Một số giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn giáo dục thể chất
Giáo dục thể chất là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và nhà nước ta, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục thể chất được hiểu là: “ Quá trình sư phạm nhằm giúp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện ...
Giáo dục thể chất là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và nhà nước ta, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục thể chất được hiểu là: “ Quá trình sư phạm nhằm giúp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc và kéo dài tuổi thọ của con người”.
Giáo dục thể chất cũng như các loại hình giáo dục khác là qúa trình sư phạm với đầy đủ đặc điểm của nó, có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà sư phạm phù hợp với học sinh với nguyên tắc sư phạm. Giáo dục thể chất chia thành hai mặt tương đối độc lập: Dạy học động tác và giáo dục tố chất thể lực. Trong hệ thống giáo dục nội dung đặc trưng của giáo dục thể chất được gắn liền với giáo dục, trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động.
Giáo dục thể chất là một lĩnh vực thể dục thể thao xã hội với nhiệm vụ là: “ Phát triển toàn diện các tố chất thể lực và trên cơ sở đó phát triển các năng lực thể chất, bảo đảm hoàn thiện thể hình, củng cố sức khỏe hình thành theo hệ thống và tiến hành hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ năng và kỹ xảo quan trọng cho cuộc sống”. Đồng thời chương trình giáo dục thể chất trong các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục đó là: “ Trang bị kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể lực cho học sinh sinh viên”.
Nội dung chương trình giáo dục thể chất trong các trường Đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp được tiến hành trong cả quá trình học tập của sinh viên trong nhà trường bằng các hình thức:
Giờ học thể dục thể thao chính khóa:
Là hình thức cơ bản nhất của giáo dục thể chất được tiến hành trong kế hoạch của nhà trường. Vì việc đào tạo cơ bản về thể chất, thể thao cho học sinh sinh viên là nhiệm vụ cần thiết nên trước hết phải có nội dung thích hợp để phát triển các tố chất thể lực và phối hợp vận động cho học sinh, sinh viên. Đồng thời giúp các em có trình độ nhất định để tiếp thu được các kỹ thuật động tác thể dục thể thao.
Với mục tiêu chính của việc đào tạo cơ bản về thể chất và thể thao trong trường học là: “ Xúc tiến quá trình đào tạo năng lực đạt thành tích trong thể chất và thể thao của học sinh sinh viên, phát triển các tố chất thể lực, phát triển năng lực tâm lý, tạo ý thức tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, giáo dục được tính cơ bản và lòng nhân đạo cho học sinh”.
Bản thân giờ học thể dục thể thao có ý nghĩa quan trọng nhiều mặt đối với việc quản lý và giáo dục con người trong xã hội. Việc học tập các bài tập thể dục, các kỹ thuật động tác là điều kiện cần thiết để con người phát triển cơ hội một cách hài hòa, bảo vệ và củng cố sức khỏe, hình thành năng lực chung và chuyên môn.
Giờ học ngoại khóa – Tự lập:
Là nhu cầu và ham thích trong khi nhàn rỗi của một bộ phận học sinh, sinh viên với mục đích và nhiệm vụ là góp phần phát triển năng lực, thể chất một cách toàn diện đồng thời góp phần nâng cao thành tích thể thao của học sinh sinh viên. Giờ học ngoại khóa nhằm củng cố và hoàn thiện các bài học chính khóa và được tiến hành vào giờ tự học của học sinh, sinh viên hay dưới sự hướng dẫn của giáo viên thể dục thể thao, hướng dẫn viên. Ngoài ra còn có các hoạt động thể thao quần chúng ngoài giờ học bao gồm: luyện tập trong các câu lạc bộ, các giải thi đấu trong và ngoài trường được tổ chức hàng năm, các bài tập thể dục vệ sinh chống mệt mỏi hàng ngày, cũng như giờ tự luyện tập của học sinh sinh viên, phong trào tự tập luyện rèn luyện thân thể. Hoạt động ngoại khóa với chức năng là động viên lôi kéo nhiều người tham gia. tập luyện các môn thể thao yêu thích, góp phần nâng cao sức khỏe phục vụ học tập và sinh hoạt.
