23/05/2018, 15:53

Cây điều thích hợp với loại khí hậu nào ?

Cây điều không kén đất, nhưng lại kén khí hậu chính vì vậy nên không phải bất cứ đâu cũng trồng được cây điều. Tại nước ta, cây điều không hợp với khí hậu ở Bắc bộ và miền bắc Trung bộ, nên dù trồng có sống được nó cũng không sinh trưởng tốt, và không thể ra hoa kết trái. Vùng trồng được điều ...

Cây điều không kén đất, nhưng lại kén khí hậu chính vì vậy nên không phải bất cứ đâu cũng trồng được cây điều.

Tại nước ta, cây điều không hợp với khí hậu ở Bắc bộ và miền bắc Trung bộ, nên dù trồng có sống được nó cũng không sinh trưởng tốt, và không thể ra hoa kết trái.

Vùng trồng được điều là từ Quảng Nam – Đà Nẵng trở vào, nhung kết qủa tốt xấu ra sao thì còn tùy ở từng vùng, chứ không phải trong phần lãnh thổ này nai nào cây điều cũng sinh trưởng tốt như nhau cả.

Như quí vị đã biết, kết quả cho thấy “vương quốc” của điều là các tỉnh miền Đông và đông bắc Nam bộ như Bình Dương, Bình Phước, Biên Hòa, Bình Tuy, Long Khánh, Tây Ninh. Kế đó là vùng Tây nguyên và nhiều tỉnh thuộc vùng duyên hải nam Trung bộ như Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Nam. Ngoài ra, ở đồng bằng sông Cửu Long cũng là nơi đắc địa của cây điều, trừ những vùng phèn nặng, úng ngập và nhiễm mặn nặng.

Điều được coi là giống cây vùng nhiệt đới, vì nó hạp với khí hậu nhiệt đới, trung bình từ 18°C đến 35°C, và không chịu lạnh được. Cây điều cũng thích nghi với độ cao chừng bốn, năm trăm mét trở xuống so với mặt biển. Những vùng cao trên bảy trăm mét trồng điều không sống nổi.

Vì vậy, muốn lập vườn điều, quí vị ngoài việc chọn đất đai phù hợp, còn phải tìm hiểu khí hậu của vùng đó có hạp với giống điều không đã. Yếu tố khí hậu, rất quan trọng với cây điều.

Mưa: Cây điều hợp với những nơi có lượng mưa vừa phải trong năm, du di trong giới hạn từ 1000 đến 2000 mm trong một năm. Thế nhưng, lượng mưa thấp hay cao hơn giới hạn này chút đỉnh, điều vẫn sinh trưởng tốt, đến mùa vẫn sai hoa nhiều trái, đem lại hiệu quả kinh tế cao, nếu điều kiện đất đai của vườn điều có điều kiện phù hợp.

Chúng tôi muốn nói, nếu lượng mưa không nhiều dưới 1000 mm một năm mà đất nơi ấy có mạch nước ngầm cao, giúp bộ rễ hút nước nuôi cây được dễ đàng và đầy đủ thì vườn điều vẫn tươi tốt bình thường. Hoặc ngược lại, nếu nơi trồng mà có lượng mưa trên mức 2000 mm một năm mà vườn điều vẫn không bị úng thủy thì cùng không có tốc hại gì xấu cả.

Chỉ trừ trường hợp lượng mưa trong năm thấp hơn giới hạn 1000 mm mà mạch nước ngầm lại quá sâu. Hoặc lượng mưa quá nhiều mà hệ thống thoát nước kém khiến vườn điều bị úng ngập hay bị trương nước lâu ngày thì cả hai trường hợp đó mới ảnh hưởng xấu đến sự sống của cây điều.vuon cay dieu

Còn một điều đáng nói nữa, vùng nào mà mùa mưa trùng vào mùa điều trổ hoa (khoảng vài tháng) thì không thể trồng điều được. Vì rằng khi gặp mưa, bao phấn của hoa đực dù có nở ra được cũng bị nước mưa làm cho bết lại hư hại. Hơn nữa, khi mưa thì các loại côn trùng như ong bướm đâu có bay đến vườn điều để hút mật hoa, do đó gây trở ngại trầm trọng cho việc thụ phấn của noãn.

