23/05/2018, 15:54

Những kỹ thuật canh tác chung cho nhóm khoai môn, sọ

Có 2 hệ thống sản xuất , Sọ: Sản xuất khoai Nước trong ruộng ngập nước thường xuyên. Sản xuất khoai Môn, Sọ trên chân đất cao, đất đồi. Trồng khoai Nước có Ưu điểm là có thể trồng trên nhiều loại đất thậm chí đất thịt nặng, đỡ tốn công làm cỏ, năng suất thường rất cao và có điều kiện tạo sản ...

Có 2 hệ thống sản xuất , Sọ:

Sản xuất khoai Nước trong ruộng ngập nước thường xuyên.

Sản xuất khoai Môn, Sọ trên chân đất cao, đất đồi.

Trồng khoai Nước có Ưu điểm là có thể trồng trên nhiều loại đất thậm chí đất thịt nặng, đỡ tốn công làm cỏ, năng suất thường rất cao và có điều kiện tạo sản phẩm trái vụ. Tuy nhiên, phương pháp trồng này có nhược điểm là thời gian trồng dài, yêu cầu hệ thống tưới tiêu phải chuẩn và không thể trồng xen với khác.

Trồng khoai Môn, Sọ trên cạn có 2 dạng:

Dạng trồng sử dụng nước trời, nơi thời vụ gieo trồng rất nghiêm ngặt phụ thuộc vào mùa mưa của từng vùng.

Dạng trồng sử dụng nước tưới cho các vùng thâm canh, có điểu kiện tưới tiêu thuận lợi.

Kỹ thuật trồng cụ thể cho từng hệ sinh thái sẽ được trình bày kỹ ở phần sau. Phần này chỉ đề cập những nét đại cương hướng dẫn chung về canh tác cây Môn, Sọ.

Chuẩn bị đất

Tuỳ theo kiểu trồng trọt trên ruộng cạn hay trồng trong ruộng nước mà có kỹ thuật làm đất phù hợp. Khoai Môn, Sọ là loại cây có bộ rễ ăn nông vì vậy yêu cầu đất phải tơi xốp, nhiều mùn thì năng suất mới cao. Làm đất trên cạn chú ý phải cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ. Làm đất ruộng nước cần chú ý làm đất nhuyễn.

Phân bón

Hầu hết các hộ nông dân ở châu Á – Thái Bình Dương cũng như ở nước ta trồng khoai Môn Sọ trên nương, trong vườn nhà để tự cấp cho gia đinh, rất ít khi bón phân cho Môn, Sọ. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy Môn, Sọ rất cần bón phân, đặc biệt là phân hữu cơ và phân đạm. Đạm là yếu tố dinh dưỡng không thể thiếu được trong quá trình thâm canh tăng năng suất khoai Môn, Sọ. Cây cũng yêu cầu cao với kali và canxi. Phân đạm làm tăng hàm lượng protein trong củ cái, trong khi phân kali làm cho cây sử dụng nước trong đất có hiệu quả hơn. (Cable, 1975, Onwueme LC, 1978). Phân bón làm tăng năng suất củ khoai Môn, Sọ. Trồng khoai Môn trong đất ngập nước yêu cầu phân bón cao hơn khoai Môn trồng trên cạn. Cây Môn, Sọ cũng khá mẫn cảm với phân bón. Thiếu kali làm giảm nhanh hàm lượng nước trong lá và rễ, làm cho mép lá vàng, rễ chết. Thiếu kẽm gân lá sẽ vàng. Thiếu photpho cuống sẽ mềm, cây phát triển kém. Thiếu lân củ dễ thối khi bảo quản. Thiếu đạm lá không bóng, màu không tươi.

Bón phân hợp lý cho khoai Môn, Sọ cần phải dựa vào đặc điểm các thời kỳ sinh trưởng, phát triển của từng loại giống, tính chất đất đai, điều kiện khí hậu của từng mùa vụ cụ thể và đặc điểm của từng loại phân bón.

Đất xấu cần bón nhiều phân, giống ngắn ngày, thâm canh cần tăng lượng phân bón. Đất sét, đất chua lượng phân phothat, kali cần giảm bớt. Tuỳ điều kiện cụ thể có thể bón 10 -15 tấn phân chuồng mục và 80 – 100kgN + 60 – 80kg P2O5 + 80 – 100kg K2O cho 1ha.

