Đào tạo ngành Sáng tác văn học bậc đại học: SOS!
1. Xin bắt đầu bằng một khẳng định: không có cơ sở đào tạo ngành Viết văn nào lại dám cho rằng những người học khi ra trường ngay lập tức trở thành các nhà văn được. Trường Viết văn mang tên M.Gorki (CHLB Nga) cũng vậy. Những nơi đào tạo ngành viết văn chỉ có một mục ...
2. Vậy thì, một câu hỏi nữa được đặt ra: những người theo học ngành Viết văn được trang bị những gì?
- Thứ nhất, họ được trang bị ý thức chuyên nghiệp của người cầm bút. Ý thức chuyên nghiệp được hiểu là có kỷ luật nghề nghiệp, có trách nhiệm đối với con người, với dân tộc và Tổ quốc; có những tri thức lao động nghề nghiệp tối thiểu đủ vượt lên kinh nghiệm bản năng hoặc năng khiếu thuần túy. Những cái viết của những người được trang bị ý thức chuyên nghiệp có thể chưa hay (bởi vì hay còn tùy thuộc nhiều điều kiện), nhưng chắc chắn sẽ không bị ngô nghê, lẩm cẩm hoặc sai lầm đủ loại (trường hợp này phần lớn xảy ra ở những người viết tự do).
- Thứ hai, họ được trang bị hệ thống tri thức nền cấp cử nhân thuộc ngành các khoa học XH và NV. Từ đây trở đi, các bạn sinh viên khi ra trường có đủ điều kiện và phương pháp để học tập suốt đời.
- Thứ ba, các bạn sinh viên có được những cơ hội tiếp xúc với các nhà trí thức, các nhà văn, nhà thơ, nhà NCLLPB văn học uy tín của đất nước trong suốt quá trình học tập và sáng tạo. Nhờ vậy, họ chẳng những được học tập các kiến thức, kỹ năng mà còn được truyền lòng đam mê, ý thức chuyên nghiệp từ đội ngũ này.
- Thứ tư, sinh viên được hướng dẫn thực hành, được thẩm định tác phẩm, được giới thiệu tham gia vào các diễn đàn văn học trên cả nước thông qua hệ thống báo chí truyền thông. Đây là điểm rất quan trọng. Với những người viết tự do, công việc này không dễ dàng gì, thậm chí có khi rơi vào tình trạng khổ ải hoặc tuyệt vọng.
- Cuối cùng, khi có trong tay một tấm bằng đại học, họ cũng sẽ có thêm những lựa chọn nghề nghiệp khác ngoài công việc viết văn. Họ có thể làm báo chí, truyền thông, có thể dạy học, biên tập viên, làm cán bộ văn hóa văn nghệ… Trên thực tế, có nhiều học viên viết văn ra trường đã tham gia khá năng động và hiệu quả các loại nghề nghiệp kể trên.
3. Vài nét lịch sử đào tạo nghề viết văn ở Việt Nam:
Suốt từ năm 1948 trong thời kỳ kháng chiến
chống Pháp, nhiều lớp bồi dưỡng viết văn đã được tổ chức tại Việt Bắc hoặc khu
IV cũ. Rồi sau đó là thời kỳ chống Mỹ kéo dài đến tận 1975, cũng có nhiều lớp
như vậy đã được tổ chức tại Trại sáng tác Quảng Bá- Hà Nội. Trại sáng tác Quảng
Bá của Hội nhà văn Việt nam, nơi có ông “Đốc Hồng” (nhà văn Nguyên Hồng) làm Giám
đốc, đã trở thành địa chỉ thân thuộc của nhiều nhà văn đàn anh lớp những năm đầu
chống Mỹ.
Từ năm 1976 đến năm
1981 nhiệm vụ bồi dưỡng, đào tạo ngành viết văn đã được chuyển giao cho Khoa viết
văn thuộc Trường Lý luận nghiệp vụ văn hoá (tiền thân của Đại học Văn hoá Hà Nội
hiện nay). Cuối năm 1979, tại đây đã khai giảng lớp Đại học viết văn hệ chuyên
tu Khoá I.
Từ năm 1979 đến
2004, Khoa viết văn đã phát triển thành Trường viết văn Nguyễn Du, đào tạo được
7 khoá học. Từ tháng 6-2004, Trường viết văn Nguyễn Du lại chuyển thành Khoa sáng
tác và Lý luận- phê bình văn học, rồi sau đó đổi là Khoa Viết văn- Báo chí
(4-2012) thuộc Trường Đại học Văn
hoá Hà Nội.
Trải qua một thời
gian dài như vậy, tuy có lúc thăng trầm, nhưng nơi đây đã và đang là cái nôi ươm
mầm, vun đắp cho sự trưởng thành và phát triển của nhiều tài năng văn học. Không
kể những khoá bồi dưỡng ngắn hạn trước kia, chỉ tính riêng Trường viết văn Nguyễn
Du từ khoá I đến khoá VII (1979-2007), đã có những gương mặt nổi tiếng của nền
văn học Việt Nam hiện đại như Hữu Thỉnh, Nguyễn Trí Huân, Nguyễn Khắc Trường,
Trung Trung Đỉnh, Đào Thắng, Y Phương, Nguyễn Trọng Tạo, Bảo Ninh, Lê Thị Mây, Lâm Thị Mỹ Dạ, Dạ
Ngân, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Dương Thuấn, Y Ban, Võ Thị Xuân Hà và rất
nhiều gương mặt sáng giá khác.
