Chơi và nuôi chim chích chòe
Thức ăn cho chích chòe Chích chòe thích ăn cào cào, châu chấu, trùn dế, sâu bọ và lạc trộn trứng. Trường hợp chim không biết ăn bột lạc ta trộn chung bột và sâu cho chim ăn, dần dần chim sẽ quen và bắt đầu ăn bột. Tắm cho chích chòe Khi chích chòe đã nên hình nên vóc, lông non đã cứng, nhảy ...
Thức ăn cho chích chòe
Chích chòe thích ăn cào cào, châu chấu, trùn dế, sâu bọ và lạc trộn trứng. Trường hợp chim không biết ăn bột lạc ta trộn chung bột và sâu cho chim ăn, dần dần chim sẽ quen và bắt đầu ăn bột.
Tắm cho chích chòe
Khi chích chòe đã nên hình nên vóc, lông non đã cứng, nhảy nhót tung tăng, thấy tay người biết đeo mổ là có thể tập tắm nước.
Sang chim qua lồng tắm, mới đầu chim không chịu qua lồng tắm thì bắt chim thả qua, chim thấy lạ sẽ nhảy lung tung, ta nên để chim ở nơi yên tĩnh, trước đó trong chậu tắm (không có nước) ta để sẵn một ít sâu tươi, chim thấy sâu bò, sẵn đang đói thì xuống ăn, chờ chim ăn xong ta đuổi chim về lồng nuôi.
Dụ chim ăn sâu trong chậu tắm rồi đuổi về lồng nuôi cho chim quen, đó là tập cho chim phản xạ có điều kiện và quen dần với lồng tắm. Về sau tiếp tục cho ít nước và sâu vào chậu, chim ham ăn sâu, xuống nước quen rồi thì sẽ tự tắm. Nên lưu ý không cho nước quá gối chim vì chích chòe đất là loài nhát nước, nếu đổ nhiều nước chim sợ chết chìm sẽ không tắm. Cho chim tắm khoảng từ 10 – 12 giờ trưa là tốt, chim tự tắm thì sẽ tự rỉa lông, chim lấy dầu ở bầu phao câu rỉa từng cọng lông cho bộ lông mượt mà. Không nên gấp gáp bắt ép chim tắm khi đang còn lo sợ, chim không chịu tắm sau này sẽ khó tập lại được.
Cầu lồng tắm nên đặt ngang với cầu lồng nuôi, chim trống thấy bay qua đậu dễ dàng. Không nên thay đổi lồng tắm và chậu tắm khi chim đã quen cái cũ. Chim tắm là chim xuống nước ngâm mình đập cánh, đập đuôi, xù lông, nhún đầu vung vẩy nước văng tung toé, xong nhảy lên cầu rỉa lông là một đợt, cho chim tắm khoảng ba đợt là đủ, xong cho chim về lồng nuôi và cho phơi nắng. Phơi nắng, tắm nắng là chim đứng trên cầu rỉa lông, xuống đáy lồng duỗi cánh, duỗi đuôi, xù lông cho nắng đi vào da, lông diệt rận, mạt. Cho chim tắm nắng khoảng 20 phút thì mang vào chỗ mát, để chim khỏi “hóc nắng”, khi chim tắm ta tranh thủ vệ sinh lồng nuôi, canh chừng chó, mèo vồ chim. Khi sang lồng tắm và đuổi chim về lồng nuôi nên cẩn thận coi chừng sổng mất chim.
Chăm sóc chích chòe trong thời gian thay lông
Trong tự nhiên, chích chòe nhận biết được mùa thông qua sự thay đổi của khí hậu và môi trường. Có thể những tín hiệu từ việc thay đổi nhiệt độ, mưa, áp suất không khí, độ ẩm xung quanh mà chích chòe nhận biết là tới mùa sinh sản của nó. Lông mới sẽ mọc ra và đẩy lông cũ ra ngoài. Vài tháng tiếp theo, chích chòe sẽ tìm kiếm những nơi yên tĩnh và an toàn để vượt qua chu kỳ quan trọng hàng năm này. Sau giai đoạn này, mức testosterone của chích chòe sẽ tăng lên và chim bắt đầu có lửa trở lại. Chích chòe sẽ biểu hiện tính các cứ lãnh địa bằng giọng hót của mình để cảnh báo những kẻ xâm nhập khác và kêu gọi bạn tình. Khi chúng bắt cặp, một sự thay đổi hormone diễn ra và chúng thể hiện bản năng chăm sóc con của mình.
