25/05/2018, 17:56
Vai trò của các doanh nghiệp khởi nghiệp với sự phát triển du lịch bền vững
(ĐHVH HN) Phát triển bền vững là xu thế tất yếu của xã hội, du lịch cũng không nằm ngoài xu thế đó. Để phát triển du lịch bền vững cần có sự phối hợp của rất nhiều bên hữu quan: Các nhà quản lý, các doanh nghiệp, cư dân địa phương, khách du lịch…trong đó vai trò của các doanh nghiệp khởi ...
(ĐHVH HN) Phát triển bền vững là xu thế tất yếu của xã hội, du lịch cũng không nằm ngoài xu thế đó. Để phát triển du lịch bền vững cần có sự phối hợp của rất nhiều bên hữu quan: Các nhà quản lý, các doanh nghiệp, cư dân địa phương, khách du lịch…trong đó vai trò của các doanh nghiệp khởi nghiệp là vô cùng quan trọng. Đây là những nhân tố mới nhưng cần thiết, là những doanh nghiệp có tinh thần dám đối diện thử thách, không sợ khó khăn và là những doanh nghiệp có những ý tưởng mới lạ, độc đáo để góp phần làm phong phú, khác biệt hóa sản phẩm du lịch, tạo lợi thế cạnh tranh cho du lịch Việt Nam, từ đó góp phần vào việc đảm bảo sự phát triển bền vững cho kinh tế du lịch.
Việt Nam là một quốc gia đã có hàng nghìn năm lịch sử, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, hiện nay trên cả nước có khoảng gần 8000 lễ hội khác nhau cùng với những nét văn hóa vô cùng độc đáo. Đây là một trong những điều kiện rất thuận lợi cho phát triển du lịch. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển du lịch Việt còn tồn tại nhiều vấn đề: Sản phẩm chưa thực sự độc đáo, kinh doanh còn chộp dật, môi trường bị ô nhiễm…Chính vì vậy việc phát triển du lịch bền vững đang được đặt ra như một thách thức lớn. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả sẽ đề cập đến những vấn đề như: Du lịch bền vững là gì, tại sao phải phát triển du lịch bền vững, vai trò của các doanh nghiệp khởi nghiệp với sự phát triển du lịch bền vững.
1. Các khái niệm
1.1. Du lịch bền vững và phát triển du lịch bền vững
Theo điều 4, Luật Du lịch Việt Nam năm 2005: “ Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai”
Phát triển du lịch bền vững được tổ chức du lịch thế giới định nghĩa: “Sự phát triển bền vững của ngành du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và của địa phương du lịch, đồng thời bảo vệ và thúc đẩy cơ hội phát triển cho tương lai. Sự quản lý của ngành phải cân bằng và đáp ứng được nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ mà vẫn duy trì được các giá trị của sinh thái, văn hóa và môi sinh". Hoặc: "Du lịch bền vững là các hình thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du lịch và cộng đồng địa phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Du lịch khả thi về kinh tế nhưng không phá hủy tài nguyên mà tương lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phương"
Theo định nghĩa trên, để phát triển du lịch bền vững cần đạt được ba yếu tố
- Sự bền vững về tài nguyên và môi trường
- Sự bền vững về văn hóa xã hội
- Sự bền vững trong phát triển kinh tế
1.2. Khởi nghiệp
Ở Việt Nam, khởi nghiệp mới được nhắc đến trong một vài năm trở lại đây. Phong trào khởi nghiệp được phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát động và đang được các bạn trẻ đón nhận rất tích cực. Thế nhưng, để nói đến vấn đề phức tạp này, thì điều đầu tiên chúng ta cần quan tâm đến là ý nghĩa của tên gọi: “Khởi nghiệp” hay “Startup”. Trên thực tế chưa có một quy định cụ thể nào về các khái niệm này. Luật thì chúng ta chưa có nhưng mới đây trong “Dự thảo luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa” đã xác định:
Khởi nghiệp là quá trình hiện thực ý tưởng kinh doanh, bao gồm quá trình thành lập và vận hành doanh nghiệp trong vòng 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Trong khi đó, khái niệm “Startup” lại được định nghĩa trong dự thảo này là "khởi nghiệp sáng tạo" mà không phải đơn thuần là khởi nghiệp. Tại khoản 9 điều 3 Dự thảo nêu: Khởi nghiệp sáng tạo (startup) là quá trình khởi nghiệp dựa trên việc tạo ra hoặc ứng dụng kết quả nghiên cứu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa và có khả năng tăng trưởng nhanh.
