23/05/2018, 15:49

Kỹ thuật gieo và chăm sóc cây cà chua

Cùng tìm hiểu kỹ thuật gieo và chăm sóc cây cà chua, một loại rau phổ biến trong mỗi bữa ăn của người việt. Thời vụ trồng cà chua – Đồng bằng Sông Hồng và Thanh Hóa + Vụ sớm: 25/7 – 25/8 + Vụ chính: 15/9 – 15/10 + Vụ muộn: 5/10 – 5/11 + Vụ xuân hè: 15/1 -15/2 – Đồng bằng Sông Cửu ...

Cùng tìm hiểu kỹ thuật gieo và chăm sóc cây cà chua, một loại rau phổ biến trong mỗi bữa ăn của người việt.

Thời vụ trồng cà chua

– Đồng bằng Sông Hồng và Thanh Hóa

+ Vụ sớm: 25/7 – 25/8

+ Vụ chính: 15/9 – 15/10

+ Vụ muộn: 5/10 – 5/11

+ Vụ xuân hè: 15/1 -15/2

– Đồng bằng Sông Cửu Long

+ Vụ gieo: 20/10 – 20/11

– Đà Lạt và Đông Nam Bộ

+ Vụ đông xuân: 15/9 – 15/10

+ Vụ xuân hè: 5/01 – 5/02

Gần đây, do nhu cầu thị trường, nhiều nơi còn gieo thêm vụ cà chua xuân hè, thời vụ tính từ thượng tuần tháng 1 đến trung tuần tháng 2 (lúc gieo hạt) để cây con được trồng chậm nhất quãng 15/03, cho thu hoạch vào tháng 5,6 trong năm.

Giống cà chua

+ Cà chua múi: Quả to, nhiều ngăn tạo thành múi. Quả có vị chua, nhiều hạt, ăn không ngon  nhưng cây  mọc khoẻ, sai quả, chống chịu  sâu bệnh khá. Giống điển hình là cà chua múi Hải Phòng.

+ Cà chua hồng: Quả hình quả hồng, không có múi hoặc múi không rõ. Thịt quả nhiều bột, ăn ngon. Cây chống chịu sâu bệnh kém so với cà chua múi.

+ Cà chua bi: Quả bé, cây sai quả, quả ăn chua, hơi ngái. Cây chống chịu sâu bệnh khá.

Trồng các giống sinh trưởng phát triển khỏe, không bị sâu bệnh, phẩm chất tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, thích ứng rộng, đem lại hiệu quả kinh tế cao

– Các giống cà chua đang được trồng phổ biến trong sản xuất: Ba lan lùn, Số 7, Lai số 1, Hồng Lan, C50, C95, HP5, Red Crow 250, HT 7

Xử lý hạt giống

Tiêu chuẩn lựa chọn và phương pháp

– Hạt giống phải mang tính đặc trưng của giống

– Hạt không có mầm mống sâu bệnh

– Tỷ lệ nẩy mầm cao > 90 %

– Không lẫn tạp, cỏ dại

– Lượng hạt gieo 2,5 – 3,0 g hạt / m2Hat giong ca chuaHat giong ca chua

Xử lý hạt giống trước khi gieo

– Thời điểm xử lý

+ Trước khi gieo hạt

– Cách xử lý

Bước 1: Thúc mầm hạt giống: Ngâm nước ấm nhiệt độ 30 – 35C (2 sôi + 3 lạnh)

Bước 2: Thời gian ngâm: 6 – 10 giờ

Bước 3: Vớt hạt để ráo nước

Bước 4: Để hạt vào khăn ẩm (đã vắt ráo) gói lại cho gói hạt vào bao nilong, buộc kín miệng chống bốc hơi thoát nước

Bước 5: Đem ủ ở nhiệt độ 26 – 29C

Lưu ý: Thời gian ủ khoảng 3 ngày thì hạt bắt đầu nẩy mầm

Gieo hạt

Gieo trực tiếp ra luống

Bước 1: Xác định lượng hạt: Lượng hạt gieo 2,5 – 3,0 g hạt/m2

Bước 2: Gieo hạt: Gieo vãi: Vãi hạt giống đều trên luống, rải mỏng

Bước 3: Lấp hạt  

– Hạt được lấp ở độ sâu: 1,5 – 2 cm

– Gieo hạt xong cào nhẹ hoặc dùng tay xoa nhẹ đều trên mặt luống cho đất phủ kín hạt

Bước 4: Phủ luống

– Sau khi lấp hạt xong dùng

+ Trấu, rơm rạ băm ngắn 3- 4 cm phủ lên luống Phu luong bang romPhu luong bang rom

Bước 5: Tưới nước: Dùng vòi hoa sen tưới nước đủ ẩm. Tưới vào buổi sáng và buổi chiều mát

Lưu ý:

– Rắc phân chuồng, tro bếp đều lên mặt luống sau đó phủ một lớp đất dày khoảng 0,5 – 1 cm lên trên mặt luống.

– Sau khi phủ đất thì tiến hành bón phân vi sinh và phủ lớp đất mỏng rồi gieo hạt.

– Không lấp đầy dầy quá thời gian nẩy mầm kéo dài

– Lấp đất mỏng 1 cm cây mọc lên sẽ bị yếu

– Chia hạt làm 2 lượt để hạt phân bố đều trên mặt luống ( khi gieo trộn hạt với đất bột)

Gieo vào bầu

Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu Cây cà chua được gieo ở trong khayCây cà chua được gieo ở trong khay

Thành phần đất vô bầu (sau khi đã sàng (rây) để loại bỏ rác, cục đất to) thường gồm: 1 phần đất tơi xốp + 1 phần phân chuồng đã hoai + 1 phần tro trấu + 0,2 đến 0,5% vôi bột.