Trong điều kiện nuôi nhốt, bản năng tự nhiên này có thể bị thay đổi. Môi trường, thực phẩm, các cuộc đấu ở nơi dợt đều có thể gây cho chim sự thay đổi khác với trong tự nhiên. Điều này đôi khi có thể ảnh hưởng đến thời gian thay lông hoặc gây phản ứng không tự nhiên khác của chim. Một người nuôi chim giàu kinh nghiệm sẽ biết cách làm cho con chim tốt hơn mà không gây hại chúng. Còn người mới chơi đôi khi có thể tự hỏi tại sao con chim thay lông sớm hay muốn hơn, tại sao chim rớt lông, tại sao chim không có lửa.
Với , bộ lông chiếm 20% protein của cơ thể vì vậy cung cấp protein là quan trọng trong quá trình thay lông. Các axit amino là cấu trúc cơ bản của protein và lưu huỳnh có chứa 2 axit amin methionine và cysteine là rất quan trọng cho việc hình thành và phát triển bộ lông.
Côn trùng là nguồn cung cấp lưu huỳnh có chứa các axit amin cho loài chim ăn côn trùng. Các nguồn khác là trứng, cá và thịt.
Thay lông gây nhiều khó khăn cho chích chòe, có lẽ chỉ đứng sau đẻ trứng. Ngoài ra còn có sự gia tăng các yêu cầu khác ngoài protein. Canxi trong máu sẽ giảm trong quá trình thay lông. Vitamin cũng cần được bổ sung trong giai đoạn căng thẳng này.
Trong thời gian thay lông, sử dụng thuốc có thể gây bất lợi đến sự tăng trưởng và phát triển của lông. Một ví dụ là anthelmintics fenbenzadole, có thể ảnh hưởng xấu đến bộ lông nếu được sử dụng trong thời gian thay lông. Tốt nhất là không dùng thuốc trong thời kỳ này.
Khi thay lông nhìn chim khá xơ xác – điều này là bình thường. Ngoài việc sử dụng bột, cần bổ sung thêm cá bảy màu, mealworms và dế vào cuối ngày.
Chích chòe thay lông phải được nghỉ ngơi nhiều. Phải phủ áo lồng trong suốt giai đoạn này trừ khi cho chích chòe tắm và phơi nắng sau đó. Mặc dù trùm áo lồng nhưng chim có thể hót chuyện, thỉnh thoảng hót sổng – điều đó chứng tỏ chim được chăm sóc tốt khi thay lông.
Để đem lại lửa cho chích chòe lửa và duy trì độ lửa sau đó. Điều đầu tiên cần lưu ý chim có lửa là do các hormone testosterone hiện diện trong cơ thể nó. Nếu không có hormone này, chim sẽ không hót. Nếu chích chòe được chăm sóc tốt trước và trong khi thay lông, chích chòe vẫn có một lượng testosterone trong cơ thể và nó sẽ vẫn hót và biểu diễn trong suốt quá trình thay lông mặc dù nó ít năng động hơn. Nếu chích chòe bị xù hoặc không có phản ứng khi được đặt cùng những con có lửa khác trong thời gian thay lông, bạn sẽ cần phải xem xét lại cách chăm sóc.
Vào cuối mùa thay lông, lượng testosterone trong cơ thể chích chòe dần dần tăng lên. Cùng với sự gia tăng testosterone thì chim cũng bắt đầu có lửa với bộ lông tốt. Điều này xác nhận rằng chim được cho ăn và chăm sóc tốt trong quá trình thay lông. Nếu được nuôi cẩn thận chích chòe sẽ bắt đầu hót vào cuối kỳ thay lông.
Hầu hết chúng ta trở nên thiếu kiên nhẫn và đem chim đi dợt sớm. Điều này có thể là một sai lầm. Nếu đuôi chính còn đang phát triển, rễ của nó còn mềm mại và có thể bị hư hỏng nếu chim đánh đuôi mạnh bạo khi ra nơi dợt. Ngoài ra, khi chim chưa ở đỉnh lửa mà đặt nó trong một nơi gồm nhiều chim dữ đe dọa nó. Điều này gây bất lợi cho chích chòe và có thể ảnh hưởng đến độ lửa của nó sau khi thay lông.
