31/05/2017, 12:31

Bộ đề chuẩn bị kì thi trung học phổ thông Quốc Gia môn Văn 2015 số 4

Câu hỏi muốn người viết đối diện trực tiếp với một vấn đề thường bị né tránh khi tìm hiểu bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca. Để làm tốt bài văn, trước hết phải liệt kê (đánh dấu) được những điểm mà chính mình thấy khó hiểu trong bài thơ, sau đó chia chúng ra thành các loại. Tiếp nữa, cố gắng lí giải ...

Câu hỏi muốn người viết đối diện trực tiếp với một vấn đề thường bị né tránh khi tìm hiểu bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca. Để làm tốt bài văn, trước hết phải liệt kê (đánh dấu) được những điểm mà chính mình thấy khó hiểu trong bài thơ, sau đó chia chúng ra thành các loại. Tiếp nữa, cố gắng lí giải các điểm khó hiểu ấy dựa trên cảm nhận toàn khối, ban đầu của mình về bài thơ. Cần phải đặt ra các phương án diễn đạt lại những câu thơ khó hiểu, nhằm mục đích nhận ra tính tối ưu của phương án mà nhà ...

Câu 1.

Cuộc tưởng nhớ chưa từng có tiền lệ là tên một bản tin trên báo điện tử của Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12-1-2015:

Gần 4 triệu người thuộc mọi chủng tộc, tôn giáo đã xuống đường ở thủ đô Paris và các thành phố khác của Pháp chiều 11 - 1 để bày tỏtình đoàn kết với 17 người bị giết trong các cuộc tấn công khủng bốởParis hồi tuần trước. Đây là cuộc biểu tình đông đảo nhất trong lịch sử nước Pháp.

Trên 40 nhà lãnh đạo thế giới tham gia cùng với Tổng thống Pháp Francois tiollande, nối vòng tay trong một cuộc tuần hành qua thủ đô Paris. Trong số các nhàlãnh đạo có Thủ tướng Đức Angela Merkel, Thủ tướng Anh David Cameron và các Thủ tướng Italy, Tây Ban Nha, Bỉ, Đan Mạch, Albanie, Bulgari, Hy Lạp, Hungaiy, Hà Lan, Tổng thống Thuỵ Sĩ, Tổng thống Romania và Tổng thống Ukraine. Tham dự cuộc tuần hành về phía Nga là Ngoại trưởng Sergei Lavrov, trong khi phía Mĩ là Bộ trưởng Tư pháp Eric Holder đểbày tỏ sự đoàn kết với nước Pháp trước mối đe doạ khủng bố. Các quan chức cao cấp nhất của Liên minh châu Âu (EU) như Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Jean Claude ]unker cũng có mặt trong đoàn tuần hành. Trong hàng ngũ chính khách Pháp, hầu hết các lãnh đạo của các đảng phái từ tá đến hữu đều hướng ứng kêu gọi tuần hành vì tự do tại Paris.

Sự hiện diện đông đáo của các lãnh đạo trên thế giới và các chính khách, cùng với gia đình 17 nạn nhân trong các vụ tấn công trong tuần cho thấy Paris trở thành biểu tượng của phong trào chống khủng bố toàn cầu. Tổng thống Pháp Francois Hollande nhấn mạnh cuộc tuần hành này trước hết là một cuộc tập hợp của người dân, của những người đấu tranh vì tự do, để nói lên tinh thần bất khuất trước nòng súng của những tổ chức khủng bố. Ông Prancois Hoilande nói: "Paris là thủ đô của thế giới hôm nay".

Song song với cuộc tuần hành diễn ra ở Paris, là những cuộc tuần hành tự phát được tổ chức ở nhiều nơi trên thế giới, từ New York cho đến Toronto, từ Madrid đến Rio, tất cá đều hô to những khẩu hiệu mang nội dung ủng hộ quyền tự do phát biểu, bày tỏ ý kiến và chống lại các hành động dã man của bọn khủng bố.