Các loại phân bón cho khoai Môn, Sọ thường có gốc sunphat tốt hơn. Nên bón sunphat amôn, sunphat kali và supesunphat. Sử dụng phân NPK tổng hợp với tỷ lệ 13-13-21 bón cho khoai Môn, Sọ cũng cho hiệu quả cao.

Cần lưu ý, phân bón cho Môn, Sọ cần phải chia làm nhiều đợt mới có hiệu quả tốt. Phân chuồng và phân lân nên bón lót trước khi trồng. Bón thúc được tiến hành khi cây được 3 lá và lần hai bón sau lần một hai tháng, khi củ bắt đầu hình thành và phát triển. Khoai Môn, Sọ thường không bón sâu vì rễ ăn lên. Cũng không bón gần gốc quá, bón xung quanh gốc, xa 10cm là vừa.khoai so ks4

Giống khoai môn, sọ

Vật liệu trồng

Có 5 dạng vật liệu được sử dụng để trồng Môn, Sọ. Đó là: Cây con của chồi bên (side suckers) là cây nhánh mọc ra từ những mất trên thân củ chính của cây mẹ được 2-3 tháng (Khoai Nước).

Củ cái bé (không thương phẩm) hình thành từ thân chính của cây mẹ.

Củ con cấp 1, cấp 2 hoặc hãn hữu cấp 3.

Đầu mặt củ (đầu khoai), tức là đầu thân củ dày khoảng 1 – 2cm kèm đoạn dọc lá dài 15 – 20cm.

Các mẩu khoanh củ có mầm bên được cắt ngang ra từ củ cái đã loại bỏ chỏm củ có mầm chính.

Trong 5 loại vật liệu kể trên, trồng bằng đầu mặt củ được coi là tốt nhất cho khoai Môn và khoai Nước vì không ảnh hưởng đến năng suất sản phẩm, khi trồng cây mọc nhanh phát triển mạnh. Tuy nhiên vật liệu này chỉ áp dụng được ở những nơi cây Môn, Sọ được trồng lại ngay sau khi thu hoạch vụ cũ vì mặt củ không thể bảo quản được lâu.

Nếu vật liệu trồng cho khoai Môn là các mảnh củ nhỏ hoặc củ con, chúng ta nên giâm chúng trong vườn ươm hoặc ủ cho nẩy mầm rồi mới đem trồng. Như vậy, cây sẽ mọc đều, đảm bảo năng suất cao.

Hiện nay tạo đủ lượng củ giống Môn, Sọ tốt phục vụ sản xuất đang là vấn đề nổi cộm, bởi lẽ khoai Môn có hệ số nhân giống thấp, mặt khác củ khoai Môn ngủ nghỉ ngắn, rất khó để giống. Có 2 cách đang được sử dụng rộng rải là nhân giống bằng phương pháp (invitro) và trồng bằng củ con hoặc chồi bên đã được ủ cho nẩy mầm.

Trong tương lai có thể sử dụng hạt khoai Môn, Sọ để trồng khi có biện pháp xử lý GA3 cho cây ra hoa.

Tiêu chuẩn giống tốt

Vật liệu trồng được coi là giống tốt nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn sau:

Củ giống tốt là những củ con cấp 1 hoặc cấp 2 có khối lượng củ 20 – 30g, không thôi hoặc khô ở đít. Lớp vỏ ngoài còn nhiều lông.

Cây giống tốt cho khoai Nước và khoai Môn là những đầu mặt củ có đường kính khoảng 3 – 4cm kèm theo dọc dài khoảng 15 – 20cm.

Mảnh củ giống tốt khi mảnh củ cỏ mầm to bằng hạt đậu đen kèm theo vài sợi rễ ngắn khoảng 0, 5 – 1cm.

Kỹ thuật nhân giống

Ngoài biện pháp nhân giống bằng củ bi (80 – 100 củ/kg). Để nhân nhanh các dòng, giống triển vọng có thể áp dụng 2 phương pháp:

Phương pháp thứ nhất: Dựa vào việc phá tính ngủ nghỉ của đỉnh củ bằng cách cắt bỏ mầm ngọn, như vậy sẽ làm kích thích các mầm bên phát triển sớm. Trong thực tế, người ta thường cắt củ cái thành những mảnh củ theo chiều ngang củ hoặc cắt các mảnh nhỏ kích thước 2 x 2 x 2cm có mầm bên, đem ủ hoặc giâm chúng riêng rẽ khi cây lên chồi, ra rễ thì đem trồng ra ruộng.khoai so doc tim