Người chơi nên học cách kiên nhẫn. Đa phần chim sẽ đạt độ lửa sau khi hoàn thành thay lông khoảng 1 tháng rưõi. Nghĩa là tiếp tục đặt lồng chim trong một góc yên tĩnh để chim không bị ảnh hưởng bởi những con lửa khác. Áo lồng nên được phủ kín và cho đến khi bạn chắc chắn rằng thay lông được hoàn tất, áo lồng có thể được mỏ ra và bạn sẽ thưởng thức tài nghệ của chích chòe với giọng hót sổng và cách biểu diễn của nó. Chỉ nên được đưa đến chỗ dợt chim sau khi nó đã đạt đến đỉnh lửa. Không nên đi dợt quá thường xuyên. Nếu bạn làm như vậy chim sẽ bị căng thẳng, Nó sẽ xuống lửa và thay lông bất thường.
Thông thường, chích chòe lửa thay lông mỗi năm một lần. Độ lửa của chim sẽ tăng lên sau mỗi lần thay lông và vào mùa sinh sản của nó, tiếp theo là quá trình làm tổ và chăm sóc chim con, rồi giảm dần độ lửa để tiếp cận mùa thay lông kế tiếp. Diễn biến sinh lý học bình thường của chim là do sự điều tiết của các hormone.
Chích chòe lửa rụng bất thường một sợi lông phóng ngoài chu kỳ thay lông hàng năm. Cơ thể chim cần phải sản xuất các hormone để tái phát triển lông. Các hormone cần thiết cho sự tái tăng trưỏng lông sẽ không giống như việc thay lông bình thường. Nếu lông rụng là từ cánh, chim đã bị mất lông quan trọng có thể ảnh hưởng đến khả năng bay và sự sống còn. Việc mất lông cánh như vậy có khả năng kích hoạt sự gia tăng các hormone làm cho lông bị mất tái phát triển mà không cần chò đợi đợt thay lông hàng năm.
Mặt khác, sợi lông phóng (đuôi) bị rụng là không quan trọng đốỉ với sự sống còn của chim. Theo đó, có thể không có một sự gia tăng các hormone để tái phát triển sợi lông mới mà phải đợi đến đợt thay lông tiếp theo. Nếu vậy, việc thay lông rụng nên diễn ra cùng lúc với tất cả các lông khác.
Liệu sợi lông phóng bị rụng, khi mọc lại có phát triển đến độ dài giống như lông đuôi còn lại? Thông thưòng, khi chim đã có một đợt thay lông tốt, đuôi sẽ đạt được chiều dài tối đa của nó và lông thay thế ngoài chu kỳ thay lông hàng năm sẽ không bằng lông đuôi còn lại, trừ khi đó là chim non. Vì chim non có thể thay lông 2 lần/năm và sau đợt thay lông lần hai, lông đuôi có thể dài hơn 20% so với đợt thay lông đầu tiên. Trong trường hợp này, lông mọc lại có thể dài hơn so với lông đuôi còn lại.
Biết rằng việc gia tăng các hormone điều chỉnh sự tăng trưởng của bộ lông, sự mọc lại của sợi lông bị rụng bất thường chủ yếu phụ thuộc vào khoảng thời gian mà các hormone gia tăng cho sự tăng trưởng của đuôi mới. Thông thường, việc gia tăng các hormone sẽ dừng lại trước khi lông đuôi mới đã đạt được độ dài tốỉ đa của nó. Vì vậy, lông mọc lại sẽ ngắn hơn đuôi còn lại.
Để các lông mới mọc với chiều dài tối đa, dinh dưỡng và môi trường sống của chim nên giống như trong quá trình thay lông hàng năm. Một điều nữa là không nên mang chim di dợt vì có thể dẫn đến sự gia tăng testosterone làm chống lại các hormone cần thiết cho sự tăng trưởng lông và sẽ dẫn đến một lông ngắn hơn.
