23/05/2018, 15:12

Một số bệnh thường gặp ở gà ác và cách phòng trị

có sức đề kháng cao với các loại bệnh tật, tuy nhiên chúng cũng có thể mắc các bệnh sau: Bệnh , Marek, CRD, , Đậu gà, E. coli, , Cầu trùng… Bệnh Newcastle Là loại bệnh ở đường hò hấp thường xảy ra ở thể cấp tính. Nguyên nhân: Do các vius gây ra. Bệnh diễn ra rất nhanh và lây lan ...

có sức đề kháng cao với các loại bệnh tật, tuy nhiên chúng cũng có thể mắc các bệnh sau: Bệnh , Marek, CRD, , Đậu gà, E. coli, , Cầu trùng…

Bệnh Newcastle

Là loại bệnh ở đường hò hấp thường xảy ra ở thể cấp tính.

Nguyên nhân: Do các vius gây ra. Bệnh diễn ra rất nhanh và lây lan rộng do trực tiếp, gián tiếp thông qua khống khí, qua dịch tiết, nước rãi, chất bài tiết…Virus xâm nhập trước tiẽn vào đường hô hấp và đưòng tiêu hoá.

Triệu chứng: Gà ho, thở mạnh, ủ rũ, phân loăng, màu trắng hoặc xanh, có máu, mào tích tím tái, phù đầu, cổ; gà ngừng đẻ. Nếu kéo dài, biểu hiện thần kinh, đi vẹo vọ, quay tròn. Tỷ lệ chết có khi lên tới 100%.

Bệnh tích: Xuất huyết ở niêm mạc của nhiều cơ quan nội tạng, đặc biệt ỉà ở dạ dày tuyến, viêm thanh quản, khí quản, viêm túi khí, viêm não, viêm kết mạc

Chẩn đoán: Dựa vào triệu chứng lâm sàng (hô hấp, tiêu hoá) bệnh tích khi mổ khám. Để tránh nhầm lẫn với một số bệnh hô hấp khác nhu tụ huyết trùng, vièm thanh khí quản..,, bệnh viêm não…ta phải chẩn đoán huyết thanh bằng cách gửi mẫu đến phòng thí nghiệm để phân lập virus.

Phòng bệnh: Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tíẻm phòng, có thể dùng vaccin lasota nhỏ mất, mũi trong giai đoạn gà con và tiẻm dưới da cánh trong giai đoạn gà dò, hậu bị và gà đẻ. Hiện không có biện pháp nào điều trị hiệu quả bệnh này. Khi gia cầm mắc bệnh cần bổ sung thêm một số loại thuốc kháng sinh đẻ tránh bội nhiễm,, đồng thời tăng cường cho gà uống vitamin C, B.

Bệnh Marek

Là loại bệnh gây nên các u thần kinh và nội tạng ở gà, làm suy giảm hệ thống miẻn dịch dễ gày bội nhiễm.

Nguyên nhân: Do một loại herpes virus gây ra. Bệnh thường xảy ra trên đàn gà từ 5 – 25 tuần tuổi. Virus có thể tổn tại rất lâu trong không khí, môi trường (nếu các trang trại không được thường xuyên tiêu độc, khử trùng cẩn thận.

Triệu chứng; Gà thường bị liệt, tỷ lệ chết có khi lên tới 50%.

Bệnh tích: Thường thấy xuất hiện các u thần kinh và phủ tạng.

Chẩn đoán: Dựa vào triệu chúng lâm sàng (hệ thần kinh – liệt) bệnh tích khi mổ khám. Tốt nhất là gửi bệnh phẩm đên phòng thí nghiệm để kiểm tra và nuôi cấy tế bào.

Phòng bệnh: Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tiêm phòng cho gà con 1 ngày tuổi. Khi gia cầm mắc bệnh cần bổ sung thêm một số loại thuốc kháng sinh để tránh bội nhiễm,, đổng thời tăng cường cho gà uống vitamin C, B. chăn nuôi gà Ácchăn nuôi gà Ác

Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính (CRD)

Bệnh do mycoplasma gây ra gây viêm xoang, viêm túi khí, viêm màng hoạt dịch, bệnh được lan truyền qua trứng, do tiếp xúc trực tiếp giữa gà ốm và gà khoẻ, giữa gà mang trùng và gà khoẻ, tiếp xúc qua dụng cụ, thức ăn, chim chuột.

