23/05/2018, 15:49

Chuẩn bị giống dưa chuột để trồng

Bài viết giúp bạn đọc nắm được đặc điểm thực vật học của cây dưa chuột, ưu và nhược điểm của các phương pháp gieo trồng dưa chuột, thành thạo kỹ thuật gieo hạt, làm bầu cho cây con theo Đặc điểm thực vật học của dưa chuột Rễ – Rễ dưa chuột thuộc loại rễ chùm gồm có rễ chính và rễ phụ Rễ ...

Bài viết giúp bạn đọc nắm được đặc điểm thực vật học của cây dưa chuột, ưu và nhược điểm của các phương pháp gieo trồng dưa chuột, thành thạo kỹ thuật gieo hạt, làm bầu cho cây con theo

Đặc điểm thực vật học của dưa chuột

Rễ

– Rễ dưa chuột thuộc loại rễ chùm gồm có rễ chính và rễ phụ Rễ cây dưa chuộtRễ cây dưa chuột

+ Rễ chính tương đối phát triển, phân bố chủ yếu ở tầng canh tác ở độ sâu từ 0 đến 30 cm, rộng 50 – 60 cm. Rễ chính có thể ăn sâu từ 60 – 100 cm, nếu trong điều kiện lý tưởng (đất có tầng canh tác dầy, nhiều mùn, tới xốp, thoáng khí) thì rễ có thể ăn sâu hơn nữa.

+ Rễ phân bố tương đối nông, chủ yếu ở tầng đất 0 – 20cm

Thân

– Thân dưa chuột thuộc loại thân thảo, có đặc tính bò leo, thân có độ dài từ 1 – 3 m, dài nhất có thể đạt trên 3m. Thân cây dưa chuộtThân cây dưa chuột

Trên thân cây chính hình thành các cấp cành 1 rồi đến cấp 2, cấp 3.

Trên thân chính ở mỗi nách lá trên thân mọc ra các tua cuốn và phân nhánh hoặc không phân nhánh.

Ở các đốt trên thân chính có lớp tế bào có khả năng phân chia mạnh làm cho lóng vươn dài

– Lá dưa chuột gồm có lá mầm và lá thật. Tua cuốn mọc trên thân chínhTua cuốn mọc trên thân chính

+ Lá mầm: (nhú ra đầu tiên) có hình trứng tròn dài làm nhiệm vụ quang hợp tạo vật chất nuôi cây và lá mới.

+ Lá thật là những lá đơn có cuống dài, lá có hình chân vịt 5 cạnh, 2 mặt phiến lá đều có lông.

Hoa

Hoa cái và hoa đựcHoa cái và hoa đực

– Hoa dưa chuột lá hoa đơn tính, (có hoa đực và hoa cái) thụ phấn khác hoa nhờ côn trùng và gió.

+ Hoa cái: Hình thành quả

+ Hoa đực: Thụ phấn cho hoa cái

Quả

quả dưa chuộtquả dưa chuột

– Quả dưa chuột thuộc loại quả thịt, có hình dáng, kích thước, màu sắc phụ thuộc vào từng giống.

Các yếu tố ngoại cảnh và sự sinh trưởng phát triển của cây dưa chuột

Nhiệt độ

Hạt dưa chuột có thể nẩy mầm tốt nhất ở nhiệt độ 12 -13ºC. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng phát triển của dưa chuột là 25 – 30ºC vào ban ngày và 18 – 21ºC vào ban đêm, nếu nhiệt độ cao quá 45ºC cây sẽ chết. Khi nhiệt độ dưới 15ºC cây sẽ bị mất cân bằng giữa quá trình đồng hóa và dị hóa.

Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian ra hoa của cây. Ở nhiệt độ thích hợp cây sẽ ra hoa cái ở ngày thứ 26 sau khi nẩy mầm. Nhiệt độ càng thấp, cây sẽ chậm ra hoa. Tổng tích ôn từ lúc nẩy mầm đến thu hoạch quả lần đầu ở các giống địa phương là 90ºC, đến thu hoạch là 1,65ºC.

Ánh sáng

Dưa chuột thuộc nhóm cây ưa sáng ngày ngắn. Độ chiếu sáng thích hợp cho cây sinh trưởng và phát dục là 10 – 12 giờ/ngày. Nắng chiều có tác dụng tốt đến hiệu suất quang hợp, làm tăng năng suất, chất lượng quả và rút ngắn thời gian lớn của quả. Cường độ ánh sáng thích hợp cho dưa chuột trong phạm vi 15.000 – 17.000 lux.