Sự khác biệt trong chiều dài giữa các lông phóng có thể còn tồn tại sau đợt thay lông tiếp theo. Một sợi lông phóng rụng và mọc lại ngoài quá trình thay lông hàng năm làm rối loạn chu trình thay lông của nó. Nó sẽ không có được chiều dài như bình thường và khi đến mùa thay lông tiếp theo sợi lông này có thể thay lông hoặc không thay lông. Nếu nó không rơi cùng lúc với sợi lông phóng còn lại, một lần nữa sẽ có sợi ngắn sợi dài. Thậm chí nếu nó rụng cùng với đuôi còn lại, việc gia tăng hormone để tái phát triển lông trong một giai đoạn ngắn hơn cũng ảnh hưỏng đến chiều dài của lông. Có thể mất 1 hoặc 2 chu kỳ thay lông để 2 sợi lông phóng dài bằng nhau.
Có thể nói rằng yếu tố quan trọng nhất ảnh hưỗng đến sự thành công hay thất bại trong việc nuôi chích chòe lửa là kết quả của quá trình thay lông hàng năm.
Một kỳ thay lông xấu gần như chắc chắn sẽ ảnh hưỏng đến độ lửa và ngoại hình của chim. Một ngoại hình hoàn hảo từ việc thay lông tốít là một dấu hiệu cho thấy chim có sức khỏe và được chăm sóc đúng cách.
Có những thay đổi sinh lý khác diễn ra bên cạnh việc mọc lông mới trong quá trình thay lông. Quá trình chuyển hóa các hormone diễn ra trong cơ thể chim dẫn đến việc thay lông và giúp chim đạt đỉnh lửa sau đó. Mức testosterone tăng lên sau đợt thay lông tốt là một sự xuất hiện tự nhiên để chuẩn bị cho thời kỳ sinh sản sau đó. Một con chim trải qua một kỳ thay lông tốt trong tự nhiên sẽ có được sự chuẩn bị tốt cho công việc tiếp theo, với bộ lông mới tràn đầy sinh lực để đối mặt với những thách thức trong đó có việc cạnh tranh bảo vệ lãnh thổ và kêu gọi bạn tình. Do đó, thay lông hàng năm là yếu tố cơ bản để khẳng định việc nuôi dưỡng chích chòe lửa có tốt hay không vì nó ảnh hưởng đến việc chim có “ra dáng” hay không.
Trong quá trình thay lông, các lông đuôi dài nhất sẽ phát triển với tốc độ khoảng 2,5cm mỗi tuần. Nó sẽ mất khoảng 3 tháng để hoàn tất việc thay lông. Nếu mọi thứ tốt, chim sẽ có lửa dần dần sau khi hoàn thành việc thay lông và cao điểm là vào khoảng 2 tháng hoặc lâu hơn sau khi thay lông.
Một chích chòe lửa khỏe mạnh sẽ thay lông 3 lần trong 2 năm đầu tiên của cuộc sống và sau đó, một lần mỗi năm. Chiều dài đuôi của một chích chòe lửa chưa trưởng thành dự kiến sẽ tăng sau mỗi đợt thay lông, cho đến lần thay lông thứ tư. Chiều dài đuôi cuối cùng được xác định bởi gien của nó. Thức ăn phù hợp và chăm sóc tốt sẽ giúp cho lông đuôi phát triển đến mức tối đa về mặt di truyền.
Cho ăn và chăm sóc không đúng cách có thể dẫn đến việc có sợi lông ngắn lông dài (lông đuôi) sau mỗi kỳ thay lông. Với sự chăm sóc thích hợp và cho ăn đầy đủ, đuôi vẫn có thể lấy lại độ dài trước đây của nó ở kỳ thay lông tiếp theo.
Căng thẳng, cho ăn không phù hợp, thay đổi đột ngột của chế độ ăn và bệnh tật có thể gây ra việc thay lông trước định kỳ. Khi điều này xảy ra, chiều dài đuôi có thể không phát triển đầy đủ sau thay lông. Vào cuối kỳ thay lông bất thường này, có thể chim không đạt đến đỉnh lửa, độ lửa của nó tùy thuộc vào yếu tố ảnh hưởng nhiều hay ít (căng thẳng, bệnh tật, thức ăn…).