[Dẫn theo Nguyễn Chiến, http://www.baodientu.chinhphu.vn)

1.   Trích đoạn bản tin trên có thể được đặt nhan đề nào khác ngoài nhan đề đã có?

2.   Vì sao có thể nói cuộc tuần hành (biểu tình) được nói tới trong bản tin là cuộc tuần hành đặc biệt “chưa từng có”? Lí do dẫn đến cuộc tuần hành này?

3.   Anh (chị) hiểu gì về trận chiến chống khủng bố hiện nay trên thế giới và trách nhiệm của chúng ta? ,

Câu 2.

Sống ảo và sống thật.

Anh (chị) hãy viết một bài văn (khoảng 600 từ) bàn về vấn đề trên.

Câu 3.

Những điểm khiến nhiều người khó hiểu trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca lại chính là những điểm thể hiện dụng công nghệ thuật của Thanh Thảo nhằm đạt được hiệu quả thẩm mĩ tích cực.

Anh (chị) hãy cho biết ý kiến của mình về nhận xét trên.

Hướng dẫn làm bài

Câu 1.

1.   Ngoài nhan đề đã có là Cuộc tưởng nhớ chưa từng có tiền lệ, ta có thể đặt các nhan đề khác cho bản tin như: Cuộc tuần hành chống khủng bố lớn nhất trong lịch sử tại Paris, hoặc: Cuộc biểu tình đông đảo nhất trong lịch sử nước Pháp (dựa theo một cụm từ có trong bản tin), hoặc: Nước Pháp cùng cả thế giói xuống đường chống khủng bố...

2.  - Có thể nói cuộc tuần hành (biểu tình) được nói tới trong bản tin là cuộc tuần hành đặc biệt, “chưa từng có” bởi vì:

+ Số lượng người tham gia đông nhất xưa nay (4 triệu người ở Paris - theo bản tin).

+ Có sự hiện diện của trên 40 nhà lãnh đạo nhiều quốc gia trên thế giới.

+ Được hầu hết các lãnh đạo của các đảng phái từ tả đến hữu hưởng ứng.

+ Được cộng hưởng bởi những cuộc tuần hành tự phát diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới vào cùng thời điểm, “từ New York cho đến Toronto, từ Madrid đến Rio”.

-   Lí do dẫn đến cuộc tuần hành này, như bản tin cho biết, là cuộc khủng bố đẫm máu của một số tổ chức cực đoan nhằm vào những người đấu tranh vì tự do, vì quyền được phát biểu chính kiến, làm 17 người chết. Với cuộc tuần hành khổng lồ, nước Pháp và cộng đồng thế giới muốn bày tỏ sự căm phẫn đối với những hành động dã man của bọn khủng bố và nêu cao tinh thần bất khuất trước nòng súng các tổ chức cực đoan.

3.  Chúng ta đang sống trong một thế giới bất an. Sau “chiến tranh lạnh” có quy mô toàn cầu, nhân loại phải đau xót chứng kiến những cuộc chiến tranh khu vực, chiến tranh sắc tộc, cướp đi biết bao sinh mạng con người và làm đổ nát nhiều thành quả của cuộc sống văn minh. Giờ đây, cả thế giới đang lo âu trước sự hoành hành của các tổ chức khủng bố có mạng lưới hoạt động khá rộng. Chẳng có quốc gia nào được an toàn khi bọn khủng bố còn tồn tại, còn thi triển các kế hoạch độc ác chống lại con người, nhân danh những giá trị cực đoan. Tuy nhiên, loài người không khoanh tay đứng nhìn. Các nước đã bắt tay nhau cùng hành động và cùng thực hiện những chiến dịch có hiệu quả. Cuộc chiến chống khủng bố đã đạt được những kết quả tích cực nhưng chưa làm tất cả chúng ta yên tâm. Vụ xả súng bắn chết một số nhà báo - hoạ sĩ ngay tại trụ sở làm việc của họ tại thủ đô Paris của nước Pháp vào đầu năm 2015 chứng tỏ điều đó. Bởi vậy, chúng ta không được thờ ơ trước những sự kiện như thế dù chúng xảy ra ở nơi rất xa ta. Chừng nào còn có sự áp đặt một chiều các giá trị, chừng đó chủ nghĩa khủng bố còn có đất tồn tại. Cuộc chiến chống khủng bố, xét theo phương diện nào đó, là cuộc chiến vì các giá trị tự do, dân chủ. Mọi sự bàng quan đứng ngoài cuộc chiến này đều thể hiện thái độ vô trách nhiệm trước con người, trước tương lai của cuộc sống nhân loại.