Ẩm độ

Quả dưa chuột chứa tới 90% nước nên yêu cầu vế độ ẩm của cây rất lớn, hệ số thoát nước cao nên dưa chuột là loại cây đứng đầu về nhu cầu nước trong họ bầu bí. Độ ẩm đất thích hợp cho dưa chuột là 85 – 95%. Khả năng chịu hạn của cây dưa chuột rất kém. Thiếu nước cây không những sinh trưởng kém mà còn tích lũy lượng cucurbitanxina là chất gây đắng trong quả. Nhu cầu về nước của dưa chuột ở thời kỳ cây ra hoa, tạo quả là cao nhất.

Ảnh hưởng của đất và dinh dưỡng

Do bộ rễ phát triển kém, sức hấp thu của rễ lại yếu nên dưa chuột yêu cầu đất trồng khắt khe hơn so so với khác trong họ. Đất trồng thích hợp là đất có thành phần cơ giới nhẹ như cát pha, đất thịt nhẹ, độ pH thích ứng 5,5 – 6,5.

Nghiên cứu về hiệu suất sử dụng phân khoáng chủ yếu của dưa chuột cho thấy dưa chuột sử dụng kali với hiệu suất cao nhất, tiếp đến là đạm, rồi lân. Dưa chuột không chịu được nồng độ phân cao nhưng lại nhanh chóng phản ứng với hiện tượng thiếu dinh dưỡng.

Phân đạm

– Là tên gọi chung của các loại phân bón vô cơ cung cấp đạm cho cây.

– Đạm là chất dinh dưỡng rất cần thiết và rất quan trọng đối với cây. Đạm là nguyên tố tham gia vào thành phần chính của clorophin, prôtit, các axit amin, các enzym và nhiều loại vitamin trong cây.

– Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều; lá cây có kích thước to, màu xanh; lá quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất cây.

– Phân đạm cần cho cây trong suốt quá trình sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh.

– Những loại phân đạm thường dùng bón cho cây dưa chuột: Phân đạm ure, amôn nitrat…

Phân lân

– Lân có vai trò quan trọng trong đời sống của cây dưa chuột. Lân có trong thành phần của hạt nhân tế bào, rất cần cho việc hình thành các bộ phận mới của cây.

Lân tham gia vào thành phần các enzim, các prôtêin, tham gia vào quá trình tổng hợp các axit amin.

Lân kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn sâu vào đất và lan rộng ra chung quanh, tạo thêm điều kiện cho cây chống chịu được hạn và ít đổ ngã.

Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều.

Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không thuận lợi: chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, chống một số loại sâu bệnh hại v.v…

Ở một số loại đất trên nước ta, lân trở thành yếu tố hạn chế đối với năng suất .

Bón quá nhiều phân lân trong nhiều trường hợp có thể làm cho cây dưa chuột bị thiếu một số nguyên tố vi lượng. Vì vậy, cần bón thêm phân vi lượng, nhất là Zn.

Các loại phân lân thường dùng trong trồng cây dưa chuột là phân lân nung chảy, phân lân Văn Điển, lân Lâm Thao…

Phân kali

Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá năng lượng trong quá trình đồng hoá các chất dinh dưỡng của cây dưa chuột.

Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây dưa chuột đối với các tác động không lợi từ bên ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh. Kali tạo cho cây cứng chắc, ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét.

Kali làm tăng phẩm chất quả và góp phần làm tăng năng suất của cây. Kali làm tăng hàm lượng đường trong quả làm cho màu sắc quả đẹp tươi, làm cho hương vị quả thơm và làm tăng khả năng bảo quản của quả.

Trên phương diện khối lượng, cây dưa chuột trồng cần nhiều K hơn N.

Nhưng vì trong đất có tương đối nhiều K hơn N và P, cho nên người ta ít chú ý đến việc bón K cho cây.

Trong cây K được dự trữ nhiều ở thân lá, rơm rạ, cho nên sau khi thu hoạch kali được trả lại cho đất một lượng lớn.

Kali có nhiều trong nước ngầm, nước tưới, trong đất phù sa được bồi hàng năm. Vì vậy, việc bón phân kali cho cây dưa chuột không được chú ý đến nhiều.