Triệu chứng: Gà thở khò khè, có tiếng ran trong khí quản, chảy nước mũi và sưng hốc mắt, gà bị viêm khớp.

Bệnh tích: Viêm khí quản, viêm túi khí có mủ

Chẩn đoán: Dựa vào triệu chứng lâm sàng, mổ khám bênh tích và qua chẩn đoán huyết thanh từ phòng thí nghiệm

Phòng bệnh: Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là tạo ra đàn gà giống an toàn sạch bệnh (gà con được chọn lọc từ những đàn giống bố mẹ sạch bệnh), kiểm soát chặt chẽ còng tác vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, thực hiện cùng vào cùng ra (an toàn sinh học). Ngoài ra bệnh có thể điều trị bằng thuốc tylosin liều 1 g/1 lít nước uống trong vòng 5-7 ngày. Bổ sung thêm một số loại thuốc kháng sính để tránh bội nhiễm, đồng thời táng cường cho gà uống vitamin c, B…

Cúm gia cầm

Là bệnh lây lan mạnh ở mọi lứa tuổi gia cầm.

Nguyên nhân: do 1 loại virus Avian influenza gây ra, có liên quan đến vius cúm A của người. Hiện bệnh đã trở thành đại dịch 0 hầu khắp các nước châu Á. Là nguyên nhân gây chết và tiêu huỷ hàng triệu gia cầm, gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung. Bệnh còn là mối nguy hiểm đe doạ tính mạng con người vì virus cúm gia cầm có thể lây trực tiếp sang người thông qua tiếp xúc, qua chim di cư, qua thức ăn, nước uống.

Triệu chứng: gà có biểu hiện triệu chứng ở đường hô hấp như viêm mui, viêm thanh khí quản, gà ủ rũ, nước mũi chảy, khó thở, gà há mồm ra để thở, đôi khi nghe tiếng kêu tóc tóc.

Bệnh tích: Phù phổi, phù đầu, có các mụn nước ở mào, dưới yếm, chảy máu ở niêm mạc đường ruột

Chẩn đoán: Nếu phát hiện gia cầm chết hàng loạt với các triệu trứng về hô hấp ta cần nghĩ ngay đến bệnh cúm gia cầm, chẩn đoán chính xác chỉ có thể thực hiện bàng cách phân lập virus trong phòng thí nghiệm

Phòng bệnh: Hiện đã có vaccine phòng bệnh cúm gia cầm. Tiêm phòng vaccine ò giai đoạn 15 và 45 ngày tuổi. Nếu phát hiện gà có biểu hiện bệnh cần báo ngay cho cán bộ thú y để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tiếp xúc với gia cầm chết hoặc ốm. Tuyệt đối cấm ăn thịt những gia cầm ốm, chết, gia cầm nghi mắc bệnh. Thực hiện biện pháp an toàn sinh học như tiêu huỷ (theo hướng dẫn của cán bộ thú y), tiêu độc, khử trùng, mặc quần áo bảo hộ khi bắt buộc phải tiếp xúc với gia cầm nghi mắc bênh.

Bệnh đậu gà

Bệnh do loài virus avifox gây nên thường xảy ra ở gà từ 1-4 tuần tuổi.

Bệnh lây lan trực tiếp từ gà bệnh sang gà khoẻ, lây lan gián tiếp qua chất độn chuồng, thức ăn, nước uống, giày, dép, dụng cụ chăn nuôi…

Triệu chứng: Gà bị nổi các nốt sần đỏ trên mào, yếm, khoé mắt, mũi, miệng. Các nốt này to dần lên và đóng vảy màu đen. Gà ăn kém, chậm lớn,

Phòng bệnh bằng vaccine (chủng đậu dưới da cánh gà ở 7 ngày tuổi).

