23/05/2018, 15:54

Lợi ích của cây điều

Cây điều được đánh giá là cây ăn quả rất quí, nếu biết khai thác đúng mức, điều sẽ mang lại cho người trồng những lợi ích của cây điều vô cùng lớn lao, chứ không phải chỉ đơn thuần khai thác được phần nhân của hột không thôi. Hiện nay, tại nước ta nhiều nơi đã thiết lập được nhiều nhà máy chế ...

Cây điều được đánh giá là cây ăn quả rất quí, nếu biết khai thác đúng mức, điều sẽ mang lại cho người trồng những lợi ích của cây điều vô cùng lớn lao, chứ không phải chỉ đơn thuần khai thác được phần nhân của hột không thôi.

Hiện nay, tại nước ta nhiều nơi đã thiết lập được nhiều nhà máy chế biến hột điều, tạo công ăn việc làm cho hằng trăm ngàn công nhân để đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu, như tại thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh, Long An, Cần Thơ, Bình Thuận, Quảng Ngãi… với công suất thiết kế rất lớn. Đa phần số lượng hột điều sản xuất trong nước đều được chế biến tại những cơ sở chế biến này.

Còn những việc chế biến khác từ vỏ cây, vỏ hột, từ nhân hột điều.., hiện nay nước ta chưa có những máy móc cần thiết nên ta chua tạo ra hết được mọi sản phẩm quí giá khác do cây điều mang lại. Tiếc thay đây lại là những môi lợi không nhỏ, và thị trường bên ngoài cũng rất lớn.

Bước đầu trồng điều chỉ để khai thác hột bán ra thị trường không thôi cũng đủ làm cho mọi người thích thú hả hê rồi. Trung bình một mẫu mỗi năm ta thu được một tấn hột. Nhưng nếu vườn nào trồng đúng phương pháp, có thể thu hoạch được gấp rưỡi gấp đôi, cho nên lợi tức do cây điều mang lại thường được đánh giá là cao hơn so với một số cây trái khác.

Nhờ có thị trường tiêu thụ mạnh, nên diện tích trồng điều trong nước càng được mở rộng hơn trước, tại các vùng duyên hải nam Trung bộ, một số tỉnh thuộc Tây nguyên, vùng đông Nam bộ và nhiều nơi thuộc đồng bằng sông Cửu Long.

Chỉ trong nửa thế kỷ trở ]ại đây thôi, từ việc mỗi nhà chỉ trồng vài ba cây “cho lấy có” trước đây, nay diện tích trồng điều khắp cả nước đã mon men lên đến con số gần hai trăm ngàn mẫu rồi ! Đó là một tín hiệu đáng mừng, vì đất trồng điều vốn là đất gần như hoang hóa, xưa nay bỏ không vì không loại cây nào sống nổi cả !

Được biết, ở vùng duyên hải nam Trung bộ, cây điều được trồng từ Bình Thuận trở ra, như Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Nam…Vùng Tây nguyên điều được trồng nhiều nhất ở Daklak và vùng phụ cận. Vùng đông Nam bộ số lượng điều được coi là trồng nhiều nhất, như ở các tỉnh Đồng Nai, Sông Bé, Bà Rịa, Tây Ninh…Còn tại đồng bằng sông Cửu Long thì từ Long An trở xuống các tỉnh Tiền Giang, Hậu Giang nhiều nơi cũng có những vườn điều rộng lớn.

Trong tương lai gần, chắc chắn những vùng đất kể trên, diện tích trồng điều còn được nới rộng hơn nữa. Mặc dầu như mọi người đều biết, tùy vào điều kiện thổ nhưỡng, mức thu hoạch của vườn điều mỗi nơi có khác nhau, chứ không phải đồng nhất như nhau được. Vùng đất lý tưởng để cây điều phát triển mạnh và tăng năng suất cao nhất, chính là đất ở đông Nam bộ.

Điều là loại cây ăn trái cho nhiều lợi lộc. Một cây điều khoảng bảy tám năm tuổi, nếu được chăm sóc đúng mức, mỗi năm có thể cho hơn vài ba ngàn trái tức là “trả công” cho người trồng khoảng trên dưới mười lăm kí lô hột thô.

Ngược lại, nếu trồng trong điều kiện bỏ bê không chăm sóc, hoặc trồng không đúng kỹ thuật, thì năng suất trái sẽ giảm sút rất nhiều. Có khi mỗi cây chỉ đậu loe hoe vài ba chục trái mà thôi! Sự thành công của vườn điều là do sự phối hợp đồng bộ giữa cách chọn giống tốt, đến phương pháp trồng tỉa cùng sự chăm sóc đúng phương pháp.hat dieu

Nói về lợi ích của cây điều mang lại cho đời sống con người, thì kể ra rất nhiều đến mức ít người ngờ tới được. Phải nói đây là loại cây có công dụng rất lớn, hữu ích không thua kém cây dừa, vì từ lá đến thân, rễ, trái, hột, thứ nào cũng hữu dụng cả.

Nhãn hột điều: Nhân hột điều là phần lõi bên trong của hột. Phần nhân này có kích thước lớn hay nhỏ, trọng lượng nặng hay nhẹ là tùy theo giống cây. Tất nhiên, hột mà có nhân lớn thì có giá trị cao hơn hột nhân nhỏ. Phần nhân này chứa nhiều chất đạm và nhiều Vitamine nên được đánh giá là có nhiều chất dinh dưỡng hơn cả thịt cá, trứng sữa và trái cây.