Dù định nghĩa như thế nào thì quá trình khởi nghiệp cũng cần ba yếu tố sau:
- Tinh thần khởi nghiệp
- Sự sáng tạo (tri thức)
- Sự hỗ trợ về vốn
Trong bài viết này tác giả sẽ tìm hiểu mối quan hệ giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với phát triển du lịch bền vững dựa vào ba yếu tố trên.
1.3. Sự cần thiết phải phát triển du lịch bền vững.
Du lịch đã trở thành một lĩnh vực hoạt động kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới hơn 150 năm qua trong đó có Việt Nam. Giá trị kinh tế - xã hội của du lịch đã nhanh chóng được thừa nhận khi nó đóng góp không nhỏ vào việc tạo thu nhập và việc làm cho dân cư. Hơn nữa, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có định hướng tài nguyên rõ rệt và có nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành liên vùng, xã hội hóa cao. Vì vậy, việc phát triển du lịch bền vững cần có sự liên kết, chung sức của nhiều ngành, nhiều địa phương và của toàn xã hội. Việc phát triển du lịch bền vững góp phần quan trọng vào việc phát triển bền vững của đất nước. Cụ thể được thể hiện trong ba trụ cột của phát triển du lịch bền vững: Tài nguyên - môi trường, văn hóa – xã hội, kinh tế.
- Đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi trường: Phát triển du lịch bền vững giúp sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường tự nhiên – Yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch, duy trì quá trình sinh thái thiết yếu, giúp duy trì di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học tự nhiên.
- Đảm bảo sự bền vững về văn hóa, xã hội: Phát triển du lịch bền vững nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của cộng đồng địa phương, bảo tồn những di sản văn hóa và các giá trị truyền thống, tôn trọng tính trung thực về xã hội đóng góp vào sự hiểu biết và chia sẽ liên văn hóa.
- Đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế: Phát triển du lịch bền vững để có thể đảm bảo sự hoạt động kinh tế được tồn tại lâu dài, cung cấp những lợi ích kinh tế xã hội đến với tất cả những người hưởng lợi (Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, nhà cung cấp, khách du lịch, cư dân địa phương…) và được phân bổ một cách công bằng, đóng góp vào việc xóa đói giảm nghèo, xây dựng cộng đồng địa phương…
2. Thực trạng phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam và vai trò của các doanh nghiệp khởi nghiệp.
2.1. Thực trạng phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam
Với tốc độ phát triển nhanh và quy mô lớn trong những năm gần đây ngành du lịch Việt Nam đã có sự khởi sắc đáng kể. Tính đến tháng 6/2016 Du lịch đã đóng góp trực tiếp vào GDP là 279.287 tỷ đồng (tương đương 6,6% GDP), tạo ra gần 3 triệu việc làm (cả trực tiếp và gián tiếp). Số lượng các doanh nghiệp du lịch tăng lên nhiều, trên cả nước hiện có khoảng 1500 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, hàng chục nghìn doanh nghiệp lữ hành nội địa, có hơn 18.000 cơ sở lưu trú với 355.000 buồng trong đó có 3000 khách sạn được xếp hạng từ 1 đến 5 sao.(Theo số liệu của Tổng cục du lịch Việt Nam).Với những thành tựu trên, du lịch Việt Nam đã phần nào đáp ứng được nhu cầu du lịch trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, ngành du lịch cũng bộc lộ một số những bất cập, cụ thể như sau:
- Do nhu cầu phát triển du lịch, nhiều diện tích đất đai bị khai phá để xây dựng cơ sở hạ tầng, như làm đường giao thông, khách sạn, các công trình thể thao, các khu vui chơi giải trí…Điều đó gây phá hoại hoặc làm tổn hại tới cảnh quan thiên nhiên, các hệ sinh thái. Hoạt động du lịch luôn ngắn liền với việc khai thác các tiềm năng tài nguyên môi trường tự nhiên như cảnh đẹp hùng vĩ của núi sông, biển và các giá trị văn hoá nhân văn. Trong nhiều trường hợp, do khai thác ồ ạt đã làm mất đi vẻ đẹp hoang sơ của cảnh quan thiên nhiên, làm biến dạng những giá trị văn hóa lịch sử. Môi trường du lịch có tác động qua lại với tất cả các yếu tố của môi trường chung. Sự suy giảm của môi trường nói chung ở một khu vực đồng nghĩa với sự đi xuống của hoạt động du lịch cũng như chất lượng của môi trường du lịch ở khu vực đó. Trường hợp ô nhiễm môi trường ở vùng biển Vũng Áng, Hà Tĩnh do Formosa gây ra là một ví dụ điển hình. Không những gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến việc khai thác du lịch ở vùng biển này trong vòng vài chục năm tới…
Hoạt động du lịch có thể gây tác động khác tới tài nguyên nước đặc biệt là các chất thải, các chất gây ô nhiễm do các khách sạn nhà hàng, các hoạt động vận tải thuỷ và khách du lịch tạo nên. Hiện nay ở nước ta, tình trạng rác thải bừa bãi tại các địa điểm du lịch, vui chơi giải trí còn phổ biến, điều đó không những ảnh hưởng tới vệ sinh công cộng và môi trường, mà còn gây cảm giác khó chịu cho du khách.