Phương pháp thứ 2: Nhân nhanh giống là nhân dòng, giống từ mô phân sinh (mericloning). Phương pháp này thường được sử dụng để phục tráng và làm sạch bệnh của các dòng giống Môn, Sọ bị thoái hoá hoặc nhiễm bệnh. Với phương pháp nhân giống invitro, các mô phân sinh(meristcms) từ chồi bên của củ cái sau khi được khử trùng bằng clorua thuỷ ngân 0,1% (HgCl2) được đưa vào nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung IAA (10mg/l). Sau khi mô phân sinh sản sinh ra các cụm chồi, tiếp tục đưa vào môi trường MS có bổ sung NAA (1,0 mg/l) để tạo rễ. Khi cụm chồi đã đủ thân lá, rễ có thể tách ra thành những cây khoai nhỏ đem trồng vào khay một tháng trước khi đem ra ruộng hoặc nếu điều kiện chăm sóc tốt có thể trồng thẳng cây từ ống nghiệm ra ruộng.

Trong tương lai, có thể nhân giống khoai Môn bằng hạt nếu phun GA3 làm cho khoai Môn ra hoa nhiều. Thụ phấn nhân tạo sẽ cho hàng ngàn hạt trên một bông mo. Để có cây con trước hết phải gieo hạt trong đìa Petri. Các cây con sẽ được cấy chuyển ra nhũng khay đất ẩm đặt trong nhà lưới. Khi cây giống đạt được độ cao khoảng 15 ~ 20cm chúng sẽ được trồng ra ruộng, với cách này sẽ có vô số các kiểu gen và kiểu hình được thể hiện cho phép các nhà chọn tạo giống chọn lọc ra các giống triển vọng.

Các phương pháp chọn tạo giống

Vì cây khoai Môn, Sọ là loại cây chủ yếu nhân giống vô tính nên hiện nay có 2 phương pháp tuyển chọn để tạo ra giống cải tiến:

Thông qua đánh giá các tập đoàn giống địa phương để chọn lọc, bình tuyển giống. Hiện nay, tại Ngân hàng gen Quốc gia đang lưu giữ hơn 300 giống của loài Colocasia esculenta. Đây là nguồn vật liệu ban đầu quí giá để chúng ta đánh giá tuyển chọn và phổ biến rộng các giống có tính thích ứng rộng, năng suất khá, chống chịu sâu bệnh và có chất lượng củ cao. Trung tâm Tài nguyên di truyền thực vật, Viện KHKTNN Việt Nam đã giới thiệu 3 giống triển vọng vào sản xuất năm 2003.

Nhập nội các giống tốt từ các nước có công nghệ chọn tạo giống cao, nhằm đánh giá chọn lọc chúng trong điều kiện sinh thái cụ thể của từng vùng và phổ biến vào sản xuất những giống thích hợp nhất. Đây là con đường ngắn và có hiệu quả trong việc đưa các giống mới vào sản xuất, ở nước ta từ năm 2002 đã nhập 120 giống khoai Môn trong ống nghiệm từ các nước Indonesia, Thái Lan. Kết quả trồng và chọn lọc cho thấy có một số giống triển vọng có thể phát triển ra sản xuất trong thời gian sắp tới.

Vì cây khoai Môn, Sọ có khả năng tự đa bội nên có thể áp dụng phương pháp chọn tạo giống mới bằng gây đột biến cảm ứng, tạo ra vật liệu mới rồi tiến hành chọn lọc. Chọn giống đột biến theo hướng rút ngắn thời gian sinh trưởng, chịu rét tốt đã được các nhà chọn tạo giống Trung Quốc tiến hành từ năm 1996, tạo được 2 giống đột biến LY96 và LY98. Tuy nhiên phương pháp này chưa thực hiện ở nước ta.

Cho đến nay nghiên cứu về chọn tạo giống Môn, Sọ ở nước ta còn chưa được đầu tư đúng mức. Từ năm 1993 công tác chọn lọc các dòng vô tính tốt nhất từ các quần thể giống địa phương và các dòng nhập nội từ CIRAD mới được bắt đầu thực hiện tại Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam. Hiện nay các hướng chọn lọc chính cho khoai Sọ là chọn giống ngắn ngày, củ cái nhỏ, chống bệnh sương mai và năng suất ổn định. Đối với khoai Môn, thuần hóa trồng tại đồng bằng vào vụ hè thu, củ cái có dạng phù hợp cho chế biến, chống chịu bệnh sương mai là ưu tiên. Đối với khoai Nước, sử dụng các giống địa phương vẫn là chính.

