23/05/2018, 15:20

Lấy nước vào ao nuôi tôm sú

là một khâu trong quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm. Nước lấy vào ao nuôi đòi hỏi phải đầy đủ nước cho quá trình sản xuất, thời gian lấy nước không kéo dài quá lâu và lấy được nước sạch, chi phí xử lý thấp và đảm bảo các yêu cầu nuôi tôm. Để đảm bảo các yêu cầu trên, cần xác định được thời điểm ...

là một khâu trong quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm. Nước lấy vào ao nuôi đòi hỏi phải đầy đủ nước cho quá trình sản xuất, thời gian lấy nước không kéo dài quá lâu và lấy được nước sạch, chi phí xử lý thấp và đảm bảo các yêu cầu nuôi tôm.

Để đảm bảo các yêu cầu trên, cần xác định được thời điểm lấy nước, cách lấy nước vào ao nuôi tôm sú và xử lý nước đúng theo yêu cầu kỹ thuật.

Tìm hiểu chế độ triều

– Thủy triều là hiện tượng nước biển dâng lên và hạ xuống theo một chu kỳ xác định do lực hút giữ mặt trăng, mặt trời với trái đất.

– Bán nhật triều đều: Trong một ngày có hai lần triều lên và hai lần triều xuống, đỉnh và chân triều của hai lần đó xấp xỉ bằng nhau, chu kỳ triều gần bằng 12 giờ 25 phút.

– Nhật triều đều: Trong một ngày có một lần triều lên và một lần triều xuống, chu kỳ triều xấp xỉ 24 giờ 50 phút

– Triều cường: là biên độ triều lớn nhất, khi chân triều thấp còn đỉnh triều cao gọi là thời kỳ triều cường. Khoảng 2 tuần một lần, vào những ngày trăng non (ngày sóc) và trăng tròn (ngày vọng).

– Triều kém: mực nước triều dao động ít.

– Thuỷ triều Việt Nam diễn biến khá đa dạng: với chiều dài trên 3.200 km bờ biển có đủ các chế độ thuỷ triều của thế giới như nhật triều, nhật triều không đều, bán nhật triều và bán nhật triều không đều phân bố xen kẽ, kế tiếp nhau.

+ Hải Phòng thuộc nhật triều rất thuần nhất với số ngày nhật triều hầu hết trong tháng. Độ lớn triều khoảng 3,6 – 2,6 m. Ở phía nam Thanh Hoá có 18 – 22 ngày nhật triều.

+ Vùng bờ biển Trung Bộ từ Nghệ An đến Cửa Gianh: nhật triều không đều, số ngày nhật triều chiếm hơn nửa tháng. Độ lớn triều khoảng 2,5 – 1,2 m.

+ Vùng biển phía nam Cửa Gianh đến cửa Thuận An: bán nhật triều không đều. Độ lớn triều khoảng 1,0 – 0,6 m.

+ Vùng biển Thuận An và lân cận: bán nhật triều.

+ Nam Thuận An đến bắc Quảng Nam: bán nhật triều không đều, độ lớn triều khoảng 1,2 – 0,8 m.

+ Giữa Quảng Nam đến Bình Thuận: nhật triều không đều. Độ lớn triều khoảng 2,0 – 1,2 m.

+ Từ Hàm Tân đến gần mũi Cà Mau: bán nhật triều không đều. Độ lớn khoảng 3,5 – 2,0 m.

+ Từ mũi Cà Mau đến Hà Tiên: nhật triều không đều. Độ lớn triều khoảng trên dưới 1 m.

Thực hiện sau khi ao nuôi đã được cải tạo thật kỹ

Chọn con nước

Việc lấy nước vào ao nuôi tôm thường dựa vào nước thủy triều, do đó cần theo dõi thủy triều để chọn ngày lấy nước.

– Nên chọn con nước lớn để lấy được nước sạch, lấy được nhiều nước và thời gian lấy nước nhanh.