- Du lịch bấy lâu nay được coi là: “Sự mở rộng không gian văn hóa của con người” do đó, văn hóa được coi là “chìa khóa” cho phát triển du lịch bền vững. Ở Việt Nam, với một nền văn hóa đậm đà bản sắc với nhiều giá trị văn hóa độc đáo, các phong tục tập quán phong phú cùng hàng ngàn các lễ hội mỗi năm đã và đang là điều kiện lý tưởng để thu hút khách du lịch, để phát triển du lịch bền vững. Du lịch không những giúp mở rộng giá trị sản phẩm văn hóa mà còn giúp bảo tồn, duy trì lâu bền những giá trị văn hóa đang ngày càng bị mai một hoặc bị phá hủy bởi thời gian hay bởi sự lãng quên của người dân bản địa. Nếu không có du lịch, sản phẩm văn hóa chỉ đơn thuần có giá trị lịch sử, nghệ thuật hay khoa học không thể một năm đóng góp một giá trị kinh tế nhất định cho nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, du lịch khi thâm nhập vào cộng đồng đã vô tình làm thương mại hóa những giá trị văn hóa bản địa thuần túy. Và trong khi bản sắc chưa được sử dụng sao cho thật hiệu quả để quảng bá, giao lưu văn hóa trong du lịch thì các hình thức pha tạp văn hóa lại lên ngôi.
- Mặc dù đóng góp của du lịch vào GDP tăng lên qua các năm nhưng tỷ lệ đóng góp còn thấp mới chỉ đạt 6.6% GDP. Với kết quả này, du lịch Việt Nam chưa thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Cả nước có hơn chục nghìn doanh nghiệp lữ hành nhưng có đến 90% là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Sản phẩm mà các doanh nghiệp đưa ra không có sự khác biệt, tất cả đang sao chép, bắt chước nhau, các doanh nghiệp đang làm những việc trùng nhau. Sản phẩm du lịch của chúng ta đang bị một màu, không có sự độc đáo. Với cách làm này sẽ không mang lại hiệu quả, nếu chúng ta muốn nâng cao sức cạnh tranh, muốn đạt được trình độ cao hơn, muốn du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thì phải tìm cách để trở nên khác biệt.
2.2. .
a. Tạo ra sản phẩm du lịch mới
Một quốc gia có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp là một quốc gia luôn vận động để phát triển bởi các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ mang đến những ý tưởng độc đáo, mới lạ nhưng cũng không kém phần hấp dẫn. Đây là điều mà sản phẩm du lịch của Việt Nam đang thiếu. Tại sao, chúng ta với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, với phong tục tập quan đa dạng và độc đáo hơn nhiều lần các quốc gia láng giềng nhưng mỗi năm chúng ta cũng chỉ đón được vài triệu lượt khách du lịch quốc tế. Phải chăng nguyên nhân nằm sự độc đáo của sản phẩm và dịch vụ du lịch. Vì thế, ngành du lịch rất cần những nhân tố mới, cần sức trẻ, sức sáng tạo của những doanh nghiệp khởi nghiệp để có thể đưa ra những ý tưởng khác biệt, mẻ mẻ cho dịch vụ, cho sản phẩm của du lịch Việt. Họ sẽ là người tận dụng được những nét đẹp thiên nhiên, nét độc đáo trong văn hóa, những phong tục tập quán của địa phương để mang đến cho du khách những trải nghiệm giá trị và đáng nhớ, tạo nên một ngành du lịch sáng tạo thông qua trải nghiệm, lối sống và văn hóa Việt Nam. Họ sẽ là những “luồng gió mới” nhưng cần thiết để góp phần phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam.
b. Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực
Trong những năm gần đây, số doanh nghiệp du lịch tăng nhanh đã giải quyết được nhiều việc làm với thu nhập cao hơn cho người lao động. Hiện nay có khoảng 3 triệu lao động làm việc trong ngành du lịch chiếm 5,6%, trong đó có khoảng 1.597.000 lao động trực tiếp chiếm 3,03% lao động cả nước. Tuy nhiên, theo ước tính của tác giả hàng năm có khoảng 4000 sinh viên ra trường từ 400 cơ sở đào tạo du lịch chúng ta cần có nhiều hơn nữa các doanh nghiệp du lịch ra đời để sử dụng triệt để nguồn lực này. Các doanh nghiệp khởi nghiệp du lịch không những sử dụng nguồn lao động đã qua đào tạo về du lịch, mà họ còn biết tận dụng và sử dụng rất hiệu quả nguồn lao động tại chỗ phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.
Ví dụ như một doanh nghiệp khởi nghiệp du lịch hoàn toàn “Made in Việt Nam” đó chính là ứng dụng du lịch Triip.me được sáng lập bởi những người Việt Nam. Mô hình này lấy ý tưởng từ việc kết nối cộng đồng, sử dụng nguồn nhân lực địa phương, những người am hiểu địa phương nơi mình sinh sống để trở thành những hướng dẫn viên du lịch. Đây là mô hình rất hay, chi phí ít mà tận dụng triệt để được nguồn nhân lực giá rẻ…
Từ những ý tưởng độc đáo, mới lạ nhưng rất thành công đó, các doanh nghiệp khởi nghiệp du lịch sẽ góp phần biến những lợi thế so sánh của Việt Nam (nguồn nhân lực giá rẻ) thành lợi thế cạnh tranh với các nước trong khu vực trên trên thế giới.
c. Đóng góp vào doanh thu ngành Du lịch và góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế.
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, hiện nay trên cả nước có khoảng 1500 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, hàng chục nghìn doanh nghiệp lữ hành nội địa, có khoảng 18.000 cơ sở lưu trú với hơn 355.000 buồng, đóng góp trực tiếp vào GDP là 279.287 tỷ đồng (tương đương 6,6% GDP). Đây là con số đáng kích lệ nhưng chưa thực sự tương xứng với tiềm năng. Thái Lan một nước có ngành du lịch phát triển bậc nhất ở khu vực có đóng góp vào GDP là 15% mỗi năm. Muốn vậy, cần nhiều hơn nữa các doanh nghiệp du lịch mới, hoạt động có hiệu quả trên thị trường. Lợi ích cao hơn mà tăng trưởng doanh nghiệp khởi nghiệp đem lại là tạo ra khối lượng hàng hoá và dịch vụ lớn hơn, phong phú hơn, chất lượng tốt hơn, góp phần quan trọng cải thiện và nâng cao thị hiếu đi du lịch của người dân, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của nhiều đối tượng khách khác nhau, làm tăng doanh thu cho ngành, góp phần không nhỏ vào GDP quốc gia, họ cũng là yếu tố mang lại nhiều ngoại tệ, đóng góp đáng kể cho cán cân thanh toán ngoại tệ của đất nước. Đó cũng là yếu tố giữ cho nền kinh tế ổn định và phát triển, kinh tế du lịch phát triển bền vững.
Ngoài ra, khi số lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp tăng lên, doanh thu từ du lịch tăng, đóng góp ngày càng nhiều hơn vào GDP sẽ làm nâng cao vị thế ngành từ đó góp phần làm dịch chuyển cơ cấu trong nền kinh tế quốc dân.
d. Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất trong du lịch
Các doanh nghiệp khởi nghiệp không chỉ biết cách sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, biết tận dụng lợi thế về tự nhiên, về văn hóa, về truyền thống phong tục tập quán mà họ còn có những ý tưởng kết nối, sử dụng các nguồn lực khác cực kỳ hiệu quả. Đó là việc sử dụng một cách triệt để các cơ sở vật chất trong du lịch.
