31/05/2017, 12:31

Làm sao biết bệnh gì khi da nổi đỏ?

Màu đỏ có thể xuất hiện trên da theo ba cách: . Màu tổng quát . Những vết, đốm . Những mao quản (những mạch máu nhỏ nối liền các động mạch và tĩnh mạch) căng phồng Da ửng đỏ trong quá trình mang thai Da có màu đỏ ửng cho thấy tình trạng tim làm việc qúa sức khiến ...

Màu đỏ có thể xuất hiện trên da theo ba cách: . Màu tổng quát . Những vết, đốm . Những mao quản (những mạch máu nhỏ nối liền các động mạch và tĩnh mạch) căng phồng

Da ửng đỏ trong quá trình mang thai 

Da có màu đỏ ửng cho thấy tình trạng tim làm việc qúa sức khiến các mao quả căng phồng lộ ra da. Trong giai đoạn mới phát, các mao quả còn mềm nên đủ sức tạo ra màu đỏ tổng quát. Nhưng cuối cùng, các động mạch và tĩnh mạch bị cứng lại khiến các mao quản tự nổi ra da. Nguyên nhân của tình trạng này là ăn uống quá Dương, dùng nhiều thịt cá và muối (ăn quá mặn). Nếu da đỏ hồng thay vì đỏ ửng, đó có thể là dấu hiệu cho thấy đã dùng nhiều sản phẩm sữa thú.

Nhưng thỉnh thoảng các mạch máu tự nhiên nổ lên, nhất là trogn thời gian mang thai khi cơ thể của người phụ nữ hoạt động nhiều.  Những phần ngoại biên của cơ thể trở nên Âm hơn; còn phần ở giữa trở nên Dương hơn vì hoạt động tập trung sau trong tử cung. Tình trạng giãn nở ở bề mặt làm các mạch máu nổi ra da. Sau khi sinh, da bà mẹ lại trở nên mịn màng, sáng bóng. Tuy nhiên, nếu bà mẹ ăn uống nhiều thứ thịnh Âm, da dẻ sẽ không được như thế mà nổi những đốm tàn nhang, đó là những chất Âm thừa trong cơ thể bị thải ra ngoài.

Đỏ mặt vì bẽ lẽn, mắc cỡ là bình thường, chứng tỏ máu lưu thông tốt. Nhưng nếu đôi má tự dưng thường ửng đỏ vào khoảng 2 đến 3 giờ chiều, khi khí trời nóng nhất, thì đó là dấu hiệu cơ thể đang trở nên thịnh Âm và có thể bệnh lao đang phát triển. Nếu bạn mới uống độ nửa ly bia mà người nóng rần và da đỏ lên thì sức khỏe của bạn còn tốt. Nhưng càng uống, da càng tái hoặc xám ngoét thì nên coi chừng cơ thể đang có bệnh, có thể ở gan hoặc ruột.  

Đỏ da, mụn nước, mẩn ngứa là dấu hiệu đặc trưng của bệnh eczema.

Bệnh eczema được biết đến với một cái tên khác thông thường hơn là bệnh chàm. Việc điều trị nói chung không khó, có thể tiến hành ở các bệnh viện đa khoa. Vấn đề quan trọng là sự giữ gìn của bệnh nhân để không tái phát.
Nổi eczema do đi… ăn cỗ
Ông Nguyễn Văn Khương, 60 tuổi (Hưng Yên) là một nạn nhân điển hình của bệnh này. Ông cho biết mình bị nổi nốt đầy chân tay sau một lần... ăn cỗ. Thường thì ông không mấy khi uống rượu. Nhưng hôm đó, vì nhiều lý do mà ông không thể từ chối. Kết quả là về nhà ông bị lãnh đủ.
Ban đầu, trên tay chân ông phát ra các đám đỏ da hình tròn hay hình bầu dục. Chúng không liên kết với nhau nhưng cũng không sưng lên thành mụn nhọt. Tuy nhiên, chúng lại rất ngứa. Chỉ sau đấy ít lâu, trên các đám đỏ da lần lượt nổi các mụn nước. Các mụn này to nhỏ không giống nhau nhưng có điểm chung như nhau, đó là ngứa không chịu được và không có mủ bên trong. Chính vì ngứa không chịu được nên ông đã gãi thoả sức trong những ngày sau đó. Kết quả là chân tay ông, nhất là bàn chân bị xước hết da, chảy máu. Có nốt thì toác rộng, có nốt thì rớm máu nhưng có nốt đóng vảy. Chân tay ông đầy những chiến tích cũ. Sẹo chỗ này, sẹo chỗ kia. Đi khám, ông được chẩn đoán là bệnh eczema giai đoạn cấp tính.
 