Câu 2.

Chú ý không nhầm lẫn “sống ảo” với “sống giả”. “Sống giả” trong tương quan với sống thật là câu chuyện thuộc phạm trù đạo đức. Còn “sống ảo” ở đây, theo cách hiểu thông thường, là một trạng thái sống tách rời thực tiễn, do môi trường internet tạo ra và chi phối.

Bài viết có thể triển khai các ý chính sau:

-   Chúng ta đang sống trong thời đại của internet với những ích lợi to lớn mà nó mang lại. Với một chiếc máy vi tính, chiếc điện thoại thông minh, hay chiếc máy tính bảng..., chúng ta có thể kết nối bạn bè với mọi người trên khắp thế giới. Nguồn thông tin vô tận và khả năng chia sẻ cũng vô tận.

-   Tuy nhiên, internet và những thiết bị điện tử thông minh cũng có mặt trái của nó. Nhiều người bây giờ dường như chỉ biết dán mắt vào màn hình, tìm kiếm thông tin, chia sẻ thông tin, giao lưu tình cảm bạn bè và thực hành các trò chơi, trò giải trí cũng thông qua đó. Internet đang tạo ra một không gian sống ảo. Không gian ấy đủ phong phú, đủ trò hấp dẫn để hút hồn bất cứ ai đã lạc bước vào. Thế là trong các loại bệnh nghiện, có thêm bệnh nghiện điện thoại thông minh, máy tính bảng, nghiện games... Người đã “nghiện” mấy bệnh này ít khi ngó ngàng tới thế giới thật. Đối với họ, thế giới thật không hấp dẫn bằng thế giới ảo, và, mặc nhiên, cũng đối với họ, thế giới ảo đã trở thành thế giới thật. Họ đi trong thế giới thật như kẻ mộng du. Ngược lại, họ bước vào thế giới ảo như những tín đồ nhiệt thành nhất và thông tỏ mọi đường ngang, lối tắt trong ấy.         .

-   Theo góc nhìn đã triển khai ở trên, internet phản chiếu mọi sự phong phú, phức tạp của cuộc đời nhưng không thể thay thế cho cuộc đời thực. Vui buồn với mạng thông tin toàn cầu khác vui buồn với những con người, sự kiện gần gũi quanh ta. Nhận bao nhiêu like đối với một status, một entry trên mạng khác với nhận được một nụ cười chia sẻ thân thiện, một cái bắt tay nồng ấm ngoài đời. Rất có thể những tình cảm được tỏ bày trên mạng, được nhận từ mạng sẽ bóp chết những tình cảm tự nhiên của ta đối với con người, thiên nhiên, cuộc sống xung quanh. Làm sao có thể chấp nhận được hiện tượng: đối với những con người ảo thường mang những nickname khôi hài thì ta khăng khít, còn đối với những người bạn ở sát cạnh ta thì ta hờ hững?

-   Mê đắm internet, thực ra, không phải bao giờ cũng đồng nghĩa với sống ảo. Từ internet, ta có thể tìm kiếm được nhiều điều bổ ích giúp ta hiểu đời hơn, sống phong phú và có ý nghĩa hơn. Ngược lại, khi ta sống giữa đời thực mà bị các giá trị ảo chi phối thì chúng ta cũng chưa được “sống thật” một cách đúng nghĩa. Hoá ra, sống ảo hay sống thật ở đây hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự chủ động lựa chọn của ta. Không cần đến internet không có nghĩa là chúng ta đang thực hành sống thực, thậm chí, vì điều đó, chúng ta đã bỏ phí nhiều cơ hội trải nghiệm sâu sắc cuộc sống thực của thời đại ngày nay. Từ đây, chuyện sống ảo và sống thật cần được soi xét thêm từ một góc độ mới, với một nhận thức mới.

