23/05/2018, 15:50

Tìm hiểu cây ba kích

Bài viết giới thiệu một số giống Ba kích trồng trong sản xuất, giúp bạn đọc hình dung về đặc điểm sinh thái và điều kiện gây trồng Ba kích Một số giống Ba kích thường gặp – Cây Ba kích có 2 loại là Ba kích trắng và Ba kích tím. Cây Ba kích tím được sử dụng nhiều bởi hàm lượng dược liệu có ...

Bài viết giới thiệu một số giống Ba kích trồng trong sản xuất, giúp bạn đọc hình dung về đặc điểm sinh thái và điều kiện gây trồng Ba kích

Một số giống Ba kích thường gặp

– Cây Ba kích có 2 loại là Ba kích trắng và Ba kích tím.

Cây Ba kích tím được sử dụng nhiều bởi hàm lượng dược liệu có trong củ tốt hơn so với cây Ba kích trắng.

Cây Ba kích tím (Morinda officinalis How) thuộc họ cà phê Rubioceae.

Đặc điểm hình thái cây Ba kích tím

Cây thường xanh sống lâu năm, leo cuốn vào cây khác hoặc tự cuốn tạo thành bụi lớn. Cụm cây Ba kíchCụm cây Ba kích

– Lá mọc đối, khi non màu xanh hoặc màu tím, khi già màu xanh, cuống lá dài từ 4 – 8mm. Lá kèm màu nâu dạng mo, ôm thân. Phiến lá thường hình mác thuôn nhọn, hình ellip thuôn dài nhọn hoặc hình mác ngược hay hình trứng. Hiếm khi thấy hình mác hẹp dài. Phiến lá dài 3 – 16cm, rộng 1,9 – 6,5 cm đầu lá thuôn nhọn hay nhọn sắc, gốc lá nhọn hình nêm, tròn hay gần bằng, có khi hơi lõm dạng tim.

Rễ dạng trụ tròn phân nhánh nhiều cấp thành bộ phận rễ, phân bố tỏa tròn xung quanh gốc, nhìn ngoài có vết thắt từng đoạn, thịt củ dày, nạc, màu tím hoặc trắng ngà. Rễ cây Ba kíchRễ cây Ba kích

– Cành non dạng bốn cạnh, màu tím hoặc xanh, có lông, khi già tròn không lông.

– Cụm hoa chủ yếu là xim tán kép, ít khi là cụm hoa tán đơn. Ở cụm sim tán kép, hoa hầu như không cuống, cụm tán đơn hoa có cuống rõ ràng.

– Hoa nhỏ ống dài dạng chén, có 3 – 4 răng nhỏ không đều.

– Tràng màu trắng, ống tràng dài 2 – 3mm, họng có lông, ở đầu có 3 – 4 cánh tràng dạng tam giác nhỏ.

– Nhị 3 – 4 bao phấn nhọn đầu, hai ô, đính lưng, chỉ nhị cực ngắn. Vòi nhụy ngắn, đầu nhụy hai thùy. Hoa Ba kíchHoa Ba kích

– Cụm quả kép do nhiều quả dính liền với nhau đính trên các cuống xim nhỏ tạo thành.

– Ở cụm quả đơn, quả có cuống rõ ràng. Mỗi quả có 4 hạt.

– Hạt có lông màu hồng, khi khô màu trắng.

Mùa hoa tháng 4 – 5, quả chín tháng 10 – 11, cá biệt có thể quả chín từ tháng 9 hoặc kéo dài tới đầu tháng 12.

 Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh của cây ba kích

– Cây ưa ẩm, ưa sáng và có khả năng chịu bóng, nhất là khi còn nhỏ. Ba kích thường mọc tự nhiên trong các kiểu rừng thường xanh nhưng đã trở nên thứ sinh, bao gồm cả rừng xen tre nứa và rừng non phục hồi sau nương rẫy.

– Độ cao dưới 400m, cá biệt có thể tới 1000m. Đất ở nơi có Ba kích thường còn tương đối mầu mỡ, tơi xốp, trung tính hoặc hơi chua.

– Cây sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm. Ra hoa quả hàng năm.

– Tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt hoặc mọc cụm chồi từ các phần còn lại sau khi chặt, phần rễ còn sót lại khi khai thác cũng có thể nảy mầm thành cây mới.

– Yêu cầu về nhiệt độ trung bình năm 22,5oC – 23,1oC. Độ ẩm không khí trung bình năm từ 82 – 89%.

– Ba kích mọc tự nhiên trên các loại đất feralit đỏ – vàng hay vàng – đỏ, tầng đất thịt ở trên tương đối dày, có kết cấu tượng hạt và kết vón nhưng không có đá ong chặt. Đất luôn ẩm, hơi chua, pH từ 3,6 đến 4,1, hàm lượng mùn 3,78 – 5,91%. Hàm lượng tổng số các chất trong 100g đất lần lượt là: Nitơ 0,24 – 0,34mg, Lân 0,7 – 1,5mg và Kali 7mg.