Hiện nay, trong sản xuất nông nghiệp càng ngày người ta càng sử dụng nhiều giống dưa chuột có năng suất cao. Những giống cây trồng này thường hút nhiều K từ đất, do đó lượng K trong đất không đủ đáp ứng nhu cầu của cây, vì vậy muốn có năng suất cao và chất lượng nông sản tốt, thì phải chú ý bón phân kali cho cây.

Những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học cho thấy trừ đất phù sa sông Hồng có hàm lượng kali tương đối khá, còn lại phần lớn các loại đất ở nước ta đều nghèo kali. Hàm lượng kali ở các loại đất này thường là dưới 1%.

Ở các loại đất xám, đất cát, đất bạc màu, đất nhẹ ở miền Trung nước ta, kali có ý nghĩa rất lớn trong việc làm tăng năng suất cây trồng. Kali cũng cho kết quả tốt trên đất xám Đông Nam Bộ.

Để sử dụng hợp lý phân kali cho cây dưa chuột cần chú ý đến những điều sau đây:

– Bón kali ở các loại đất trung tính dễ làm cho đất trở nên chua. Vì vậy ở các loại đất trung tính nên kịp thời bón thêm vôi.

– Kali nên bón kết hợp với các loại phân khác.

– Kali có thể bón thúc bằng cách phun dung dịch lên lá vào các thời gian cây kết hoa.

– Có thể bón tro bếp để thay thế phân kali.

– Bón quá nhiều kali có thể gây tác động xấu lên rễ cây, làm cây teo rễ. Nếu bón quá thừa phân kali trong nhiều năm, có thể làm cho mất cân đối với natri, magiê. Khi xảy ra trường hợp này cần bón bổ sung các nguyên tố vi lượng magiê, natri.

Các loại phân kali thường dùng để trồng dưa chuột là clorua kali…

Nhân giống dưa chuột

Chuẩn bị dụng cụ nguyên vật liệu cho việc nhân giống dưa chuột

– Các dụng cụ cần chuyển bị cho việc nhân giống dưa chuột như sau:

Hạt giống dưa chuột thường trồng

* Một số giống dưa chuột đang trồng phổ biến hiện nay

Các giống dưa chuột nước ta phần lớn đều là giống địa phương. Các giống này được phân ra 3 nhóm theo quy cách sử dụng thông qua kích thước quả.

– Nhóm quả ngắn (vùng trung du):có giống phổ biến là Tam dương – Vĩnh Phú Giống dưa qủa ngắnGiống dưa qủa
ngắn

+ Chiều dài quả 10cm , đường kính 2, 5 – 3cm,

+ Thời gian sinh trưởng ngắn (65 -80 ngày),

+ Năng suất thấp (12 – 1 5 tấn/ha),

+ Dạng quả ngắn này rất thích hợp cho đóng hộp, làm dấm.

– Nhóm quả trung bình (thuộc nhóm sinh trưởng vùng đồng bằng) gồm các giống Yên Mỹ, Thủy Nguyên (Hải Phòng), Yên Phong, Quế Võ (Hà Bắc): Giống dưa qủa trung bìnhGiống dưa qủa trung bình

+ Quả có kích thước dài 15 -20 cm, đường kính quả 3,5 – 4,5 cm,

+ Thời gian sinh trưởng 75 – 85 ngày, năng suất 22 – 25 tấn /ha

+ Các giống này thường để ăn tươi hay chẻ nhỏ để đóng vào lọ thủy tinh

– Nhóm quả dài: Giống dưa quả dàiGiống dưa quả dài

+ Dạng quả dài, to: Là các giống của Nhật Bản đem sang trồng để muối mặn. Đây là các giống lai F1, kích thước 30 – 40 x 4 – 6cm , khối lượng quả 200 – 400 g (khối lượng quả chín khoảng 700 g/quả ).

+ Dạng quả nhẵn: Là các giống F1 của Đài Loan.

+ Kích thước quả nhỏ hơn nhóm quả ngắn (25 – 30 x 4 – 5)cm, loại này dùng để ăn tươi , quả có màu xanh hay màu xanh đậm, gai trắng.

+ Năng suất cao: trung bình 30 – 35 tấn/ha, thời gian sinh trưởng 90 – 110 ngày.

