23/05/2018, 15:49

Khái niệm và đặc trưng nghệ thuật của bồn cảnh

Nghệ thuật của bồn cảnh (chậu cảnh – ) có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo ngữ nghĩa Bonsai là trong bồn – bồn cảnh hay chậu cảnh. Đó là tài sản quý báu của nhân dân từ 2000 năm nay, được hình thành từ nghệ thuật trồng cây và làm vườn. Chính tiêu chuẩn về sự hài hòa cân đối, tính khái quát cảnh sắc ...

Nghệ thuật của bồn cảnh (chậu cảnh – ) có nguồn gốc từ Trung Quốc. Theo ngữ nghĩa Bonsai là trong bồn – bồn cảnh hay chậu cảnh. Đó là tài sản quý báu của nhân dân từ 2000 năm nay, được hình thành từ nghệ thuật trồng cây và làm vườn. Chính tiêu chuẩn về sự hài hòa cân đối, tính khái quát cảnh sắc thiên nhiên, nét tám tưởng của người chơi khiến nghệ thuật này phát triển phồn vinh thịnh vượng theo lịch sử, văn hóa và xã hội và hiện trở thành thú chơi tao nhã yêu thích ở rất nhiều nước trên thế giới. Sáng tácnuôi trồng và thưởng thức bồn cảnh ngoài tác dụng độc đáo đổi với việc hun đúc tư tưởng tinh cảm còn làm phong phú thêm cuộc sống tinh thần con người.

Bồn cảnh là một loại nghệ thuật ngoại điện, sự kết hợp kì diệu tạo hình giữa cảnh, bồn và giá kê. Nó là sự tổng hợp khéo léo các loại hình nghệ thuật: Nghệ thuật làm vườn, hội họa thư pháp, thơ ca, gốm sứ, điêu khắc. Hình thái này sử dụng các vật liệu sống như thực vật và đá (hoặc vật thay thế đá) bố trí trong bồn chậu, thể hiện lý tưởng thẩm mỹ và tình cảm nghệ thuật của con người đối với tự nhiên và xã hội bằng các hình tượng nghệ thuật tái hiện lại cảnh tự nhiên.

Trải qua hàng nghìn năm phát triển và lựa chọn, đã hình thành những nét đặc trưng nghệ thuật của bồn cảnh (tuy việc nghiên cứu lịch sử phát triển của bồn cảnh ở hình thức sơ khai vẫn chưa được đầy đủ). Chúng ta có thể dùng các lý luận đặc trưng nghệ thuật của bồn cảnh hiện đại, làm sâu sắc hơn những hiểu biết về khái niệm bồn cảnh.

Tính quy định của bồn cảnh

Bồn cảnh nhất định phải có bồn (chậu). Bồn (chậu) cảnh có thể làm bằng gốm, sứ, đá, hình tròn, hoặc vuông… trước hết cần thỏa mãn yêu cầu sinh trưởng của cây trong bồn chậu, ngoài ra còn có tác dụng trang trí và làm nổi bật được tác phẩm trong bồn cảnh. Nếu không có bồn cảnh, các cây đó chỉ là phong cảnh tự nhiên hoặc cảnh trí trong công viên mà thôi. bồn cảnhbồn cảnh

Tính lập thể của bồn cảnh

Những vật liệu tạo hình bồn cảnh là những vật thể tự nhiên có dạng hình khối. Cây cối, cỏ, đá núi, bồn chậu, giá đặt bồn cảnh đều có không gian ba chiều (chiều cao, chiều rộng, chiều sâu). Bồn cảnh không giống như hội họa và nhiếp ảnh phong cảnh ở chỗ: Tranh phong cảnh và ảnh phong cảnh chỉ có không gian một chiều là mặt phẳng; bồn cảnh cũng không giống thơ ca chỉ có hình tượng của chữ viết. Bồn cảnh, đó là sự tạo hình lập thể thu nhỏ khái quát rất cao cảnh tự nhiên, có thể gọi nó là cảnh mini, bức tranh lập thể, bài thơ không lời.