Bước 2: Cho đất vào chậu ươm

Bước 3: Xử lý hạt giống

Bước 4: Bỏ hạt giống vào chậu ươm

Chăm sóc cây giống

Làm giàn che

Giàn che cho cây cà chuaGiàn che cho cây cà chua

– Chiều cao 0,5 cm làm bằng phên hoặc cót, bạt .. Chỉ che khi trời có mưa to.

–  Thời gian cây trong bầu hoặc vườn ươm nếu thời tiết về đêm có nhiều sương (vụ thu đông, xuân hè) thì cần dùng khung che bằng ni-lông vào ban đêm sẽ hạn chế được bệnh chết ẻo do nấm gây hại.

– Vụ hè thu cần làm giàn mái che bằng lưới ni-lông đen để giảm bớt cường độ ánh sáng và mưa to gây hại.

Tưới nước

– Dùng ô doa tưới đều trên mặt luống

– Tưới phun mưa bằng hệ thống máy bơm

– Trời nắng nóng, độ ẩm thấp đất khô hanh

+ Tưới 2 lần/ngày

+ Tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát

– Trời rét tùy độ ẩm đất

+ Tưới 1 lần/ngày hoặc 2 lần/ngày

+ Tưới vào lúc 10 – 11 giờ sáng hoặc 3- 4 giờ chiều

Bỏ rơm rạ che phủ ra khỏi luống

– Thời điểm bỏ rơm ra:

+ Thời gian mọc mầm ( 1- 2 lá mầm)

+ Gieo khoảng 2 – 3 ngày Kiểm tra độ nẩy mầm của hạt rauKiểm tra độ nẩy mầm của hạt rau

Lưu ý: Bỏ rơm rạ phải nhẹ nhàng vào lúc lặng gió tránh gió to, sau khi bỏ rơm rạ cần tưới 1 lần để bộ rễ không bị ảnh hưởng

– Trong trường hợp  phủ bằng trấu thì không cần giở trấu ra và có thể bổ sung thêm 1 lớp đất mịn để giữ chặt gốc, nếu gieo với mât độ vừa phải cây cứng cáp thì không cần phủ thêm đất.

– Trường hợp có làm mái che thì phải dỡ mái che cho cây đủ ánh sáng (cây khỏe, cứng cáp, mau hồi xanh bén rễ khi cấy ra ruộng). Trong thời gian cây mới mọc 2 lá thật chú ý che mưa cho cây.

Nhổ cỏ, định cây

– Tiến hành thường xuyên bằng tay

– Một số cỏ thường gặp: Cỏ gấu, cỏ mần trầu, ….

– Nhỏ cỏ phải lấp đất bùn vào chổ hổng tránh đọng nước

Khi cây có 1 lá thật thì tỉa lần 1 ở những chỗ cây quá dày. Khi cây có 3 lá thật tỉa lần 2, để cây cách cây 5 – 6 cm.

Bón phân thúc

– Vườn ươm không cần bón nhiều phân thúc

– Trường hợp bón phân thúc khi cây sinh trưởng phát triển kém:

+ Trà phân ủ pha với nước sạch, phân ngâm từ hạt đậu tương.

+ Bón thúc tối đa 2 lần ( lần 1 khi cây có 2 -3 lá thật, lần 2 sau lần 1 khoảng 7 – 10 ngày)

Lưu ý: Trước khi nhỏ đi trồng 10 ngày không được bón thúc

– Không nên bón thúc nhiều lần làm cây con quá tốt, non, khả năng chống chịu  sâu bệnh kém, khi trồng ra ruộng sản xuất tỷ lệ sống thấp.

Quản lý sâu bệnh hại

Quản lý bệnh hại: Ở giai đoạn vườn ươm thường xuất hiện các bệnh sau:

+ Bệnh lở cổ rễ Bệnh lở cổ rễ ở cây cà chuaBệnh lở cổ rễ ở cây cà chua

– Phòng bệnh bằng cách:

+ Mật độ gieo không quá dày

+ Sử dụng phân chuồng hoai mục để bón lót

+ Làm giàn che để tránh mưa, gió nắng..

Quản lý sâu hại

– Giai đoạn vườn ươm thường xuất  hiện các loại sâu sau: Dế, kiến, sâu xám

– Biện pháp phòng

+ Phơi ải đất, bón vôi trước khi gieo

+ Luân canh cây trồng nước

– Biện pháp trừ: Phun thuốc BT, thuốc thảo mộc, dung dịch gừng, tỏi…

Huấn luyện cây giống

– Huấn luyện cho cây khỏe: Cây non trong vườn ươm luôn được sống trong điều kiện môi trường dinh dưỡng, nước, ánh sáng và nhiệt độ tối ưu. Vì vậy, nếu không được huấn luyện thì khi ra ngoài ruộng sản xuất gặp điều kiện ngoại cảnh bất lợi của tự nhiên, cây sẽ rất dễ bị chết hoặc chậm phát triển. Tốt nhất nên hạn chế nước tưới và chế độ chăm sóc dinh dưỡng cho cây trong vòng từ 3 – 5 ngày trước khi ra đồng nhằm mục đích cho cây chịu được ở môi trường khó khăn, sẽ dễ thích nghi khi ra ruộng sản xuất.

0