– Ngoài ra, Ba kích có thể sống trên đất feralit đỏ sẫm. Tầng đất mặt ở đây tương đối dày (tới 1m), thành phần cơ giới nặng, cấu tạo hạt chắc và tơi xốp, pH hơi chua đến trung tính 4,5 – 6, hàm lượng mùn ở mức trung bình 3 – 4%. Tại Hoành Bồ – Quảng Ninh và Sơn Động – Bắc Giang còn thấy Ba kích mọc trên đất bồi tụ, pha cát ở chân núi. Loại đất này thường nghèo dinh dưỡng hơn so với loại đất trên.

Chú ý: Ba kích không thích hợp với đất phù sa và các loại đất khác ở đồng bằng.

– Ánh sáng:

+ Ánh sáng là nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng và phát triển của Ba kích.

+ Trong tự nhiên cây mọc xen lẫn với các loài cây khác dưới tán rừng, độ che tán 20 – 60%.

+ Tuy nhiên để sinh trưởng phát triển được, cây thường leo lên các cây bụi hay cây gỗ nhỏ để tiếp cận với ánh sáng.

+ Cây được chiếu sáng đầy đủ ra hoa quả nhiều hơn và nhiều hạt chắc hơn cây bị che bóng.

+ Toàn bộ khâu gieo ươm hạt, chăm sóc cây con được tiến hành ở vườn ươm có mái che, độ che phủ khoảng 80%.

+ Khi mới trồng, cây con vẫn cần che bóng bằng cành lá các loại cây khác.

Từ tháng thứ 6 trở đi cây con bắt đầu vượt ra khỏi các vật liệu che bóng ban đầu, leo lên cây giá thể và bắt đầu quá trình sinh trưởng phát triển mạnh trong môi trường được chiếu sáng toàn phần.

– Nước

+ Ba kích là cây ưa ẩm nên nhu cầu về nước đối với Ba kích là một nhân tố không thể thiếu trong quá trình sinh trưởng và phát triển.

+ Có nước đầy đủ mới đảm bảo được quá trình quang hợp, hô hấp và trao đổi chất. Ngoài ra nước còn làm cho đất luôn ẩm, hệ thống lông hút được bảo vệ và bộ rễ nạc mới phát triển tốt.

+ Ngược lại cây Ba kích bị thiếu nước hạt sẽ bị lép nhiều, thậm chí cây tự vàng úa, khô héo và có thể bị chết.

+ Tuy nhiên, vào thời kỳ hoa nở, nếu gặp mưa liên tục vài ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thụ phấn, tỷ lệ đậu quả thấp.

+ Ngoài ra, Ba kích là cây không chịu được ngập úng. Nếu bị ngập nước liên tục 5 – 7 ngày, cây sẽ bị chết.

+ Ba kích mọc tự nhiên trong rừng vốn là một môi trường tương đối ẩm.

Tại các điểm Ba kích mọc tự nhiên như Quảng Ninh, Phú Thọ, Yên Bái… thì tổng lượng mưa trung bình ở đây đều trên 1500mm/năm. Mưa rải rác quanh năm, nhưng tập trung nhiều từ tháng 7 – 9, đây cũng là thời kỳ sinh trưởng mạnh nhất trong năm của cây Ba kích.

+ Trong trồng trọt, việc tưới nước cũng luôn được quan tâm, đặc biệt giai đoạn cây con ở vườn ươm.

– Dưỡng khoáng

+ Cây Ba kích sử dụng các chất hữu cơ và khoáng có sẵn trong đất.

+ Trong tự nhiên, lá cây mục và các sản phẩm thứ cấp khác là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho đất.

+ Trong trồng trọt, Ba kích được trồng trên các loại đất gần như không còn các lớp phủ thực vật thì nguồn cung cấp này do phân bón.

+ Thực tế trồng Ba kích tại Hoành Bồ – Quảng Ninh và Đoan Hùng – Phú Thọ cho thấy việc bón phân NPK – S. 1: 5:3:13 đã mang lại một số kết quả rõ rệt.

Lân giúp cho cây đậu quả tốt, hạt chắc. Kali làm cho bọ rễ nạc Ba kích phát triển mạnh hơn. Ngoài ra, nếu trong đất thiếu Mg cũng gây ra cây bị bệnh vàng xung quanh lá và có thể dẫn đến rụng lá.

+ Việc bón thêm phân chuồng mục, NPK… sẽ giúp cho Ba kích trồng tăng trưởng cả phần trên mặt đất cũng như phần dưới mặt đất. Cây sinh trưởng phát triển mạnh cũng góp phần chống chịu tốt hơn với bệnh hại. Cây Ba kích sinh trưởng được 50 – 78 ngàyCây Ba kích sinh trưởng được 50 – 78 ngày

Sinh trưởng cây ba kích con ở vườn ươm

Thời gian hạt nảy mầm nhô lên khỏi mặt đất từ 50 – 78 ngày.

– Cây con trong bầu được chăm sóc cẩn thận ở vườn ươm, sau 8 tháng tuổi

cao 7-10cm, với 4 – 6 đôi lá thật. Sau 12 tháng tuổi cao 15 – 40cm với 6 – 9 đôi lá thật.

0