Tính sinh tồn của bồn cảnh

Các bồn cảnh được tạo ra phải là cây cảnh đang sống, kể cả các cây cảnh mô tả phong cảnh tự nhiên. Một đặc trưng cơ bản của bồn cảnh là sự có mật của thực vật sống và chúng đang sinh trưởng trong bồn cảnh. Ngoài việc chiếm không gian ba chiều kế trên, nó còn tồn tại và phát triển theo thời gian, cho nên bồn cảnh tồn tại với không gian 4 chiều. Đây là tiêu chí rõ ràng, để phân biệt giữa tác phẩm nghệ thuật bồn cảnh với các tác phẩm nghệ thuật và hàng công nghệ có đặc trưng tương tự. Nếu trong bồn cảnh là những thực vật không có rễ, phải xếp nó vào loại nghệ thuật cắm hoa.

Tính quy định phong cảnh

Điều mà phần lớn bồn cảnh tái hiện là phong cảnh tự nhiên. Dù là bồn cảnh chỉ có một cây đơn độc hoặc bồn cảnh khô (kiểu kết hợp các loại cây hay bồn cảnh đá núi) đều là bồn cảnh độc lập tái hiện bằng sự đặc tả phong cảnh tự nhiên. Khi quan sát tât cả những phần phụ đặt trong cây cánh, không thấy có cây cảnh mô tả phong cảnh, chúng ta không thể thừa nhận đó là một bồn cảnh. Nếu các phần phụ như các ngôi nhà, đền miếu đất nung, tượng người, tượng thú to hơn cây cảnh, điều đó đã vi phạm và làm mất đi cái đặc trưng phong cảnh này của bồn cảnh và trở thành một tác phẩm thuộc loại mô hình kiến trúc và điêu khắc nặn tượng, không còn là tác phẩm bồn cảnh. Cây cảnh trong bồnCây cảnh trong bồn

Tính nghệ thuật “nhìn cái nhỏ mà thấy cái lớn”

Nhiều sản phẩm kỹ thuật lâm viên có tính thưởng thức cao nhưng không nhất thiết đều là tác phẩm nghệ thuật. Cỏ cây hoa lá trước mắt người thưởng thức với hình thái tự nhiên vốn có của nó, không được gia công tạo hình, không phải là tác phẩm nghệ thuật. Cây cảnh trong bồn không phải là hình thái biểu hiện bình thường tự thân, mà là cảnh tự nhiên tái tạo với thủ pháp nghệ thuật “nhìn cái nhỏ mà thấy cải lớn”, khiến người thường thức có một hình ảnh tự nhiên được thu nhỏ. Những loại cỏ có hình dáng cây cối có thể đặt trong bồn cảnh tượng trưng cho cây cối. Chỉ cần hòa hợp với tự nhiên, thủ pháp nghệ thuật “nhìn cái nhỏ thấy cái lớn” mới có thể vận dụng hoàn toàn được.

Tính tư tưởng của bồn cảnh

So với các loại hình nghệ thuật khác như hội họa, điêu khắc, tính tư tưởng của bồn cảnh chưa đủ ngang tầm. Nhưng bồn cảnh lại là “một hình thái ý thức xã hội thông qua hình tượng tạo hình, phản ánh đời sống xã hội, biểu hiện tư tưởng tình cảm của tác giả”, vì vậy chúng ta không thể phủ định tồn tại tính tư tưởng của nó và phải coi nó là một tác phẩm nghệ thuật. Thời cổ, người ta dùng bồn cảnh ngụ ý “đa tử đa phức”, “tuế triều thanh cung”; thời nay bồn cảnh lại lấy các mệnh đề như “sống sót sau cơn nguy”, “gió mưa thét gào”, “phượng múa”, “Bát tuân mã đồ” để biểu hiện cái tâm trong tư tưởng khác nhau. Những điều đó cho thấy, bồn cảnh phản ánh tính tất nhiên của hình thái ý thức. Tính tư tưởng của bồn cảnh phần lớn biếu hiện chính bằng tên gọi cưa bồn cảnh.

0