Một ví dụ điển hình: Công ty JetSetGo Aviation của Ấn Độ - một công ty được xem như Uber của ngành hàng không khi kết nối những chiếc chuyên cơ đang rảnh rỗi với những người thượng lưu có nhu cầu. Công ty còn liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch hàng không ở Ấn Độ để cung cấp trọn gói các giải pháp du lịch sang trọng, để du khách có thể đến bất cứ đâu, và không bao giờ lo lắng về chuyện hủy hay hoãn chuyến bay. Từ đó, JetSetGo liên kết với những khách sạn sang trọng trong và ngoài Ấn Độ để cung cấp trọn gói chuyến du lịch đắt tiền cho hành khách hạng sang. Hiện này, mỗi năm công ty tổ chức khoảng 4000 chuyến bay giá trị mỗi chuyến lên đến hàng triệu đô la Mỹ.
Một ví dụ
Việt Nam là một quốc gia đã có hàng nghìn năm lịch sử, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, hiện nay trên cả nước có khoảng gần 8000 lễ hội khác nhau cùng với những nét văn hóa vô cùng độc đáo. Đây là một trong những điều kiện rất thuận lợi cho phát triển du lịch. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển du lịch Việt còn tồn tại nhiều vấn đề: Sản phẩm chưa thực sự độc đáo, kinh doanh còn chộp dật, môi trường bị ô nhiễm…Chính vì vậy việc phát triển du lịch bền vững đang được đặt ra như một thách thức lớn. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả sẽ đề cập đến những vấn đề như: Du lịch bền vững là gì, tại sao phải phát triển du lịch bền vững, vai trò của các doanh nghiệp khởi nghiệp với sự phát triển du lịch bền vững.
1. Các khái niệm
1.1. Du lịch bền vững và phát triển du lịch bền vững
Theo điều 4, Luật Du lịch Việt Nam năm 2005: “ Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai”
Phát triển du lịch bền vững được tổ chức du lịch thế giới định nghĩa: “Sự phát triển bền vững của ngành du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách và của địa phương du lịch, đồng thời bảo vệ và thúc đẩy cơ hội phát triển cho tương lai. Sự quản lý của ngành phải cân bằng và đáp ứng được nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ mà vẫn duy trì được các giá trị của sinh thái, văn hóa và môi sinh". Hoặc: "Du lịch bền vững là các hình thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du lịch và cộng đồng địa phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Du lịch khả thi về kinh tế nhưng không phá hủy tài nguyên mà tương lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phương"
Theo định nghĩa trên, để phát triển du lịch bền vững cần đạt được ba yếu tố
- Sự bền vững về tài nguyên và môi trường
- Sự bền vững về văn hóa xã hội
- Sự bền vững trong phát triển kinh tế
1.2. Khởi nghiệp
Ở Việt Nam, khởi nghiệp mới được nhắc đến trong một vài năm trở lại đây. Phong trào khởi nghiệp được phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát động và đang được các bạn trẻ đón nhận rất tích cực. Thế nhưng, để nói đến vấn đề phức tạp này, thì điều đầu tiên chúng ta cần quan tâm đến là ý nghĩa của tên gọi: “Khởi nghiệp” hay “Startup”. Trên thực tế chưa có một quy định cụ thể nào về các khái niệm này. Luật thì chúng ta chưa có nhưng mới đây trong “Dự thảo luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa” đã xác định:
Khởi nghiệp là quá trình hiện thực ý tưởng kinh doanh, bao gồm quá trình thành lập và vận hành doanh nghiệp trong vòng 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Trong khi đó, khái niệm “Startup” lại được định nghĩa trong dự thảo này là "khởi nghiệp sáng tạo" mà không phải đơn thuần là khởi nghiệp. Tại khoản 9 điều 3 Dự thảo nêu: Khởi nghiệp sáng tạo (startup) là quá trình khởi nghiệp dựa trên việc tạo ra hoặc ứng dụng kết quả nghiên cứu, giải pháp kỹ thuật, công nghệ, giải pháp quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa và có khả năng tăng trưởng nhanh.
Dù định nghĩa như thế nào thì quá trình khởi nghiệp cũng cần ba yếu tố sau:
- Tinh thần khởi nghiệp
- Sự sáng tạo (tri thức)
- Sự hỗ trợ về vốn
Trong bài viết này tác giả sẽ tìm hiểu mối quan hệ giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với phát triển du lịch bền vững dựa vào ba yếu tố trên.
