Những bệnh lý thường gặp khi luyện tập và thi đấu thể thao trong nhà trường
(ĐHVH) - Trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao việc gặp phải một số bệnh lý là điều khó tránh khỏi. Để tập luyện và thi đấu tốt cần có được một số kiến thức cơ bản để đề phòng và xử lý các bệnh mà thường gặp trong thể thao. Đặc biệt là trong ...
(ĐHVH) - Trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao việc gặp phải một số bệnh lý là điều khó tránh khỏi. Để tập luyện và thi đấu tốt cần có được một số kiến thức cơ bản để đề phòng và xử lý các bệnh mà thường gặp trong thể thao. Đặc biệt là trong công tác giáo dục thể chất hiện nay các em sinh viên rất năng động và muốn thể hiện mình, đôi khi không tuân thủ theo nguyên tắc tập luyện nên thường gặp phải các bệnh lý. Vấn đề đặt ra là tập luyện thể thao nâng cao sức khỏe, nâng cao thành tích trong thi đấu mà không để lại bệnh, không gây ảnh hưởng đến học tập, lao động và sức khỏe.
1. Một số hiện tượng thường gặp trong tập luyện và biện pháp khắc phục
Các hiện tượng thường gặp trong tập luyện thể dục thể thao là do các phản ứng rất mạnh của cơ thể đối với việc tập luyện thể dục thể thao gây ra, dẫn đến sự rối loạn chức năng sinh lý bình thường của cơ thể. Vì vậy những nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh trong thể dục thể thao là việc tổ chức tập luyện chưa đúng khoa học, phương pháp sai dẫn đến lượng vận động vượt giới hạn sinh lý cho phép của cơ thể người tập. Nên người tập dễ gặp phải một số hiện tượng như:
- Choáng trọng lực .
- Đau bụng trong tập luyện.
- Chuột rút.
- Hội chứng hạ đường huyết.
- Say nắng (Cảm nắng).
Qua nghiên cứu và thực tiễn trong công tác giảng dạy ở trường Đại học Văn hóa Hà nội tôi nhận thấy rằng cần nắm bắt và hiểu biết rõ về các hiện tượng thường gặp khi tập luyện thể dục thể thao. Tìm hiểu rõ nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh để đưa ra các giải pháp đề phòng và xử lý khi xảy ra trong giảng dạy, tập luyện và thi đấu thể dục thể thao:
- Choáng trọng lực: Xảy ra sau khi người tập chạy hết cự ly về đích ngã xuống và mất tri giác tạm thời trong thời gian ngắn.
+ Nguyên nhân: Sau khi vận động nhanh lớn, đột nhiên giảm tốc độ hoặc đứng dừng lại ngay mà không tiếp tục vận động nhẹ nhàng thì rất dễ bị choáng ngất. Do khi vận động máu tập trung nhiều về các cơ quan vận động, lượng máu lưu thông trong tuần hoàn tăng lên rõ rệt (gấp nhiều lần so với yên tĩnh). Nhờ các động tác vận động làm các nhóm cơ phải luôn luôn co rút và thả lỏng, nên máu được lưu thông trong vòng tuần hoàn dễ dàng. Khi cơ bắp dừng hoạt động đột ngột, tốc độ máu lưu thông ở trong mao mạch và tĩnh mạch bị cản trở, thêm trọng lực của cơ thể dồn vào các chi dưới làm một lượng lớn máu tích tụ ở tĩnh mạch các chi dưới nên lượng máu về tim rất thấp. Các yếu tố đó làm cho máu lưu thông lên não ít khiến não thiếu Oxy đột ngột gây ngất và mất tri giác trong thời gian ngắn.
Ví dụ trong môn điền kinh như: Chạy cự ly ngắn 30m, 100m... khi người tập chạy về đích dừng lại đột ngột, hiện tượng này dễ diễn ra.
+ Triệu chứng: Người tập mất tri giác, choáng, cảm thấy toàn thân vô lực, hoa mắt, chống mặt, ù tai, buồn nôn. Mặt tái xanh, vã mồ hôi, chân tay lạnh. Tim đập chậm yếu, nhịp thở chậm, đồng tử mắt co lại.
+ Biện pháp khắc phục: Khi gặp trường hợp này ngay lặp tức đưa người tập (sinh viên) vào nơi thoáng mát. Đặt người tập nằm ngửa, chân cao hơn đầu, nới lỏng quần áo để máu dễ lưu thông, dùng động tác xoa đẩy từ cẳng chân lên đùi để đẩy máu về tim kết hợp bấm huyệt Nhân trung, Bách hội làm cho tỉnh lại (như hình 1). Nếu ngừng thở, ngừng tim phải hà hơi thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Khi đã hồi tỉnh có thể lau người bằng nước ấm, cho uống nước đường nóng.
Khắc phục Choáng trọng lực
+ Cách phòng ngừa: Trong khi tập luyện hoặc thi đấu người giáo viên phải luôn nhắc nhở người tập (sinh viên) khi chạy về tới đích không được dừng lại đột ngột mà phải tiếp tục chạy với tốc độ giảm dần, hít thở sâu nhịp nhàng trong khoảng thời gian thích hợp giúp hệ tuần hoàn và hô hấp được hồi phục rồi mới đi bộ và dừng lại.