Điều trị triệu chứng bằng cách bôi thuốc xanh methylen 2%, cồn iốt. Bổ sung kháng sinh điều trị bệnh kế phát, bổ sung vitamin c, B tàng sức đề kháng cho gà.

Bệnh bạch lỵ gà

Bệnh do chủng vi khuẩn Salmonella Pullorum gây ra chủ yếu trên đàn gà con 1-21 ngày tuổi. Tỷ lệ chết có thể lên tói 50%

Nguyên nhân: Bệnh được truyền từ gà bố mẹ sang gà con. Bệnh dược lây qua trứng nhiễm khuẩn từ gà mẹ, từ chuồng nuôi, nước uống, thức ăn. Vịt khoẻ mang bệnh, khi cơ thể yếu do chăm sóc, nuôi dưỡng kém, bênh sẽ phát ra.

Triệu chứng: Gà con ỉa phân trắng, phân bết quanh lỗ huyệt, gà bị bại liệt.

Bệnh tích: Niêm mạc ruột sưng đỏ, trong ruột có phản màu trắng

Phòng bênh: Nên có dàn con giống khoẻ mạnh từ những đàn bố mẹ sạch bệnh. Không mua gà con 1 ngày tuổi từ những nai có bênh bạch lỵ.

Thực hiện tốt qui trình thú y, vệ sinh tiêu độc, khử trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi trước khi nhận gà con về nuôi. Trộn kháng sinh liều phòng vào thức ăn như Neotessol 100 mg/kg thể trọng, Tetracyline 60mg/kg thể trọng, Chloramphenicol 60 mg/kg thể trọng. Điều trị bằng kháng sinh liều cao (gấp đôi liều phòng). Bổ sung vitamin A, B để tăng sức đề kháng.

Bệnh tụ huyết trùng

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính và mãn tính ở gà lứa tuổi trên 20 ngày trở lên, tỷ lệ chết cao có khi tới 50%.

Nguyên nhân: Do vi khuẩn Pasteurella multocida gây nên. Vi khuẩn có thể sống trong môi phân ở ngoài môi trường một tháng, trong xác chết ba tháng. Bện lây lan trực tiếp từ gà bệnh sang gà khoẻ, gián tiếp qua thức ăn, nước uống.

Triệu chứng: Ở thể quá cấp gà chết đột ngột không biểu hiện triệu chứng gì. Ở thể cấp tính gà bỏ ăn, xù lông, dịch tràn ra miệng, ỉa chảy, thở gấp, phân lỏng, nhạt màu. Ở thể măn tính thấy viêm khớp, phù, sưng tích. Ở gà đẻ thường bị liệt chân, vỡ trứng…

Bệnh tích: Tụ máu ở ngoài da, xung huyết nội tạng và vùng bụng, gan sưng màu vàng, hơi cứng có nhiều điểm hoại tử bàng đầu đinh ghim. Mạch máu ở buồng trứng sưng to, đỏ, trứng non bị méo mó…

Phòng trị bệnh: Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, thực hiện nghiêm ngật các yẽu cẩu vệ sinh thú y. Có thể phòng bệnh bằng kháng sinh nhưng không được quá lợi dụng kháng sinh, Điều trị bàng Streptomycin (80-100 mg/kg thể trọng), Ampiciline 50mg/kg thể trọng (chỉ trong trường hợp thật cần thiết)

Bệnh cầu trùng

Do tụ cầu khuẩn Staphylococus aureus gây nên

Triệu chứng: Gà con ỉa phân lẫn máu tươi, ủ rũ, mào, chân nhợt nhạt, xù lông, bỏ ăn, uống nhiều nuớc. Phân của gà lớn có lẩn máu màu socola. Gà chết nhanh, chết nhiều.

Phòng bệnh: Cho uống thuốc phòng cầu trùng như Rigercocin lg/4 lít nước, Vetpro lg/1 lit nước; Bay CO X ] g/1 lít nước. Điều trị gấp đôi liều phòng.

0