Vì hiện nay trong sản xuất chủ yếu vẫn trồng các giống địa phương, nông dân tự để giống nên cách tốt nhất để tránh thoái hoá giống, hàng năm, trước và sau khi thu hoạch nên tiến hành chọn lọc các dòng vô tính đúng tiêu chuẩn giống qui định.

Thời vụ trồng

Do cây Môn, Sọ là loại cây dài ngày, yêu cầu độ ẩm khá cao cho sinh trưởng phát triển. Vì vậy, thời vụ trồng thích hợp cho các giống khoai Môn, Sọ phải căn cứ vào điểu kiện khí hậu, thời gian sinh trưởng của giống và điều kiện thuỷ lợi của vùng trồng. Kết quả nghiên cứu nhiều năm cho thấy thời vụ trồng thích hợp của ba vùng sinh thái điển hình như sau:

Thời vụ trồng cho các vùng canh tác sử dụng nước trời ở các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc là bắt đầu vào mùa mưa, khoảng đầu tháng 3-4. Thu hoạch tháng 10 – 11.

Vùng Đồng bằng sông Hồng, những- nơi trồng các giống khoai Sọ ngắn ngày, thâm canh với điều kiện chủ động tưới tiêu, có thế trồng được quanh năm nhưng tốt nhất từ tháng 10 -11 đến hết tháng 1 năm sau.

Vùng Cao nguyên và Đồng bằng Sông cửu Long trồng tháng 5-6, thu hoạch tháng 10-11.

Riêng cây khoai Nước trồng phục vụ chăn nuôi có thể trồng quanh năm, trừ những tháng quá nắng nóng hoặc quá rét. Thường khoai Nước tùy thuộc vào thời gian sinh trưởng được trồng vào vụ xuân (2 – 4) và vụ thu (8 – 9).

Mật độ trồng

Xác định mật độ trồng thích hợp là giải quyết tốt môi quan hệ giữa các cá thể trong quần thể về ánh sáng, dinh dưỡng nước… Mật độ trồng hợp lý giúp cho quần thể ruộng khoai sinh trưởng tốt, tận dụng được tối đa các điều kiện sinh thái môi trường, cho năng suất cao. Các nghiên cứu đều cho thấy khoảng cách trồng thu hẹp lại thì tăng năng suất trên đơn vị diện tích nhưng có xu hướng làm giảm năng suất củ cái/khóm (Silva et al., 1971, Ezumah, 1973). Vì vậy, trước khi trồng phải cần cứ vào chủng loại giống, điều kiện đất đai để lựa chọn mật độ cho phù hợp. Giống có dạng khóm đứng, đẻ nhánh nhiều thì trồng dày hơn những giống dạng xoè, đẻ nhánh ít, đất tốt trồng thưa hơn đất xấu. Hiện nay, mặt độ thường áp dụng là từ 35.000 đến 45.000 cây/ha cho khoai Sọ, 25.000-35.000 cây/ha cho nhóm khoai Môn và 45.000-55.000 cây/ha cho nhóm khoai Nước.

Cách trồng

Phương pháp trồng hợp lý sẽ tạo điều kiện cho củ giống mọc mầm đều, dạng củ ít bị biến dạng. Trồng các củ con hoặc đầu mặt củ đều phải trồng sâu dưới mặt đất khoảng 5 – 7cm. Trồng nông, củ cái mới sẽ phát triển lên trên bề mặt đất, củ ăn sẽ bị sượng. Đặt củ sao cho mầm chính hướng lên trên. Trồng xong phủ một lớp rơm rạ hay cỏ khô trên mặt luống là rất cần thiết để giữ ẩm cho củ giống mọc mầm nhanh và sau này cho cây sinh trưởng mạnh. Cũng có thể sử dụng màng phủ ni lông khi trồng trong vụ Đông ở miền Bắc. sử dụng màng phủ có bề rộng 1 – 1, 2m phủ trùm qua luống. Khi chồi mọc lên thì dùng dao khoét lỗ vừa phải cho cây phát triển. Phủ ni lông có tác dụng giữ ẩm, giảm cỏ và nếu trồng trong vụ rét thì có tác dụng làm tăng nhiệt độ của đất, giúp củ giống nhanh nẩy mầm.

Chăm sóc

Làm cỏ, xới xáo, vun

Đối với khoai Nước, cỏ không nhiều do vậy nên nhổ cỏ thường xuyên để ruộng sạch cỏ, hạn chế sâu bệnh.