Nếu đem nhân hột điều nướng hay rang chín nó sẻ tỏa mùi thơm, ăn ngon miệng, vị vừa bùi vừa béo vượt xa đậu phộng rang. Vì vậy, từ trước đến nay, người ta dùng nhân hột điều vào kỹ nghệ làm bánh kẹo và nấu nướng thức ăn.

Nhiều quốc gia hiện nay còn có kỹ nghệ ép dầu từ nhân hột điều để chế ra loại bơ thực vật, được coi là thức ăn tốt nhất dành cho những người ăn kiêng, những người già và trẻ con. Có người cho rằng loại dầu này còn giá trị hơn dầu hạnh nhân ở chỗ ngon và bổ.

Vỏ hột điều: Vỏ hột điều không phải là thứ vô dụng bỏ đi như nhiều người lầm tưởng. Bên trong vỏ có một lớp xốp hình tổ ong có chứa một lượng dầu khá nhiều, gọi là “dầu vỏ hột điều”, chiếm khoảng 20 phần trăm trọng lượng hột. Trong một tấn hột điều, người ta có thể ép ra được chừng 100 kí dầu vỏ hột, và giá bán của dầu này cũng khá cao, thường thì bằng 1/4 giá nhãn hột điều.

Dầu vỏ hột điều được mang kí hiệu quốc tế là CNSL (do chữ Cashew Nut Shell Liquid mà ra) có nhiều công dụng trong các ngành kỹ nghệ được nhiều nước như Mỹ, Anh, châu Úc, châu Âu nhập mua hằng năm với số lượng rất lớn.

Công dụng của loại dầu này rất đa dạng như dùng chế các loại sơn bảo vệ kim loại chống sét, chống sự phá hại của axít và ẩm ướt, chế sơn chống thấm, sơn cách điện, làm mực in, thuốc nhuộm, chế biến chất dẻo, chế tạo mỹ phẩm và thuốc trừ sâu, trừ mối mọt phá hại cây ván…

Sau khi ép lấy dầu xong, xác vỏ hột điều còn dùng vào việc làm ván ép, hoặc làm chất đốt. Vỏ hột điều từ trước đến nay ta cứ bỏ đi, thế mà nếu đem vào qui trình chế biến cũng mang lại mối lợi khá lớn.

Vỏ thân cây điều: Phần vỏ ngoài của thân cây điều có chứa khoảng 4,7 phần trăm chất chát nên dùng để chế thuốc thuộc da, thuốc nhuộm vải, chế mực in (rất tốt, không phai màu).

Lá điều: Người Bồ Đào Nha dùng lá điều non ngâm vào nước, khi uống vào cho giấc ngủ say. Lá điều non được dùng như rau sống, ăn chung với bánh xèo cũng ngon miệng.

Rễ cây đỉều: Ở Ấn Độ, rễ điều được dùng làm thuốc xổ rất tốt.

Gỗ cây điều: Càng trồng lâu năm thân cây điều càng to và cho gỗ tốt Người ta xẻ gổ để lấy ván đóng ghế, đóng bàn ghế, tủ bàn, và làm bột giấy.

Nhựa cây điều: Cây điều già trồng lâu năm thường chảy ra một chất nhựa có đặc tính sát trùng. Nhựa này có tính kết dính rất tốt nên được dùng chế loại keo dán sách khiến môi mọt không dám ăn, chế vẹc ni đánh bóng bàn ghế…

Trái điều: Trái điều khi chín rục có mùi thơm dễ chịu, bên trong chứa nhiều nước ngọt lắm Vitamine C, thường dùng ăn tươi như một món rau sống cũng ngon miệng. Người ta xắt trái ra thành từng lát mỏng để ăn kèm với mắm sống, thịt luộc, khô nướng hay mắm ruốc, hoặc muối ớt. Ở phương Tây, họ cũng xắt khoanh trái ra rồi rắc đường lên để ăn tráng miệng. Với điều chín, ăn một hai trái thì cảm thấy ngon,nhưng nếu ăn nhiều thì khản cổ vì trong nước điều có chứa chất tanin. Nhiều nuớc có công nghệ chế biến, họ lược bỏ được chất chát trong nước ép trái điều, rồi cô đặc lại với đường để làm một thứ nước giải khát rất ngon, vừa tiêu thụ trong nước vừa xuất khẩu ra nước ngoài.

Phân tích ra cho thấy trong nước trái điều có chứa khoảng 10 phần trăm đường, nên dùng ủ cho lên men để làm rượu. Ở các nước Ba Tây, Mozambique (Phi châu), Antilles (Mỹ châu)…người ta thường cất rượu bằng nước trái điều, khen là thứ rượu dự trự được lâu mà không mất hương vị, lại uống ngon, trị được bệnh đau bụng, ói mửa.

Tại Bồ Đào Nha và Ấn Độ, rượu điều này còn được dùng trị bệnh nhức mỏi, viêm họng…

Ngoài ra, nước trái điều còn chế được giấm ngon. Ở Ấn Độ chế giấm với nước trái điều theo phương pháp cổ truyền, từng áp dụng lâu năm. Nước điều pha với sulfate de fer chế ra được loại thuốc nhuộm đen tóc rất tốt.

Tóm lại, cây điều mang lại nhiều lợi ích cho đời sống con người. Từ lá đến thân, trái, hột…của điều đều có công dụng rất lớn trong ngành chế biến thực phẩm cũng như kỹ nghệ và cả y học. Tiếc một điều là nước ta hiện nay chưa có công nghệ kỹ thuật chế biến đầy đủ nên chưa khai thác hết những sản phẩm có giá trị của cây điều, chẳng hạn như khâu ép dầu vỏ hột, hoặc chế biến nước giải khát dưới dạng đóng hộp …như nhiều nước khác đã làm.

0