- Đau bụng trong tập luyện: là một loại chứng bệnh thường gặp nhất trong quá trình tập luyện ở một số môn thể thao như: chạy cự ly trung bình, chạy cự ly dài.
+ Nguyên nhân: Một vài nhân tố có liên quan như do tập luyện không đầy đủ, trình độ tập luyện thấp, chuẩn bị khởi động không tốt, không kỹ, sức khỏe không đảm bảo, mệt mỏi, tinh thần căng thẳng; các hoạt động kết hợp hít thở không nhịp nhàng; ăn uống không hợp lí...Tốc độ và cường độ vận động tăng quá nhanh hoặc quá đột ngột và một số bệnh viêm đường ruột.
Ví dụ: Trong môn điền kinh ngay khi vào phần khởi động chuyên môn chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau đặc biệt trong nội dung chạy cự ly trung bình thì nhiều sinh viên gặp bệnh này.
+ Triệu chứng: Thường thấy triệu chứng đau ở vùng hạ sườn phải, hạ sườn trái.
+ Biện pháp khắc phục: Nếu đau bụng nhẹ, dùng tay ấn vào chỗ đau, giảm tốc độ vận động, hít thở sâu và nhịp nhàng trong thời gian hợp lí có thể khỏi (như hình 2). Nếu đau nặng thì phải dừng vận động và đi đến cơ sở y tế.
Khắc phục đau bụng
+ Cách phòng ngừa: Tăng cường tập luyện toàn diện cho người tập (sinh viên). Chú ý khởi động kỹ, nhịp thở... nhắc nhở người tập (sinh viên) trước khi tập luyện không được ăn quá no, uống nước quá nhiều. Trong khi tập trước tiên cần phải khởi động kỹ càng, chú ý các động tác hoạt động phải kết hợp với thở nhịp nhàng và thở sâu. Phải tuân thủ theo các nguyên tắc trong tập luyện.
- Chuột rút: Là sự co cơ không cố ý (tự nhiên hay do lệch tư thế) gây đau đớn, thường chỉ thoáng qua vài giây nhưng có khi kéo dài đến nửa tiếng, thậm chí một tiếng. Lúc đó khối cơ cứng, ngắn lại, đòi hỏi tiêu thụ rất nhiều ôxy và glucose.
+ Nguyên nhân:: Do khởi động không kỹ, tập luyện ở thời tiết lạnh như bơi lội, các môn bóng ....Tập luyện trong điều kiện trời nóng nực, oi bức, cơ thể ra mồ hôi nhiều làm mất nước và muối. Cơ thể bị rối loạn chất điện giải và bị thiếu muối dẫn đến chuột rút. Khi tập luyện và thi đấu, việc cơ bắp phải liên tục co rút nhanh và thả lỏng không đầy đủ hoặc quá ngắn, trong một thời gian dài sẽ dẫn đến bị chuột rút. Khi cơ thể mệt mỏi cũng rất dễ dến đến bệnh này.
+ Biện pháp khắc phục: Khi cơ bị chuột rút không nghiêm trọng thì chỉ cần kéo căng cơ bị chuột rút theo hướng ngược lại đến lúc cơ đó không tự co lại nữa.
Ví dụ như trong môn bơi lội, các môn bóng đá, bóng chuyền... Khi cơ tam đầu cẳng chân bị chuột rút làm cho bàn chân duỗi thẳng ra, thì lúc này chúng ta dùng lực đẩy mũi bàn chân để gấp mu bàn chân lên cẳng chân (như hình 3). Sau đó dùng kỹ thuật vật lý trị liệu để xoa bóp tương đối mạnh cục bộ nơi cơ bị chuột rút. Nếu bị chuột rút dưới nước cần phải nhanh chóng đưa nạn nhân lên bờ, sau đó mới xử lí.
+ Cách phòng ngừa: Cần khởi động kỹ các cơ, khớp trước khi vận động. Không vận động lớn khi cơ thể mệt mỏi. Cần có chế độ ăn hay dùng thuốc bổ sung đủ canxi, magiê, vitamin, thường dùng nhất là vitamin B1...
- Hội chứng hạ đường huyết: Đây là trạng thái bệnh lý có thÓ gặp trong TDTT do hàm lượng đường giảm xuống dưới mức bình thường tối thiÓu.
Hạ đường huyết hay gặp trong các hoạt động thÓ lực kéo dài như: chạy việt dã, bơi đường trường và đua xe đạp….
+ Nguyên nhân: Trong tập luyện thể dục thể thao, khi cơ bắp phải co rút mạnh sẽ tiêu hao rất nhiều năng lượng và nguồn năng lượng đó chủ yếu lấy từ việc ôxy hóa đường. Vì vậy khi hoạt động với cường độ vận động lớn, thời gian dài thì lượng glucoza trong cơ thể bị tiêu hao rất nhiều và rất dễ sinh ra hiện tượng hạ đường huyết.