Các giống dưa chuột đã và đang trồng phổ biến trong sản xuất: H1: Lai Sao Xanh 1; Yên Mỹ; PC1; An Hải và các giống lai F1, đều có thể sử dụng để sản xuất dưa chuột an toàn

– Giống VIGOR268 Giống dưa chuột lai F1 VIGOR 268 Giống dưa chuột lai F1 VIGOR 268

– Sinh trưởng mạnh, kháng bệnh rất tốt, thích hợp với thời tiết lạnh miền Bắc

– Quả suông đẹp, xanh vừa, ruột nhỏ

– Ăn giòn, ngọt, không đắng

– Giống dưa lai F1 CuC 472 Giống dưa chuột lai F1 CuC 472Giống dưa chuột lai F1 CuC 472

– Sinh trưởng mạnh, chống chịu bệnh tốt, trồng được quanh năm, vụ Đông Xuân và Hè Thu cho năng suất cao. Bắt đầu thu hoạch sớm, 38 – 39 ngày sau gieo, thời gian thu kéo dài. Trái thẳng 19 – 22 cm, màu xanh TB, nặng 180 – 190 gam, thịt dày, giòn ngon. Năng suất : 40 – 50 tấn/ha.

– Giống dưa chuột thơm TN 126 Giống dưa chuột thơm TN 126Giống dưa chuột thơm TN 126

Thời vụ: quanh năm

Thu hoạch: 30 – 32 ngày sau khi gieo

Khoảng cách trồng: hàng cách hàng 1.2m; cây cách cây 30 – 35 cm

Lượng giống gieo trồng/1000m²: 60 – 70g

– Giống dưa chuột CN516 Giống dưa chuột CN 516Giống dưa chuột CN 516

– Dưa chuột CN516 là giống nhập nội vào nước ta và được phân phối độc quyền bởi công ty TNHH Chánh Nông.

Đây là giống dưa chuột có khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, thời gian sinh trưởng 70 – 75 ngày, sau khi gieo khoảng 30 ngày cây bắt đầu cho thu hoạch quả.

Thời gian thu quả kéo dài 40 – 45 ngày.

Chiều dài quả 20 – 25 cm, đường kính quả 3 – 3,5cm, đặc ruột, vị ngọt, giòn, mùi thơm mát. Rất thích hợp cho ăn tươi và chế biến xuất khẩu.

Số quả thu hoạch được trên cây ở giống dưa chuột CN516 đạt 14 – 15 quả/cây, có nách cây cho thu 2 – 3 lượt quả, vỏ màu xanh đậm, ruột đặc, năng suất đạt 19 – 20 tạ/sào.

– Giống dưa chuột F1 GM – 801: Sinh trưởng và phát triển thân lá mạnh, nhiều hoa cái, dễ đậu quả. Thân và lá xanh bền, kháng bệnh vàng lá chân. Quả có chiều dài trung bình từ 18 – 20cm, màu xanh đậm. Thời gian thu hoạch từ 30 – 32 ngày sau trồng. Quả ra tập trung và được thu hoạch nhiều đợt. Giống dưa chuột F1 GM – 801Giống dưa chuột F1 GM – 801

Hạt giống dưa chuột bao tử

Giống dưa chuột bao tử Mento 170 Giống dưa chuột bao tử Mento 170Giống dưa chuột bao tử Mento 170

– Cây sinh trưởng khỏe, đẻ nhiều nhánh, các nhánh đều cho quả sai, mỗi mắt cho 2 – 3 quả đồng đều; thời gian cho thu hoạch kéo dài hơn các giống khác 15 – 20 ngày góp phần làm tăng năng suất. Năng suất trung bình 1,1 – 1,2 tấn/sào, chăm sóc thâm canh tốt có thể đạt 1,7 – 1,8 tấn/sào, cao hơn các giống khác 15 – 20%.

– Quả xanh hơi thẫm, nhiều gai, cùi dày, ít ruột, chắc quả, nặng cân, đồng đều, ăn giòn; khi đóng lọ có màu xanh vàng sáng rất đẹp, hấp dẫn khách hàng hơn quả của các giống khác, tỷ lệ quả đạt tiêu chuẩn cao hơn; có thể khai thác được nhiều dạng nguyên liệu: bao tử, trung tử, dưa chuột đóng lọ 6 x 9cm v.v… nên hiệu suất thu hồi nguyên liệu cao dẫn đến hiệu quả sản xuất càng cao.

– Khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn các giống khác, đặc biệt là chịu úng tốt. Vụ đông năm 2008, nhiều vùng ở Lý Nhân bị mưa to ngập lụt 4 – 5 ngày liền, trong khi hầu hết các giống khác bị chết cây dẫn đến thất thu thì giống Mento 170 vẫn hồi phục và tiếp tục cho quả sau khi đã tháo cạn nước, bón phân, chăm sóc.