1.3. Sự cần thiết phải phát triển du lịch bền vững.
Du lịch đã trở thành một lĩnh vực hoạt động kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới hơn 150 năm qua trong đó có Việt Nam. Giá trị kinh tế - xã hội của du lịch đã nhanh chóng được thừa nhận khi nó đóng góp không nhỏ vào việc tạo thu nhập và việc làm cho dân cư. Hơn nữa, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có định hướng tài nguyên rõ rệt và có nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành liên vùng, xã hội hóa cao. Vì vậy, việc phát triển du lịch bền vững cần có sự liên kết, chung sức của nhiều ngành, nhiều địa phương và của toàn xã hội. Việc phát triển du lịch bền vững góp phần quan trọng vào việc phát triển bền vững của đất nước. Cụ thể được thể hiện trong ba trụ cột của phát triển du lịch bền vững: Tài nguyên - môi trường, văn hóa – xã hội, kinh tế.
- Đảm bảo sự bền vững về tài nguyên và môi trường: Phát triển du lịch bền vững giúp sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường tự nhiên – Yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển du lịch, duy trì quá trình sinh thái thiết yếu, giúp duy trì di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học tự nhiên.
- Đảm bảo sự bền vững về văn hóa, xã hội: Phát triển du lịch bền vững nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của cộng đồng địa phương, bảo tồn những di sản văn hóa và các giá trị truyền thống, tôn trọng tính trung thực về xã hội đóng góp vào sự hiểu biết và chia sẽ liên văn hóa.
- Đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế: Phát triển du lịch bền vững để có thể đảm bảo sự hoạt động kinh tế được tồn tại lâu dài, cung cấp những lợi ích kinh tế xã hội đến với tất cả những người hưởng lợi (Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, nhà cung cấp, khách du lịch, cư dân địa phương…) và được phân bổ một cách công bằng, đóng góp vào việc xóa đói giảm nghèo, xây dựng cộng đồng địa phương…
2. Thực trạng phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam và vai trò của các doanh nghiệp khởi nghiệp.
2.1. Thực trạng phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam
Với tốc độ phát triển nhanh và quy mô lớn trong những năm gần đây ngành du lịch Việt Nam đã có sự khởi sắc đáng kể. Tính đến tháng 6/2016 Du lịch đã đóng góp trực tiếp vào GDP là 279.287 tỷ đồng (tương đương 6,6% GDP), tạo ra gần 3 triệu việc làm (cả trực tiếp và gián tiếp). Số lượng các doanh nghiệp du lịch tăng lên nhiều, trên cả nước hiện có khoảng 1500 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, hàng chục nghìn doanh nghiệp lữ hành nội địa, có hơn 18.000 cơ sở lưu trú với 355.000 buồng trong đó có 3000 khách sạn được xếp hạng từ 1 đến 5 sao.(Theo số liệu của Tổng cục du lịch Việt Nam).Với những thành tựu trên, du lịch Việt Nam đã phần nào đáp ứng được nhu cầu du lịch trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, ngành du lịch cũng bộc lộ một số những bất cập, cụ thể như sau:
- Do nhu cầu phát triển du lịch, nhiều diện tích đất đai bị khai phá để xây dựng cơ sở hạ tầng, như làm đường giao thông, khách sạn, các công trình thể thao, các khu vui chơi giải trí…Điều đó gây phá hoại hoặc làm tổn hại tới cảnh quan thiên nhiên, các hệ sinh thái. Hoạt động du lịch luôn ngắn liền với việc khai thác các tiềm năng tài nguyên môi trường tự nhiên như cảnh đẹp hùng vĩ của núi sông, biển và các giá trị văn hoá nhân văn. Trong nhiều trường hợp, do khai thác ồ ạt đã làm mất đi vẻ đẹp hoang sơ của cảnh quan thiên nhiên, làm biến dạng những giá trị văn hóa lịch sử. Môi trường du lịch có tác động qua lại với tất cả các yếu tố của môi trường chung. Sự suy giảm của môi trường nói chung ở một khu vực đồng nghĩa với sự đi xuống của hoạt động du lịch cũng như chất lượng của môi trường du lịch ở khu vực đó. Trường hợp ô nhiễm môi trường ở vùng biển Vũng Áng, Hà Tĩnh do Formosa gây ra là một ví dụ điển hình. Không những gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến việc khai thác du lịch ở vùng biển này trong vòng vài chục năm tới…
Hoạt động du lịch có thể gây tác động khác tới tài nguyên nước đặc biệt là các chất thải, các chất gây ô nhiễm do các khách sạn nhà hàng, các hoạt động vận tải thuỷ và khách du lịch tạo nên. Hiện nay ở nước ta, tình trạng rác thải bừa bãi tại các địa điểm du lịch, vui chơi giải trí còn phổ biến, điều đó không những ảnh hưởng tới vệ sinh công cộng và môi trường, mà còn gây cảm giác khó chịu cho du khách.