– Biên độ của triều từ 1 đến 3m là rất phù hợp cho lấy nước

Kiểm tra các yếu tố môi trường

Trước khi lấy nước, tốt nhất ta nên kiểm tra chất lượng nước để biết các chỉ tiêu nước có đảm bảo cho nuôi tôm hay không.

Tiêu chuẩn chất lượng nước

Chất lượng nước đảm bảo thuận lợi cho nuôi tôm cần đạt những chỉ tiêu sau:

– Ôxy hoà tan trên 4 mg/l;

– pH 7,0 – 8,5; trong ngày không được thay đổi quá 0,4 – 0,5 độ;

– Ðộ kiềm trong khoảng 100 đến 250 mg/l;

– Ðộ trong 35- 50 cm;

– Ðộ mặn thích hợp nhất là 10 – 25‰

Nếu nước đạt các chỉ tiêu trên thì tiến hành lấy nước là rất tốt.

Tuy nhiên trong thực tế, có thể chỉ kiểm tra pH và độ mặn, các yếu tốkhác sẽ được cải thiện bằng các biện pháp kỹ thuật trước khi thả tôm nuôi.

Đo các yếu tố môi trường

Đo độ mặn

* Dụng cụ đo: Khúc xạ kế

– Nắp nhựa trắng trong, đóng mở được

– Gương nhận mẫu nước màu xanh trong, cố định bên dưới nắp nhựa

– Rãnh hiệu chỉnh

– Bộ phận chỉnh độ nét, có thể xoay tròn được

– Mắt đọc tròn nhỏ, ở giữa bộ phận chỉnh độ nét. Nhìn vào mắt có thể thấy màn hình như bên dưới dụng cụ đo độ mặndụng cụ đo độ mặn

– Màn hình có dãy số chỉ tỷ trọng của mẫu thử ở bên trái và dãy số chỉ độ mặn của nước ở bên phải.

– Trị số ở ranh giới của nền xanh và nền trắng là độ mặn của mẫu nước

* Cách đo Đo độ mặnĐo độ mặn

Bước 1: Cho 1 – 2 giọt nước mẫu vào giữa gương nhận mẫu nước

Bước 2: Đậy nắp nhựa

Bước 3: Hướng khúc xạ kế về phía ánh sáng (mặt trời hoặc đèn)

Bước 4: Nhìn vào mắt đọc kết quả

Bước 5: Đọc trị số ở vị trí ranh giới giữa phần xanh và trắng của màn hình.

Đây chính là độ mặn của mẫu nước

Bước 6: Rửa gương nhận mẫu nước và nắp nhựa bằng vài giọt nước cất

Bước 7: Dùng giấy mềm, mịn chùi khô gương nhận mẫu nước và nắp nhựa. Bảo quản nơi khô ráo

 

 

 

 

Đo pH nước

* Sử dụng Test kit đo pH

* Cách đo:

Bước 1: Lấy mẫu nước

– Rửa lọ thủy tinh ba lần bằng mẫu nước cần kiểm tra

– Đổ đầy 5 ml mẫu nước vào lọ.

– Lau khô bên ngoài lọ.

Bước 2: Cho thuốc thử vào nước mẫu

– Lắc đều chai thuốc thử trước khi sử dụng.

– Cho 4 giọt thuốc thử vào lọ thủy tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, đóng nắp lọ, lắc nhẹ rồi mở nắp ra.

Bước 3: So sánh kết quả thử nghiệm với bảng so màu

– Đặt lọ thủy tinh vào vùng trắng của bảng so màu

– Đối chiếu giữa kết quả thử nghiệm với bảng so màu rồi xem giá trị pH tương ứng.

Đo độ trong của nước Dụng cụ Đo độ trong của nướcDụng cụ Đo độ trong của nước

Là tấm kim loại tròn, đường kính 20 – 25cm

Mặt trên được chia đều 4 phần và sơn 2 màu đen – trắng xen kẻ nhau

Đĩa được nối với một sợi dây nhựa hoặc thanh gỗ được chia vạch 5 hoặc 10cm

* Cách đo

Bước 1: Thả đĩa đo độ trong xuống nước

– Thả từ từ.