Và, dù mùa điều nở hoa không trùng với mùa mưa, nhưng nếu thòi gian đó thường có mưa phùn hoặc sương muối thì tình trạng thụ phấn như trên cũng bất thành.

Chính vì lẽ đó, chúng ta mới kết luận rằng, chỉ có tại miền Nam mưa nắng hai mùa mới có khí hậu hợp với cây điều, và mùa điều trổ hoa lại đúng vào giữa mùa nắng ráo !

Tại miền Nam, mùa mưa chấm dứt vào tháng 10 Âm lịch, từ tháng mười một năm trước sang đến đầu tháng tư năm sau là mùa nóng hay còn gọi là mùa khô. Điều ở đây lại trổ hoa vào giữa mùa khô này, khoảng vào tháng trước Tết và tháng sau Tết Nguyên Đán.

Dù điều ra hoa trùng vào giữa mùa khô, nhưng nếu năm nào bất chợt có vài cơn mua cuối năm, hoặc “mưa xuân” trong tháng đầu năm thì coi như năm đó bị thất mùa điều !

Và cả việc nếu trong năm gặp hạn hán, nghĩa là lượng mưa quá ít, mà đất trồng điều lại quá khô cằn, thì năng suất của điều cũng bị giảm sút, vì hoa trổ ít, trái đậu ít, trái non cũng bị rụng nhiều, nếu gặp trường hợp này, mà có sẵn nguồn nước tưới dồi dào, ta có thể cứu nguy cho vườn điều bằng cách tưới trước khi điều trổ hoa để cây được no nước mà lấy lại sức… Nhưng, chuyện này chỉ là giả dụ, chứ nơi trồng điều thường là vùng khô hạn, làm gì có nguồn nước tưới cận kề…

Tóm lại, chỉ tính riêng vấn đề mưa không thôi, thì vùng nào mà mùa điều trổ hoa trùng với mùa khô như ở Nam bộ – cũng không có mưa phùn, thì trồng điều mới cho kết quả tốt.

Ánh sáng: Vì là giống cây nhiệt đới nên điều cần ánh sáng nhiều hơn là bị rợp. Cây điều nào mà được hấp thụ ánh sáng chiếu rọi từ ngọn đến gốc thì cây đó sẽ sinh trưởng mạnh, và đến mùa được sai trái hơn những cây tàn lá lúc nào cũng bị che rợp.

Nhu cầu ánh sáng của cây điều rất cao, hằng năm số giờ ánh nắng rọi xuống vườn điều trung bình phải đạt được từ 1500 đến 2000 giờ mới tốt

Do đó, trồng điều phải chọn khu đất trống trải và trồng thưa, với khoảng cách giữa hai cây phải từ 8 đến 10 thước, và không có những cây cao bóng cả che rợp thì cây điều mới sống sởn sơ, tăng trưởng mạnh và đạt được năng suất cao trong mùa trái.

Ngược lại, trồng điều quả dày, tán lá của các cây đan chéo nhau, ánh sáng không thể len lỏi khắp các cành nhánh, nhất là những cành thấp, thì đến mùa đừng mong được điều sai quả. Chỉ những cành nào lộ ra ánh sáng được nhiều giờ trong ngày thì cành đó mới sai hoa nhiều trái, hơn những cành vừa mọc thấp vừa bị che khuất bởi những cành lá rườm rà khác.

Do lẽ đó mà vườn điều trồng thưa nhờ hấp thụ được ánh sáng chan hòa cùng khắp các cành nhánh mà sai trái hơn vườn trồng dày, tuy nhiều cây nhưng mức thu hoạch trái lại không được bao nhiêu.