- Du lịch bấy lâu nay được coi là: “Sự mở rộng không gian văn hóa của con người” do đó, văn hóa được coi là “chìa khóa” cho phát triển du lịch bền vững. Ở Việt Nam, với một nền văn hóa đậm đà bản sắc với nhiều giá trị văn hóa độc đáo, các phong tục tập quán phong phú cùng hàng ngàn các lễ hội mỗi năm đã và đang là điều kiện lý tưởng để thu hút khách du lịch, để phát triển du lịch bền vững. Du lịch không những giúp mở rộng giá trị sản phẩm văn hóa mà còn giúp bảo tồn, duy trì lâu bền những giá trị văn hóa đang ngày càng bị mai một hoặc bị phá hủy bởi thời gian hay bởi sự lãng quên của người dân bản địa. Nếu không có du lịch, sản phẩm văn hóa chỉ đơn thuần có giá trị lịch sử, nghệ thuật hay khoa học không thể một năm đóng góp một giá trị kinh tế nhất định cho nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, du lịch khi thâm nhập vào cộng đồng đã vô tình làm thương mại hóa những giá trị văn hóa bản địa thuần túy. Và trong khi bản sắc chưa được sử dụng sao cho thật hiệu quả để quảng bá, giao lưu văn hóa trong du lịch thì các hình thức pha tạp văn hóa lại lên ngôi.
- Mặc dù đóng góp của du lịch vào GDP tăng lên qua các năm nhưng tỷ lệ đóng góp còn thấp mới chỉ đạt 6.6% GDP. Với kết quả này, du lịch Việt Nam chưa thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Cả nước có hơn chục nghìn doanh nghiệp lữ hành nhưng có đến 90% là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Sản phẩm mà các doanh nghiệp đưa ra không có sự khác biệt, tất cả đang sao chép, bắt chước nhau, các doanh nghiệp đang làm những việc trùng nhau. Sản phẩm du lịch của chúng ta đang bị một màu, không có sự độc đáo. Với cách làm này sẽ không mang lại hiệu quả, nếu chúng ta muốn nâng cao sức cạnh tranh, muốn đạt được trình độ cao hơn, muốn du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thì phải tìm cách để trở nên khác biệt.
2.2. .
a. Tạo ra sản phẩm du lịch mới
Một quốc gia có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp là một quốc gia luôn vận động để phát triển bởi các doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ mang đến những ý tưởng độc đáo, mới lạ nhưng cũng không kém phần hấp dẫn. Đây là điều mà sản phẩm du lịch của Việt Nam đang thiếu. Tại sao, chúng ta với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, với phong tục tập quan đa dạng và độc đáo hơn nhiều lần các quốc gia láng giềng nhưng mỗi năm chúng ta cũng chỉ đón được vài triệu lượt khách du lịch quốc tế. Phải chăng nguyên nhân nằm sự độc đáo của sản phẩm và dịch vụ du lịch. Vì thế, ngành du lịch rất cần những nhân tố mới, cần sức trẻ, sức sáng tạo của những doanh nghiệp khởi nghiệp để có thể đưa ra những ý tưởng khác biệt, mẻ mẻ cho dịch vụ, cho sản phẩm của du lịch Việt. Họ sẽ là người tận dụng được những nét đẹp thiên nhiên, nét độc đáo trong văn hóa, những phong tục tập quán của địa phương để mang đến cho du khách những trải nghiệm giá trị và đáng nhớ, tạo nên một ngành du lịch sáng tạo thông qua trải nghiệm, lối sống và văn hóa Việt Nam. Họ sẽ là những “luồng gió mới” nhưng cần thiết để góp phần phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam.
b. Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực
Trong những năm gần đây, số doanh nghiệp du lịch tăng nhanh đã giải quyết được nhiều việc làm với thu nhập cao hơn cho người lao động. Hiện nay có khoảng 3 triệu lao động làm việc trong ngành du lịch chiếm 5,6%, trong đó có khoảng 1.597.000 lao động trực tiếp chiếm 3,03% lao động cả nước. Tuy nhiên, theo ước tính của tác giả hàng năm có khoảng 4000 sinh viên ra trường từ 400 cơ sở đào tạo du lịch chúng ta cần có nhiều hơn nữa các doanh nghiệp du lịch ra đời để sử dụng triệt để nguồn lực này. Các doanh nghiệp khởi nghiệp du lịch không những sử dụng nguồn lao động đã qua đào tạo về du lịch, mà họ còn biết tận dụng và sử dụng rất hiệu quả nguồn lao động tại chỗ phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.