– Mắt quan sát đĩa theo chiều thẳng đứng

Bước 2: Ngừng thả dây khi không còn phân biệt được 2 màu đen trắng nữa.

Bước 3: Kéo đĩa lên và quan sát đoạn dây (thanh gỗ). Độ trong của nước là chiều dài của đoạn dây (thanh gỗ) từ đĩa đến mặt nước.

Có thể đo độ trong của nước đơn giản bằng tay như sau:

– Xoè bàn tay ra sao cho bàn tay vuông góc vớí cổ tay;

– Cho tay từ từ xuống nước cho tới khi không nhìn thấy các ngón tay;

– Độ trong của nước là độ dài của cánh tay ướt nước

Lấy nước

– Theo tiêu chuẩn ngành: lấy nước vào ao chứa, xử lý nước trong ao chứa xong mới đưa nước vào ao nuôi (trong thực tế nhiều hộ nuôi tôm thường lấy nước vào ao nuôi và xử lý nước ngay trong ao nuôi).

– Tùy theo điều kiện ao nuôi mà việc lấy nước được tiến hành theo các cách khác nhau

– Nước lấy vào ao nuôi phải qua túi lọc

Lấy nước theo thủy triều

– Là cách lấy nước ít tốn kém, hiệu quả nhất. Nước được lấy vào ao qua cống cho đến mức cần thiết

– Thường thực hiện ở những ao tôm có cao trình thuận lợi cho việc lấy nước theo thủy triều

* Cách tiến hành:

– Treo túi lọc vào cửa cống Treo túi lọc vào cửa cốngTreo túi lọc vào cửa cống

– Mở cống lấy nước: khi nước lớn đầy sông, mực nước ngoài sông cao hơn trong ao

– Kiể m tra túi lọc trong thời gian lấy nước

– Đóng cống ngừng lấy nước khi mực nước đạt 1,2m ở tất cả các ao

Lấy nước bằng thủy triều kết hợp với máy bơm nước

– Là cách lấy nước tốn kém hơn, thời gian đầu lấy nước theo thủy triều, khi mức nước trong và ngoài ao gần bằng nhau thì đóng cống chuyển sang lấy nước bằng máy bơm.

* Cách tiến hành:

– Treo túi lọc vào cửa cống

– Mở cống lấy nước: khi nước lớn đầy sông, mực nước ngoài sông cao hơn trong ao

– Kiể m tra túi lọc trong thời gian lấy nước

– Đóng cống khi mức nước gần cân bằng giữa ngoài sông và trong ao

– Treo túi lọc vào đầu ống bơm nước

– Vận hành máy bơm lấy nước vào ao đến mức nước thích hợp 1,2m

Lấy nước bằng máy bơm nước

– Là lấy nước vào ao hoàn toàn bằng máy bơm khi không có điều kiện lấy nước theo thủy triều do mực nước ngoài thấp hơn trong ao. Cách lấy nước này tốn kém, tăng chi phí sản xuất.

* Cách tiến hành:

– Treo túi lọc vào đầu ống bơm nước

– Bơm nước vào ao đến mức nước thích hợp 1,2m

– Thường xuyên kiểm tra túi lọc tránh các loài cá dữ vào ao

* Lưu ý:

– Tuyệt đối không được lấy nước vào ao nuôi trong những ngày mưa bão.

– Không nên lấy nước khi nước đang lên, sẽ lấy nước bẩn vào ao nuôi. Hoặc lấy nước vào kỳ nước kém, thời gian lấy nước kéo dài và không đủ nước.

Lỗi thường gặp

– Chọn con nước không phù hợp.

– Đo các yếu tố môi trường bị sai.

– Nguồn nước bị đục, túi lọc bị lủng.

0