– Giống dưa chuột bao tử Ajax F1: Lai tạo bởi Nunhems Hà Lan. Cây khoẻ, chống chụi rét và sương muối, chống chịu gió mùa Đông Bắc trong vụ Thu Đông. Lá dày màu xanh đậm,chống chịu cao vời bệnh Sương Mai (Downy Mildew). Quả ngắn, nhiều gai đến lần thu hoạch cuối cùng, màu xanh đậm, sau chế biến ăn ròn. Ajax F1 thích hợp cho trồng vụ Thu -Đông và vụ Xuân tại miền bắc. Mật độ trồng: 750 – 800 cây/sào Giống dưa chuột bao tử Ajax F1 Giống dưa chuột bao tử Ajax F1

– Giống dưa chuột bao tử Anaxo F1: Lai tạo bởi Nunhems Hà Lan. Cây khoẻ, chống chụi rét cao,chống chịu gió mùa Đông Bắc trong vụ Thu Đông. Lá dày màu xanh đậm, chống chịu cao vời bệnh Sương Mai (Downy Mildew). Quả ngắn, nhiều gai đến lần thu hoạch cuối cùng, quả màu xanh đậm, sau khi chế biến ăn ròn. Anaxo F1 thích hợp cho trồng vụ Thu -Đông và vụ Xuân tại miền Bắc. Mật độ trồng: 750 – 800 cây/sào. Giống dưa chuột bao tử Anaxo F1Giống dưa chuột bao tử Anaxo F1

Kỹ thuật xử lý, ngâm ủ hạt giống

Chuẩn bị dụng cụ ngâm ủ hạt giống

Cát ẩm; Xô chậu; Nước nóng, nước sạch; Lượng hạt giống cần dùng cho 1 sào Bắc Bộ khoảng 25 – 35g/sào.

Các bước tiến hành

Bước 1: Pha nước ấm khoảng 35 – 40ºC. Dùng 2 phần nước sôi + 3 phần nước lạnh để được lượng nước ấm khoảng 35 – 40ºC Hạt giống dưa chuột được ngâm ủ trong nước ấm 35 – 40oCHạt giống dưa chuột được ngâm ủ trong nước ấm 35 – 40ºC

Bước 2: Cho hạt giống vào ngâm. Hạt giống được ngâm trong khoảng thời gian từ 4 – 6 giờ

Bước 3: Vớt hạt giống ra, rửa sạch hết nhớt bám trên hạt. Sau khi ngâm hạt được vớt ra và rửa sạch đến khi thấy hết nhớt bám trên hạt là đạt. Vớt hạt giống dưa chuột ra rửa sạch nhớtVớt hạt giống dưa chuột ra rửa sạch nhớt

Bước 4: Vớt hạt giống ra ủ trong cát ẩm hoặc giẻ ẩm. Hàng ngày kiểm tra, khi hạt có rễ dài 2 – 3 mm tra vào bầu hoặc đem gieo Ủ hạt giống trong cát hoặc giẻ ẩmỦ hạt giống trong cát hoặc giẻ ẩm

Gieo trồng cây giống

Hạt giống dưa chuột nảy mầmHạt giống dưa chuột nảy mầm

Gieo hạt dưa chuột vào bầu nilon (khay)

* Chuẩn bị dụng cụ: Bầu nylon, khay nhựa; Đất mùn, đất bột; Trấu, rác mục; cuốc, xẻng; Thùng tưới nước Các loại dụng cụ: cuốc, xẻng, khay nhựa…Các loại dụng cụ: cuốc, xẻng, khay nhựa…

 

* Các bước tiến hành

Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu: Thành phần đất vô bầu (sau khi đã sàng (rây) để loại bỏ rác, cục đất to) thường gồm: 40 % đất + 30% trấu hun (mùn mục) + 30 % phân chuồng. Trấu hunTrấu hun

Bước 2: Trộn đều đất + Trấu + phân chuồng hoai mục lại với nhau Trộn đất và trấu hun, phân chuồng hoai mụcTrộn đất và trấu hun, phân chuồng hoai mục

Bước 3: Đục lỗ thoát nước cho túi bầu nylon. Túi bầu bằng nilon, kích thước 6 x 8 cm được đục lỗ hoặc cắt góc phía dưới để thoát nước. Túi bầu được đục lỗ thoát nướcTúi bầu được đục lỗ thoát nước

Bước 4: Cho hỗn hợp đất vào bầu nilon, vào khay nhựa. Khi cho đất vào bầu, dùng tay hơi nén chặt đất trồng bầu để cho bầu không bị đổ khi xếp bầu thành luống. Cho hỗn hợp đất vào bầu nilon, khay nhựaCho hỗn hợp đất vào bầu nilon, khay nhựa

Bước 4: Tra hạt vào bầu đất, khay nhựa Tra hạt vào bầu đấtTra hạt vào bầu đất

– Tra hạt giống vào bầu đất, tiến hành tra hạt nhẹ nhàng, tránh làm hạt gãy mầm.