Tác dụng của giáo dục thể chất và các hình thức sử dụng thể dục thể thao có chủ đích áp dụng trongcác trường học là toàn diện, là phương tiện để hợp lý hóa chế độ hoạt động, nghỉ ngơi tích cực, giữ gìn và nâng cao năng lực hoạt động, học tập của học sinh, sinh viên trong suốt thời kỳ học tập trong nhà trường, cũng như đảm bảo chuẩn bị thể lực chung và chuẩn bị thể lực chuyên môn phù hợp với những điều kiện của nghề nghiệp trong tương lai.
Giáo dục thể chất là môn học chính khóa thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản cho người học thông qua các bài tập và trò chơi vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh sinh viên. Nhà nước có chính sách dành đất đai đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường, đảm bảo đủ giáo viên, giảng viên thể dục thể thao cho các bậc học ... Nhưng thực tế từ trước tới nay môn giáo dục thể chất vốn không ít trường coi là môn học phụ. Chính vì vậy, sự quan tâm và đầu tư của không ít trường đối với môn học này chưa thật đầy đủ, thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập còn thiếu thốn, không chú trọng đầu tư, thậm chí rất nhiều trường đại học, cao đẳng diện tích chật hẹp không có sân tập nên phải đi học nhờ.
Để đáp ứng được các mục tiêu hiện nay công tác giáo dục thể chất trong các trường đại học còn không ít khó khăn, hạn chế. Thể lực của nhiều học sinh sinh viên còn kém, trong khi ý thức rèn luyện thể dục thể thao chưa cao, điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức tập luyện thiếu thốn, nội dung môn học chưa hấp dẫn nên học sinh, sinh viên không hứng thú, say mê môn học giáo dục thể chất là điều khó tránh. Điều này phần nào lý giải thực trạng học “ đối phó” của không ít học sinh, sinh viên mỗi giờ học giáo dục thể chất.
Để nâng cao hơn nữa ý thức học tập, rèn luyện thể chất của học sinh sinh viên nói riêng và nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập môn giáo dục thể chất nói chung cần phải có giải pháp như sau:
VỀ VẤN ĐỀ GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH SINH VIÊN
Trước hết, trong mỗi giờ lên lớp giáo viên cần phải tăng cường giáo dục ý nghĩa mục đích môn học, thay đổi cách dạy để tạo ra không khí thi đua trong lớp học, nâng cao năng lực giảng dạy đặc biệt là phải biết sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp và linh hoạt. Trong mỗi tiết học nên áp dụng phương pháp trò chơi và phương pháp thi đấu, liên tục cổ vũ, khích lệ, động viên để các em có động lực luyện tập. Đưa ra chỉ tiêu phấn đấu ở từng nội dung và toàn lớp học, cải tiến giáo trình phù hợp với nhu cầu và sở thích của học sinh, sinh viên. Đưa nội dung tiêu chuẩn rèn luyện thể thao vào nội dung buổi học và nội dung kiểm tra đánh giá môn học, kích thích chuyên cần học tập của học sinh, sinh viên. Đồng thời cũng cần phải tạo điều kiện đầu tư về sân bãi và dụng cụ để học tập tạo dựng phong trào thể dục thể thao tốt ở trong trường, đề cao vị trí môn học giáo dục thể chất như những môn học khác.
Các giải pháp cụ thể như sau:
Thứ nhất: HÌNH THÀNH ĐỘNG CƠ HỌC TẬP MÔN HỌC CHO HỌC SINH SINH VIÊN
Sức khỏe là vốn quý của con người. Có sức khỏe là có tất cả. Vậy làm gì để có sức khỏe? Có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng việc tập luyện thể thao thường xuyên là biện pháp hữu hiệu và đơn giản nhất giúp chúng ta củng cố, giữ gìn và tăng cường sức khỏe. Môn học thể dục làm được điều đó. Nó giúp các em giảm bớt sự căng thẳng mệt mỏi trong học tập, lao động và các sinh hoạt