Ví dụ như một doanh nghiệp khởi nghiệp du lịch hoàn toàn “Made in Việt Nam” đó chính là ứng dụng du lịch Triip.me được sáng lập bởi những người Việt Nam. Mô hình này lấy ý tưởng từ việc kết nối cộng đồng, sử dụng nguồn nhân lực địa phương, những người am hiểu địa phương nơi mình sinh sống để trở thành những hướng dẫn viên du lịch. Đây là mô hình rất hay, chi phí ít mà tận dụng triệt để được nguồn nhân lực giá rẻ…
Từ những ý tưởng độc đáo, mới lạ nhưng rất thành công đó, các doanh nghiệp khởi nghiệp du lịch sẽ góp phần biến những lợi thế so sánh của Việt Nam (nguồn nhân lực giá rẻ) thành lợi thế cạnh tranh với các nước trong khu vực trên trên thế giới.
c. Đóng góp vào doanh thu ngành Du lịch và góp phần dịch chuyển cơ cấu kinh tế.
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, hiện nay trên cả nước có khoảng 1500 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, hàng chục nghìn doanh nghiệp lữ hành nội địa, có khoảng 18.000 cơ sở lưu trú với hơn 355.000 buồng, đóng góp trực tiếp vào GDP là 279.287 tỷ đồng (tương đương 6,6% GDP). Đây là con số đáng kích lệ nhưng chưa thực sự tương xứng với tiềm năng. Thái Lan một nước có ngành du lịch phát triển bậc nhất ở khu vực có đóng góp vào GDP là 15% mỗi năm. Muốn vậy, cần nhiều hơn nữa các doanh nghiệp du lịch mới, hoạt động có hiệu quả trên thị trường. Lợi ích cao hơn mà tăng trưởng doanh nghiệp khởi nghiệp đem lại là tạo ra khối lượng hàng hoá và dịch vụ lớn hơn, phong phú hơn, chất lượng tốt hơn, góp phần quan trọng cải thiện và nâng cao thị hiếu đi du lịch của người dân, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của nhiều đối tượng khách khác nhau, làm tăng doanh thu cho ngành, góp phần không nhỏ vào GDP quốc gia, họ cũng là yếu tố mang lại nhiều ngoại tệ, đóng góp đáng kể cho cán cân thanh toán ngoại tệ của đất nước. Đó cũng là yếu tố giữ cho nền kinh tế ổn định và phát triển, kinh tế du lịch phát triển bền vững.
Ngoài ra, khi số lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp tăng lên, doanh thu từ du lịch tăng, đóng góp ngày càng nhiều hơn vào GDP sẽ làm nâng cao vị thế ngành từ đó góp phần làm dịch chuyển cơ cấu trong nền kinh tế quốc dân.
d. Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất trong du lịch
Các doanh nghiệp khởi nghiệp không chỉ biết cách sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, biết tận dụng lợi thế về tự nhiên, về văn hóa, về truyền thống phong tục tập quán mà họ còn có những ý tưởng kết nối, sử dụng các nguồn lực khác cực kỳ hiệu quả. Đó là việc sử dụng một cách triệt để các cơ sở vật chất trong du lịch.
Một ví dụ điển hình: Công ty JetSetGo Aviation của Ấn Độ - một công ty được xem như Uber của ngành hàng không khi kết nối những chiếc chuyên cơ đang rảnh rỗi với những người thượng lưu có nhu cầu. Công ty còn liên kết với các nhà cung cấp dịch vụ du lịch hàng không ở Ấn Độ để cung cấp trọn gói các giải pháp du lịch sang trọng, để du khách có thể đến bất cứ đâu, và không bao giờ lo lắng về chuyện hủy hay hoãn chuyến bay. Từ đó, JetSetGo liên kết với những khách sạn sang trọng trong và ngoài Ấn Độ để cung cấp trọn gói chuyến du lịch đắt tiền cho hành khách hạng sang. Hiện này, mỗi năm công ty tổ chức khoảng 4000 chuyến bay giá trị mỗi chuyến lên đến hàng triệu đô la Mỹ.
Một ví dụ