-   Chỉ có sống thật với cuộc đời thực (trong đó có những nhân tố mới do internet đưa lại) thì ta mới có thể hoàn thiện được nhân cách của mình, mới có được giác quan bén nhạy, tình cảm phong phú, trí tuệ lành mạnh. Cũng chỉ có sống thật với cuộc đời thực thì ta mói có thể có được những tác động tích cực vào nó để cải tạo nó ngày một tươi đẹp hơn, đáng sống hơn. sống ảo thì tâm hồn khô héo, thể chất tiều tuy, còn sống thật thì tâm hồn nảy lá xanh tươi và thể chất mạnh mẽ, tràn đầy năng lượng. Bạn chọn không gian sống nào, phương thức sống nào đây?

Câu 3.

Câu hỏi muốn người viết đối diện trực tiếp với một vấn đề thường bị né tránh khi tìm hiểu bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca. Để làm tốt bài văn, trước hết phải liệt kê (đánh dấu) được những điểm mà chính mình thấy khó hiểu trong bài thơ, sau đó chia chúng ra thành các loại. Tiếp nữa, cố gắng lí giải các điểm khó hiểu ấy dựa trên cảm nhận toàn khối, ban đầu của mình về bài thơ. Cần phải đặt ra các phương án diễn đạt lại những câu thơ khó hiểu, nhằm mục đích nhận ra tính tối ưu của phương án mà nhà thơ đã chọn.

Theo một cách khác, có thể chỉ xoáy vào phân tích một vài “điểm sáng nghệ thuật” của bài thơ mà mình đã “hiểu”, đã lĩnh hội được để hoàn thành bài văn. Có thể đó là hàm nghĩa rất rộng của hình tượng - biểu tượng cây đàn, là sự “lung linh” bất định nhưng tràn đầy thú vị của những câu như giọt nước mắt vầng trăng / long lanh trong đáy giếng, là sự xô tới của nhiều cảm giác khi nhà thơ muốn bộc lộ suy ngẫm về cái chết, là khả năng gợi hình, gợi nhạc của một số tổ hợp từ, là sự chồng xếp lên nhau của nhiều loại văn bản, từ văn bản văn học đến “văn bản” cuộc đời... Với cách làm này, thực chất bài viết đi theo hướng làm rõ sáng tạp độc đáo của Thanh Thảo trong bài thơ. Đây thực sự là hướng khả thi, không hề phạm lỗi “lạc đề”.

Hoàn toàn có quyền bày tỏ sự không đồng tình với nhận xét nêu trong đề, nhưng phải có lập luận rành mạch trên tinh thần xây dựng và cầu tiến.

Bài viết có thể triển khai các ý chính sau:

-     Thanh Thảo là một nhà thơ thuộc thế hệ chống Mĩ, tác giả của nhiều tập thơ và trường ca nổi tiếng, chứa đựng những thể nghiệm nghệ thuật mới mẻ được nhiều nhà thơ, nhà phê bình và độc giả tán thưởng, đánh giá cao. Đàn ghi ta của Lor-ca là một bài thơ hay của ông, rút từ tập Khối vuông ru-bích (1985). Bài thơ đã được nhiều người bàn luận, song nó vẫn còn chứa đựng không ít thách thức, đòi hỏi phải được tiếp tục giải mã.

-     So với mạch thơ, dòng thơ quen thuộc đương thời và ngay cả bây giờ, bài thơ của Thanh Thảo có nhiều nét khác lạ, mà những nét khác lạ đó phần lớn đều... khó hiểu.