Trồng khoai trên cạn làm cỏ, xới xáo và vun gỏc là cẳn thiết trong vòng 3 tháng đầu sau trồng. Khi tán lá đã che kín luống thì không cần thiết làm cỏ nữa. Hai tháng cuối, khi cây xuống dọc, nếu có cỏ chỉ nên nhổ bằng tay không nên đào cỏ sâu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển củ. Ở giai đoạn phình củ, vì củ luôn phát triển hướng lên do đó để củ có chất lượng tốt, không sượng, phải đảm bảo củ luôn được vùi dưới mặt đất. Lúc này cuốc đất dưới rảnh, dùng xẻng xúc đất đắp lên luống, phủ thêm vào gốc là tốt nhất. Nếu trồng trên đất khô có thể sử dụng thuốc trừ cỏ như Promtryne với liều lượng 1,2kg/ha hoặc Dalapon 3kg/ha.

Tưới nước

Môn, Sọ là loại cây cỏ bộ lá lớn, bề mặt thoát hơi nước rộng vì vậy rất cần độ ẩm đất trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển để cho năng suất cao, chất lượng củ tốt. Quản lý nước là khâu rất quan trọng trong trồng và thâm canh Môn, Sọ, đặc biệt là trồng giống khoai Nước và khoai Sọ ngắn ngày.

Nếu trồng Môn, Sọ trong hệ thống sử dụng nước trời thì sau trồng nên dùng rơm, rạ hoặc cỏ khô phủ lên mặt luống để giữ ẩm, giúp cho củ giống nẩy mầm đều.

Trồng khoai Sọ chủ động tưới tiêu thì cần lưu ý:

+ Sau trồng tưới nước giữ ẩm đất để mầm nẩy đều, phát triển tốt. Đặc biệt thời kỳ lúc khoai 5 – 6 lá tránh để khô hạn sẽ ảnh hưởng đến năng suất.

+ Khi thấy đất khô cần tưới rãnh giữ ẩm.

Dập hoặc tỉa bỏ chồi bên (suckers): Trồng khoai Môn khi cây đã phát triển củ cái (sau trồng 4 ~ 6 tháng, tùy giống) cần phải dập hoặc tỉa bỏ các chồi bên để tạo điều kiên cho củ cái phát triển, năng suất sẽ cao hơn

Luân canh, gối vụ và trồng xen khoai môn, sọ

Khoai Sọ thường được trồng luân canh với lúa mùa ở đồng bằng theo công thức: khoai Sọ – lúa mùa; khoai Sọ ngắn ngày KS4 – lúa xuân muộn – lúa mùa

+ Một số nơi có thể áp dụng công thức luân canh: Lúa xuân – rau ngắn ngày – khoai Môn/khoai Sọ.

Khoai Nước có thể luân canh với lúa hoặc trồng xen với lúa nếp. Trước đây, nông dân vùng chiêm trũng có tập quán cứ sau một vụ khoai Nước lại trồng 2 vụ lúa liên tục, như vậy dù không bón nhiều phân lúa vẫn tốt, củ ít bị bệnh thối củ. Nếu trồng xen khoai nước với lúa nếp, tháng 11 gặt lúa rồi, vạ bùn vào gốc khoai, sang tháng 1 – 2 mới thu hoạch.

Để khắc phục hạn chế của cây khoai Môn, Sọ có thời gian sinh trưởng dài, ở đồng bằng và trung du, nên trồng gối khoai Sọ với khoai Tây hoặc rau vụ Đông như Hành và Su Hào. Vào tháng 1, 2 thu hoạch khoai Tây, Hành thì tháng 12 gối khoai Sọ ở hai bên luống. Cứ gối một luống bỏ một luống. Luống bỏ để sau này lấy đất vun cho khoai Sọ. Khi thu hoạch cây vụ Đông thì khoai Sọ được 3 lá, lúc này dùng đất ở luống không gối vun cho khoai.

Tại các vùng đất bãi, đất phù sa có tưới, khoai Sọ có thể trồng xen với Ngô, khoai Lang, Cà, Đậu Trắng hoặc Bầu Bí để tăng hiệu quả sử dụng đất.

Tại các tỉnh trung du, miền núi, khoai Môn thường được trồng xen với lúa nương, hoặc trồng dưới bóng cây ăn quả như chuối, hồng, .

Ở Đồng Rằng (Lương Sơn, Hoà Bình) nông dân đã có tập quán xen sắn với khoai Sọ có kết quả.

0