Ngứa da là dấu hiệu điển hình
 
Thông thường, các bệnh ngoài da đều hay có biểu hiện ngứa. Nhưng trong bệnh eczema, dấu hiệu ngứa da là dấu hiệu điển hình nhất. Ngoài ra còn thấy đỏ da và mụn nước. Thường thì khi tiếp xúc với một dị nguyên hay là một yếu tố gây dị ứng nào đó, da vùng tiếp xúc sẽ bị đỏ lên rất điển hình. Đám đỏ da có đặc điểm là xuất hiện nhiều ở vùng bàn tay, bàn chân, rất thường xuyên xuất hiện ở mặt mu, mặt ngoài và mặt trên. Hầu như không bao giờ xuất hiện ở mặt bụng, mặt trong và mặt dưới. Đám đỏ da có nhiều kích thước khác nhau nhưng thường là các đám kích cỡ khoảng 1-2cm đường kính. Chúng có đặc điểm là ngứa, đỏ và tập trung nhiều ở trung tâm. Đỏ da có đặc điểm là bao giờ cũng là dấu hiệu đầu tiên và phải có của bệnh. Quan sát kỹ, thực chất đám đỏ da có các mụn nước nhỏ li ti lấm tấm như đầu đinh ghim nổi lên lờ mờ.
Chỉ sau đó một vài tiếng hay nửa ngày, trên các đám đỏ da nổi lên các nốt mụn nước ở chính tâm. Các nốt mụn có đặc điểm là to dần, màng da che phủ khá dày, không có mủ và càng ngày càng ngứa hơn. Khi gãi bật ra hoặc gãi cho chảy máu thì hết ngứa hoặc ngứa giảm. Nhưng đáng tiếc là giảm được ngứa thì da lại bị nhiễm khuẩn hoặc sẽ bị tổn thương sâu hơn để lại sẹo.
Trong cả hai giai đoạn là đỏ da và mụn nước, ngứa da bao giờ cũng đi kèm và làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu. Nhất là một số người thuộc cơ địa dị ứng, nóng tính, da khô thì càng cảm thấy ngứa hơn. Ngứa liên tiếp, càng gãi càng ngứa, càng kỳ cọ càng kích thích.
 
Đỏ da, mụn nước, mẩn ngứa là dấu hiệu đặc trưng của bệnh eczema.
Có thể điều trị khỏi không?
 
Eczema là bệnh có liên quan đến yếu tố dị ứng, thể tạng dị ứng. Vì thế mà cho đến nay, người ta chưa có một biện pháp nào được gọi là khả thi để dập tắt được hoàn toàn bệnh này. Việc điều trị bao gồm 3 biện pháp cơ bản:
- uống thuốc chống ngứa,
- uống và bôi corticoid (ví dụ như kem flucina), dùng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn và chiếu tia. 
- Các tia được sử dụng ở đây là UVA, UVB và PUVA.
Việc điều trị nói chung không khó, có thể tiến hành ở các bệnh viện đa khoa. Vấn đề quan trọng là sự giữ gìn của bệnh nhân.    
Nguồn: Ngo Anh Tuyet
0