– Đặt hạt nằm ngang, rễ hướng xuống đất, đặt hạt sâu khoảng 1 cm rồi phủ lên trên 1 lớp đất mỏng 0,5 cm. Đặt 1 hạt/1 bầu (ô đất). Mỗi sào cần 1.000 bầu (cả dự phòng). Bầu cây con đặt nơi có ánh sáng, thoát nước tốt, làm giàn che chống rét nếu nhiệt độ < 15ºC hoặc khi có mưa lớn. Khi cây có 1 – 2 lá thật (sau gieo 7 – 10 ngày) thì trồng ra ruộng.

Bước 5: Tưới nước giữ ẩm cho hạt giống. Thường xuyên tưới nước giữ ẩm cho hạt tạo điều kiện cho hạt nảy mầm và phát triển thuận lợi.

Gieo hạt trên nền đất

– Trộn phân chuồng hoai mục với đất bùn tỷ lệ 1:1, rải trấu xuồng dưới nền trước khi dàn bùn. Độ dày bùn 3 cm, khi ráo cắt ô vuông 5 x 5 cm.

– Đặt hạt nằm ngang, rễ hướng xuống đất, đặt hạt sâu khoảng 1 cm rồi phủ lên trên 1 lớp đất mỏng 0,5 cm. Đặt 1 hạt/ 1 bầu (ô đất). Mỗi sào cần 1.000 bầu (cả dự phòng). Bầu cây con đặt nơi có ánh sáng, thoát nước tốt, làm giàn che chống rét nếu nhiệt độ < 15ºC hoặc khi có mưa lớn. Khi cây có 1 – 2 lá thật (sau gieo 7 – 10 ngày) thì trồng ra ruộng.

Chăm sóc cây con giai đoạn vườn ươm

Tưới nước

Cây dưa chuột ở giai đoạn mọc 2 lá Cây dưa chuột ở giai đoạn mọc 2 lá

– Dùng ô doa tưới đều trên mặt luống

– Tưới phun mưa bằng hệ thống máy bơm

– Trời nắng nóng, độ ẩm thấp đất khô hanh

+ Tưới 2 lần/ngày

+ Tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát

– Trời rét tùy độ ẩm đất

+ Tưới 1 lần/ngày hoặc 2 lần/ngày

+ Tưới vào lúc 10 – 11 giờ sáng hoặc 3 – 4 giờ chiều

Bón phân thúc

– Vườn ươm không cần bón nhiều phân thúc

– Trường hợp bón phân thúc khi cây sinh trưởng phát triển kém:

+ Phân đạm 0,1 % pha với nước sạch

+ Bón thúc tối đa 2 lần (lần 1 khi cây có 2 – 3 lá thật, lần 2 sau lần 1 khoảng 7 – 10 ngày)

Lưu ý: Trước khi nhỏ đi trồng 10 ngày không được bón thúc

– Không nên bón thúc nhiều lần làm cây con quá tốt, non, khả năng chống chịu kém, khi trồng ra ruộng sản xuất tỷ lệ sống kém.

Tiêu chuẩn cây dưa chuột giống

– Tiêu chuẩn cây giống Cây con giống dưa chuột đủ tiêu chuẩnCây con giống dưa chuột đủ tiêu chuẩn

+ Cây khỏe, to, mập, cứng cáp, rễ thẳng.

+ Cây cao từ 3 – 5 cm, có từ 2 – 3 lá thật.

+ Không bị sâu bệnh và dập nát.

Lưu ý:

– Huấn luyện cây con trước khi đem trồng

+ Tuyệt đối không tưới nước cho cây con 4 – 7 ngày trước khi nhổ đi trồng ra ruộng sản xuất

+ Trước khi nhổ đi 4 – 5 giờ, phải tưới đẫm nước cho đất mềm, nhổ cây không bị đất rễ hoặc hỏng cây

0