      Trước hết là tính thiếu xác định, thiếu rõ ràng của hình tượng. Bài thơ chủ yếu nói về đàn ghi ta của Lor-ca hay là về chính Lor-ca? Dù vẫn biết giữa hai hình tượng này có mối quan hệ chặt chẽ nhưng logic trình bày trên văn bản hình như thường bị vi phạm. Khi nói về Lor-ca, tại sao tác giả không đưa ra được một chi tiết nào thật rõ ràng, và những nét vẽ về con người này xem ra thường đứt đoạn, rời rạc... Ai đang đi “trên yên ngựa mỏi mòn”, “cô gái ấy” là cô gái nào, “cô gái Di-gan” có hành tung ra sao?... - tất cả đều “bí hiểm”, không một dấu hiệu chỉ dẫn để độc giả có thể suy đoán... về kết cấu, bài thơ dường như không thể hiện được sự gắn nối giữa các phần một cách mạch lạc. Nếu nói một bài thơ thường được tổ chức theo mạch phát triển của cảm xúc, thì chiếu vào đây, ta nhận ra vẻ bất thường: cảm xúc thường bị đột ngột bẻ dòng, thay vào đó là sự nhảy cóc liên tục của liên tưởng, về câu chữ, ngôn từ, bài thơ chứa đầy những kết hợp từ lạ: “tiếng đàn bọt nước”, "tiếng ghi ta nâu”, “tiếng ghi ta tròn”, “tiếng ghi ta ròng ròng”, “tiếng ghi ta lá xanh”, “giọt nước mắt vầng trăng”; đậc biệt có sự xuất hiện đến hai lần của chuỗi âm thanh “vô nghĩa”: “li-la li-la li-la”...

-     Thực ra, những điểm khó hiểu nêu trên lại là những đặc điểm nổi bật, quen thuộc của loại thơ tượng trưng, siêu thực - một loại thơ (không hoàn toàn thuần nhất) đã được thể nghiệm từ lâu và đem lại cho thi ca nhân loại những khẩu vị thẩm mĩ mới, những chiều sâu mới trong việc khám phá những bí ẩn của tâm hồn con người cũng như bí ẩn của mối giao hoà giữa con người và thế giới. Hoá ra, vấn đề ở đây lại là sự thiếu chuẩn bị những kiến thức nền về thơ tượng trưng, siêu thực. “Khó hiểu” là do người đọc chưa quen chứ không phải “khó hiểu” do tác giả dấn mình trong những tìm tòi tắc tị...

-   Các hình tượng trong bài thơ của Thanh Thảo, cũng như hình tượng trong nhiều bài thơ tượng trưng, siêu thực thường không có đường viền xác định, bởi các nhà thơ chủ trương tạo sự mơ hồ, chú ý gây một ám ảnh, một cảm giác hơn là muốn độc giả hiểu một ý hay nắm một luận đề gì xác định. Sự giao thoa, nhoè mờ giữa các hình tượng, do vậy, tạo cho độc giả cơ hội mở rộng liên tưởng, buộc phải phát huy tính chủ động tiếp nhận của mình ở mức cao nhất để nắm bắt được bài thơ ở cái toàn cục của nó. Thật phi lí khi ta xác định chắc chắn rằng Lor-ca bị bọn phát xít sát hại một cách dã man, bởi không có bằng chứng rõ rệt nào trong văn bản khẳng định đinh ninh điều đó. Việc ta xác quyết Lor-ca chính là người ngồi “trên yên ngựa mỏi mòn” cũng thiếu căn cứ như vậy. Rồi nửa, trước câu hỏi “Bài thơ nói về đàn ghi ta hay nói về Lor-ca?”, nếu đưa ra lựa chọn dứt khoát một trong hai khả năng thì chúng ta rơi vào nguy cơ đơn giản hoá vấn đề. Để đánh giá về các hình tượng, biểu tượng trong bài thơ, những cụm từ như “tố cáo tội ác” (của bọn phát xít), “ca ngợi tấm gương” (hi sinh vì nghệ thuật của Lor-ca), “nhà thơ cách tân”... cần phải được loại bỏ. Điều quan trọng là ta biết cùng Thanh Thảo suy ngẫm về bản chất, ý nghĩa của nghệ thuật, về cái chết và sự bất tử, về hành trình sáng tạo đầy nghịch lí, cô đơn của các thi nhân xưa nay mà Lor-ca chỉ là một ví dụ cụ thể... Bài thơ có nói về Lor-ca nhưng không hề bị trói chặt vào câu chuyện cụ thể của Lor-ca là vì vậy.