Miền Bắc và bắc Trung bộ nước ta không trồng được điều vì tổng lượng ánh sáng trong năm không đạt được mức cần và đủ cho đời sống của cây điều, do ở đây mưa nhiều mà hai mùa mưa nắng cũng không phân chia rõ rệt. Đã thế trong mùa đông và vài tháng đầu xuân, trời thường có mây vần vũ nên u ám lại thêm có mưa phùn…

Trong khi đó ở Nam bộ, khí hậu phân chia hai mùa mưa nắng rõ rệt : mùa mưa bắt đầu từ tháng tư Âm lịch và chấm dứt vào cuối tháng mười. Mùa nắng bắt đầu từ tháng muời một Âm lịch năm trước đến hết tháng ba năm sau. Thế nhưng trong mùa mua, ít có mưa dầm, hễ tạnh mưa thì trời lại nắng, và thỉnh thoảng mưa vài ngày lại nắng gắt vài ngày, chứ không phải ngày nào cũng mưa. Ở trong Nam lại không có mưa phùn, mùa điều trổ hoa lại trùng vào mùa nắng…

Nhiệt độ: Vì là giống cây nhiệt đới nên điều chỉ thích ứng với vùng trồng có nhiệt độ cao, từ 20oC trở lên. Trong điều kiện nhiệt độ khoảng 15°C cây điều giảm đã sinh trưởng và ở 10°C thì điều có thể bị chết.

Những nơi có mùa đông lạnh lẽo như ở miền Bắc và bắc Trung bộ nước ta, trồng điều bất lợi, cây có thể sống, nhưng không trổ hoa kết trái được.

Cũng vì chịu lạnh dở nên điều cũng không sống được ở những vùng đất có độ cao bốn năm trăm thước so với mặt biển, vì ở đây gần như quanh năm lạnh lẽo.

Nhiệt độ vùng đồng bằng sồng Cửu Long cũng như ở các tỉnh thuộc miền đông Nam bộ ít khi thấp đến 20°c nên rất thích hợp với việc trồng điều.

Độ ẩm tương đối của không khí: Độ ẩm của không khí rất ảnh hưởng đến sự sống của cây điều, dù điều vốn là loại cây nổi tiếng chịu hạn giỏi.

Thế nhưng, độ ẩm của không khí ảnh hưởng nặng nhất trong những tháng điều trổ hoa kết trái. Vì vậy, trong những tháng này mà trong không khí có độ ẩm bất thường, như cao quá hay thấp quá so với mức trung bình thì nhà vườn đều lo.

Trong mùa điều trổ hoa kết trái, cần có độ ẩm tương đối của không khí để giúp cho bao phấn của hoa đực dễ dàng bung ra, như vậy sự thụ tinh của noãn mới đạt kết quả tốt.

Độ ẩm trung bình của không khí trong năm đạt mức 75 phần trăm là thích hợp với điều.

Nếu độ ẩm cao hơn mức độ này trong khi điều trổ hoa thì bao phấn khó nứt, phấn hoa đực không chui ra được, nên dù có nhiều côn trùng lui tới, việc thụ tinh của hoa cái bất thành. Ngược lại, nếu năm nào gặp độ ẩm quá thấp so với mức trung bình vừa nói ở trên thì vòi noãn mau bị se khô, gây trở ngại cho việc thụ phấn, cho nên mùa điều đó cũng không trúng như ý của chủ vườn mong muốn.

Còn một điều đáng quan tâm nừa, mùa điều trổ hoa mà gặp độ ẩm không khí thích hợp thì vừa trúng mùa lại ít bị sâu bệnh phá hại. Ngược lại, nếu độ ẩm không khí cao hơn mức trung bình thì năng suất điều đã thấp, mà còn tạo cơ hội tốt cho các loại nấm bệnh tác hại xấu vào hoa, vào trái non phải rụng sớm. Nhưng, đây là thiên tai, dù biết trước cũng không có cách gì phòng chống được.

0