Bên cạnh cơ
sở đào tạo hệ cử nhân ngành Viết văn ổn định của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội thì
Hội nhà văn Việt Nam có Trung tâm bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du được thành lập từ
2007, hoặc các đơn vị Hội LHVHNT địa phương, một số Bộ, Ban, ngành TƯ cũng thỉnh
thoảng có các đợt tập huấn, bồi dưỡng ngắn ngày. Năm 2008, Trường Đại học Văn hóa
nghệ thuật quân đội cũng mở một lớp Viết văn, đào tạo được 1 khóa, xong rồi thôi
không đào tạo nữa.
Với một bề dày
truyền thống như vậy, có thể thấy rằng: việc đào tạo, bồi dưỡng những người viết
văn, nhất là những người viết văn trẻ được quan tâm thường xuyên, liên tục, chưa
khi nào đứt đoạn. Điều đó chứng tỏ sự nghiệp chăm lo vun trồng tiềm năng văn học
cho đất nước đã được Đảng và nhà nước ta quan tâm đúng mức và ngày càng chứng tỏ
sức sống của một chủ trương đúng đắn.
3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc đào tạo ngành viết văn tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội hiện nay
3.1. Thuận lợi:
- Cơ sở đào tạo có một truyền thống và một bề dày kinh nghiệm hơn 30 năm qua.
- Cơ sở đào tạo là nơi có đủ uy tín kêu gọi, tập hợp những bậc trí thức, các nhà văn nhà thơ, các nhà NCLLPB thường xuyên đến giúp đỡ, giảng dạy, cộng tác và hợp tác.
- Cơ sở đào tạo cũng là nơi đã thiết lập được mối quan hệ khá bền vững giữa Trường/ Khoa với nhiều Nhà xuất bản, nhiều cơ sở đào tạo và Viện nghiên cứu văn học, nhiều cơ quan xuất bản, báo chí truyền thông trên cả nước. Đây là điều kiện tốt đảm bảo cho việc hỗ trợ đào tạo, công bố tác phẩm của sinh viên.
- Cơ sở đào tạo đã thiết lập được quan hệ tốt với Trường Viết văn mang tên M.Gorki- một ngôi trường có lịch sử đào tạo gần 100 năm, cũng là nơi nhiều nhà văn Việt Nam đã từng tu nghiệp.
- Khoa Viết văn- Báo chí cũng nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám hiệu và các Phòng, Ban, Khoa tại trường. Tuy nhiên, do cơ chế chưa có, việc đầu tư và giúp đỡ đang còn quá khiêm tốn, chưa đáp ứng được yêu cầu đào tạo đặc thù.
3.1. Khó khăn:
Hiện nay, hoạt động đào tạo ngành Viết văn chưa hề có cơ chế đặc thù. Đây là điểm yếu cốt tử. Vì thế sinh ra nhiều hệ lụy rất khó có thể khắc phục được. Dưới đây là những điểm tồn tại bất hợp lý hoặc chưa hợp lý như sau:
1)Chương trình giảng dạy không được quyền lựa chọn ngay từ đầu (đại cương, cơ sở ngành), nên vẫn phải học theo như các ngành đại trà; có một số môn không thật cần thiết, trong khi đó, một số môn cần thiết lại không được học. Tôi lấy ví dụ, trong một quỹ thời gian bị khống chế nghiêm ngặt thì mấy môn như Nhà nước và pháp luật, Tâm lý học đại cương là không thiết thực, trong khi đó mấy môn cần thiết như: Dân tộc học, Tâm lý học sáng tạo nghệ thuật, Mỹ học chuyên ngành… lại không được học.
Thêm nữa: Thời khóa biểu, giờ giấc lên lớp, chế độ thi cử, kiểm tra đánh giá… dành cho các sinh viên Viết văn cũng đông cứng, rập khuôn theo các ngành đào tạo khác, không phù hợp với tính đặc thù và tính linh hoạt của ngành Viết văn. Một ví dụ nhỏ: có những khi một nhà văn nổi tiếng từ nào đó phía Nam ra Hà Nội, hoặc một nhà văn nổi tiếng của nước ngoài sang thăm, rất muốn mời họ vào giao lưu, giảng dạy cho học viên, nhưng bị vướng víu về lịch, phòng học, kinh phí…cuối cùng đành thôi trong niềm tiếc nuối mà không dễ có cơ hội làm lại được.
2)Cũng do lệ thuộc vào chương trình đại trà của trường, nên sinh viên Viết văn chỉ có hai đợt thực tập: 1 tháng vào năm thứ 3 và 2 tháng vào năm thứ tư. Trong khi đó, đối với loại hình đào tạo này, năm nào cũng cần phải đi thực tế, ít nhất 1-2 đợt, mỗi đợt 2 tuần cho đến một tháng. Không đi thực tế thì làm sao có sự hiểu biết đời sống, hơi thở đời sống và niềm cảm hứng sáng tạo được.
Thêm nữa, khi đi thực tập, chế độ tài chính cho sinh viên cũng chỉ như mọi ngành