+ Triệu chứng: Bủn rủn chân tay, chóng mặt, toát mồ hôi, sắc mặt tái nhợt. Nếu nặng thấy co giật toàn thân, nói năng không lưu loát, hôn mê.
+ Biện pháp khắc phục: Nhanh chóng đưa người tập vào nơi yên tĩnh, nằm nghỉ, chú ý mặc ấm, cho uống nước đường, nước chè đường nóng nhiều lần. Nếu hôn mê có thể bấm vào các huyệt: Nhân trung, bách hội... và đưa sinh viên đến cơ sở y tế.
+ Cách phòng ngừa: Những người mới tham gia tập luyện, ốm yếu, bệnh tật hoặc người bị đói không nên tham gia tập luyện trong thời gian dài và cường động vận động lớn. Trước khi tập luyện hay thi đấu có thể uống ít nước đường.
- Say nắng (cảm nắng) cũng là bệnh thường gặp trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao.
+ Nguyên nhân: Say nắng là loại bệnh cấp tính phát sinh trong môi trường khí hậu nóng bức, độ ẩm không khí cao làm cản trở quá trình thải nhiệt của cơ thể theo 3 con đường: truyền nhiệt, bức xạ, bốc hơi nước. Vận động trong điều kiện đó cơ thể sản sinh nhiệt lượng cao lại thải nhiệt kém làm thân nhiệt tăng có khi tới 40 – 410C kéo dài khiến rối loạn các chức năng sinh lý bình thường của cơ thể.
+ Triệu chứng: Biểu hiện đầu tiên là vã mồ hôi, mặt đỏ nhừ, khó chịu, có trường hợp bị đau bụng, nôn mửa. Sau đó là các biểu hiện nặng hơn như hoa mắt, chóng mặt, mạch nhanh, ngất lịm, tiểu ít, thân nhiệt tăng cao, tình trạng trầm trọng sẽ dẫn đến hôn mê thậm chí là tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
+ Biện pháp khắc phục: Đối với trường hợp này chúng ta cần xử lý nhanh chóng đưa người tập vào nơi thoáng mát, yên tĩnh, đặt nằm ngửa gối đầu cao, nới lỏng quần áo, quạt mát, dùng khăn ướt chườm đầu và lau khắp người. Nếu đã hôn mê thì có thể bấm huyệt nhân trung, bách hội, dũng tuyền. Khi đã hồi tỉnh có thể cho uống nước chè đường, nước chanh với ít muối. Trầm trọng hơn thì nhanh chóng đưa đi cơ sở y tế gần nhất.
+ Cách phòng ngừa: Để phòng tránh bệnh xảy ra cần có các biện pháp tập luyện tránh nắng, nóng, không nên tập quá lâu. Cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng phải đảm bảo đầy đủ nước, muối và vitamin.
Qua những vấn đề nêu trên, chúng ta nhận thấy việc biết cách đề phòng và xử lí một số bệnh trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao là hết sức quan trọng nó góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất nói riêng và hoạt động thể dục thể thao nói chung.
2. Bài học
kinh nghiệm.
Từ
những vấn đề nêu trên tôi rút ra được một số kinh nghiệm:
- Mỗi giáo viên hay huấn luyện viên thể thao ngoài việc có kiến thức chuyên môn vững vàng, cần nắm vững được cách đề phòng và cách xử lý các bệnh thường gặp trong tập luyện cũng như thi đấu thể thao. Đây cũng là yêu cầu tất yếu và là nhiệm vụ của người giáo viên trong công tác giáo dục thể chất.
- Trong quá trình học hay huấn luyện và thi đấu thể thao người giáo viên phải có khả năng quan sát tốt để kịp thời có biện pháp xử lí phù hợp.
- Trang bị cho các em kiến thức để phòng tránh bệnh cho chính bản thân mình và giúp đỡ sơ cứu cho mọi người nếu gặp phải những bệnh này.
- Mỗi học sinh cần tạo cho riêng mình một nếp sống lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, tự giác rèn luyện sức khỏe đúng theo nguyên tắc thể dục thể thao. Nắm bắt được kiến thức để áp dụng trong thể thao cũng như trong cuộc sống hàng ngày.
Tài liệu tham khảo
1. Sinh lý học TDTT - Lưu Quang Hiệp -
NXB TDTT - năm 1993.
2. Lí luận và phương pháp thể dục thể thao – Nhà xuất bản thể dục thể thao Hà Nội - năm 2000.
3. Y học TDTT - Nhà xuất bản TDTT Hà nội - năm 2000.Bài và ảnh: Tôn Thanh Hải - GV Bộ môn GDTC - QP
Admin2. hoc mua bán đàn guitar tai tphcm công ty thiết kế web tai tphcm cong ty may áo thun đồng phục hoc phát âm tiếng anh chuan khoa học thiết kế web tphcm tphcm mua container văn phòng cu dia chi thay man hinh iphone tai tphcm thiet bi bếp công nghiệp bep nha hang dai ly ống nhựa tiền phong ong nuoc du an Căn hộ Scenic Valley ban thuoc kich duc nu chuyen thi cong phong karaoke vip