-   Xét theo logic thông thường, bài thơ có kết cấu thật “lộn xộn”, thường bỏ mọi thứ dở dang để “theo” những hình ảnh vừa đến một cách “ngẫu nhiên”. Đang nói chuyện “Lor-ca bị điệu về bãi bắn”, nhà thơ bỗng ngừng lại để kể về tiếng ghi ta nâu / bầu trời cô gái ấy. Thoắt một cái, mạch thơ chừng như được nối lại với tiếng ghi ta ròng ròng / máu chảy. Nhưng tất cả vẫn cứ “thiếu trọn vẹn” như thường! Tuy nhiên, thơ tượng trưng, siêu thực là thế, nó được triển khai theo mạch liên tưởng phóng túng, theo đường đi riêng bí ẩn của trực giác, không vụ vào sự liền mạch bề ngoài. Điều đó buộc độc giả bỏ thói quen quy chiếu các chi tiết miêu tả vào một hình ảnh tương tự nào đó ngoài đời để biết nhìn nhận chúng như những phương tiện gợi dẫn, cho phép mình suy tưởng, cảm nhận một cách tự do xung quanh điều tác giả đã khơi lên.

-   Về những kết hợp từ lạ trong bài thơ của Thanh Thảo, cần phải có một cách nhìn nhận, lí giải khác cách thông thường. Không nhất thiết phải đặt ra các câu hỏi: Thế nào là tiếng ghi ta nâu, thế nào là tiếng ghi ta tròn. ... Cú pháp của các câu thơ đó không phải là cú phấp của ngôn ngữ giao tiếp thông thường. Thực ra đó là những câu thơ gồm các cụm từ được đặt bên nhau theo quan hệ độc lập. Mỗi từ, mỗi cụm từ tự phát xạ ra những ý nghĩa riêng, gợi những liên tưởng riêng. Người đọc phải tự tổng hợp chúng lại để có được một ấn tượng chung về toàn câu thơ, hay rộng ra là về cả đoạn thơ, bài thơ. Việc đi vào “tróc nã” ý nghĩa rõ ràng của các câu thơ như đi lang thang về miền đơn độc / với vầng trăng chếnh choáng / trên yên ngựa mỏi mòn là một việc làm không hứa hẹn thành công. Điều cần thiết là phải biết xâu chuỗi các từ lang thang, đơn độc, chếnh choáng, mỏi mòn lại để xem tất cả chúng có thể gợi lên ở ta cảm giác gì. Từ cảm giác ấy, ta sẽ nhìn ra được những điều tác giả muốn ám gọi. Tương tự, khi đã hiểu những điều nói trên, ta sẽ không quá mất công tìm cách “tra cứu” cho ra “cô gái ấy” đích thực là cô gái nào... Ở đây, cần chấp nhận sự lơ lửng của câu thơ, bởi vì chính câu thơ đang muốn gây cho ta cảm giác lơ lửng, thắc mắc không yên - một tiền đề tuyệt vời để hướng tới một cái nhìn không định kiến về con người, cuộc sống hay mối tương quan huyền nhiệm giữa con người với vũ trụ. Như đã nói ở trên, với bài thơ này, việc xác định ý nghĩa của nó bằng một hệ từ quen thuộc như “ca ngợi” hay “tố cáo” đều không phù hợp, dẫn đến việc hiểu thô thiển về sức tác động, kiểu tác động nghệ thuật mà nó đã có.

-   Thực ra, các thủ pháp mà Thanh Thảo sử dụng trong Đàn ghi ta của Lor-ca không hoàn toàn đặc biệt. Cái đáng nói là chúng tập trung với mật độ khá dày ở bài thơ nên gây cảm giác lạ lẫm. Hiểu được điều này, khi đọc những bài thơ quen thuộc được thể hiện theo lối tưởng chừng quen thuộc và tưởng chừng dễ nắm bắt, ta sẽ phát hiện thêm được nhiều điều thú vị.

(Lưu ý: Thơ tượng trưng và thơ siêu thực là những loại hình thơ khác nhau, hình thành từ những trường phái thi ca khác nhau nhưng có mối quan hệ với nhau; giữa chúng có những điểm giao thoa về thi pháp. Ở trên chỉ tạm gọi chung chung là thơ tượng trưng, siêu thực.)

Nguồn: Bộ Giáo Dục & Đào Tạo
0