xác định mật độ của những loài kẻ thù tự nhiên có ý nghĩa

– Điều kiện khí hậu thời tiết: nhiệt độ, ẩm độ, gió, mưa…

Sau đó đi phân tích bức tranh sinh thái và đưa ra những biện pháp quản lý cụ thể.

Trồng và chăm sóc cây khoẻ

– Chọn giống tốt, phù hợp với điều kiện địa phương.

– Chọn cây khoẻ, đủ tiêu chuẩn.

– Trồng, chăm sóc đúng kỹ thuật để cây sinh trưởng tốt có sức chống chịu tốt với sâu bệnh, với điều kiện bất thuận và cho năng suất cao.

Đây là một nguyên lý quan trọng của mỗi chương trình IPM mhằm thúc đẩy cho cây trồng phát triển đều, khoẻ mạnh tăng tính chống chịu với dịch hại, với những tác động của yếu tố tự nhiên khác (khí hậu, thời tiết…)

– Chỉ cho người nông dân cần phải tiến hành các thủ thuật tạo cho cây trồng khoẻ từ giai đoạn hạt giống đến cây con, cây trồng ra ruộng, thu hoạch

– Ở mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây trồng phải đảm bảo “sạch dịch hại” ở đây chỉ là tương đối

Như vậy phải thường xuyên điều tra phát hiện kịp thời dịch hại, đồng thời quản lý bằng thuốc hoá học khử trùng giống

– Củ giống khi đưa ra sản xuất phải đạt tiêu chuẩn là nảy mầm tốt và sạch dịch hại

– Ở giai đoạn cây con trong vườn ươm hoặc ngoài đồng ruộng đều phải đảm bảo sạch dịch hại và cây phát triển tốt

Đảm bảo cây con khoẻ thì phải thực hiện theo quy trình kỹ thuật của mỗi loại cây con, giúp cây con có khả năng phát triển tốt tăng tính chống chịu với dịch hại. Đây là giai đoạn cần chú ý vì đây chính là giai đoạn ổ dịch của dịch hại để ngăn chặn kịp thời dịch hại trước khi chúng lan rộng ra trên đồng ruộng.

– Giai đoạn cây đang ở trong hệ sinh thái đồng ruộng cũng phải thực hện tốt quy trình kỹ thuật để cây trồng phát triển tốt, và đồng thời phải điều tra định kỹ vẽ bức tranh sinh thái đồng ruộng phân tích mối quan hệ giữa cây trồng, dịch hại chính và điều kiện ngoại cảnh để đưa ra quyết định hợp lý kích lệ cây phát triển tốt mà vẫn kiểm soạt được dịch hại

– Thời kỳ thu hoạch cần chọn lọc sản phẩm theo tiêu chuẩn để đưa ra thành hai nhóm là ra thị trường và đưa vào bảo quản.

Bảo vệ thiên địch

Bảo vệ những sinh vật có ích, giúp nhà nông tiêu diệt dịch hại

0