23/05/2018, 15:50

Chăm sóc kiểng xương rồng

Trồng kiểng Xương rồng, công chăm sóc kiểng xương rồng rất nhẹ, và cũng không đòi hỏi phải cập nhật mỗi ngày. Thỉnh thoảng đôi ba ngày một lần ta viếng qua vườn Xương rồng để chăm sóc cũng được, vì không có công việc gì được gọi là phải thực hiện cấp bách ở đây cả: Trồng kiểng Xương rồng Tưới ...

Trồng kiểng Xương rồng, công chăm sóc kiểng xương rồng rất nhẹ, và cũng không đòi hỏi phải cập nhật mỗi ngày. Thỉnh thoảng đôi ba ngày một lần ta viếng qua vườn Xương rồng để chăm sóc cũng được, vì không có công việc gì được gọi là phải thực hiện cấp bách ở đây cả: Trồng kiểng Xương rồngTrồng kiểng Xương rồng

Tưới nước: Đôi với nhiều giống cây kiểng khác, tưới nước là khâu quan trọng cần phải được thực hiện hằng ngày, có khi ngày vài lần như hoa Hồng, Phong Lan. Với kiểng Xương rồng, dù được trồng dưới giàn che, hay trong nhà, mỗi tuần ta tưới nước độ hai lần là quá đủ. Đã thế lượng nước tưới cũng không cần nhiều, chỉ cần giúp đất trồng trên líp cũng như trong chậu được đủ ẩm mà thôi.

Nên tưới bằng vòi sen với tia nước nhỏ như phun sương mới tốt. Vì rằng nếu tưới với tia nước mạnh, Xương rồng dễ bị trốc gốc, nhẹ lắm cũng bị nghiêng, ngả do bộ rễ của giống cây này quá yếu. Rễ đã ít lại ngắn thì làm sao giữ vững được thế mọc thẳng đứng cho cây. Nước tưới có thể là nước máyNước tưới có thể là nước máy

Nước tưới có thể là nước máy, nước mưa, nước giếng, hay nước ao hồ cũng được miễn là nguồn nước đó phải sạch, không ô nhiễm, không nhiễm phèn, nhiễm mặn.

Bón thúc: Để giúp cây sinh trưởng tốt và phát triển mạnh, một tháng hay hai tháng ta bón thúc một lần. Ta nên dùng phân NPK, vì loại phân này tỏ ra thích hợp với kiểng Xương rồng.

Cỏ dại: Do đất đai trồng kiểng Xương rồng không được màu mỡ lắm, độ ẩm trong đất cũng không nhiều nên cỏ dại cũng ít. Hễ thấy cỏ dại là ta nên nhổ ngay đi đừng để vài tháng mới tập trung nhổ một lần tốn nhiều công vô ích. Hơn nữa vườn kiểng mà để cỏ dại mọc nhiều sẽ mất sự thẩm mỹ.

Tránh làm trầy xước: Lớp vỏ bọc ngoài thân Xương rồng là lớp da mỏng tanh nên dễ bị trầy xước. Chỗ bị trầy xước sẽ ứa mủ ra, và sau đó thành sẹo khó coi khiến cây kiểng quí mất hẳn giá trị. Gai Xương rồng cũng có cái đẹp riêng của nó, không nên cắt bỏ. Thử tưởng tượng được một cây kiểng Xương rồng bị cắt bỏ hết gai thì giá trị của nó sẽ ra sao ?

Vun gốc: Nên vun gốc những cây bị nghiêng, ngã do gió to hoặc nước tưới…

Bệnh hại: Kiểng Xương rồng ít bị các loại bệnh hại tấn công. Cây thường bị nấm, hiện tượng trước tiên là da bị tái màu, sau đó bị thối rữa dần. Nếu phát hiện sớm rồi dùng thuốc trị nấm chữa trị thì dễ lành bệnh.

0