23/05/2018, 15:59

Kỹ thuật trồng lúa cạn

Mật độ gieo hạt Khái niệm Mật độ gieo hạt là số lượng hạt giống cần dùng để gieo trên diện tích sản xuất nhất định, thường tính cho 1 ha. Ví dụ: Mật độ 60 kg/ha, 120 kg/ha…. Xác định lượng hạt trồng Khi gieo trồng lúa, tùy theo phương thức gieo trồng khác nhau thì lượng lúa ...

Mật độ gieo hạt

Khái niệm

Mật độ gieo hạt là số lượng hạt giống cần dùng để gieo trên diện tích sản xuất nhất định, thường tính cho 1 ha.

Ví dụ: Mật độ 60 kg/ha, 120 kg/ha….

Xác định lượng hạt trồng

Khi gieo trồng lúa, tùy theo phương thức gieo trồng khác nhau thì lượng lúa giống sẽ hết khác nhau. Cần có thông tin cụ thể về lượng giống gieo, cách gieo.

Xác định lượng hạt giống trồng cần căn cứ vào:    

+ Đặc điểm giống lúa để tính lượng lúa giống

Xác định số lượng hạt giống cần trồng trên đơn vị diện tích: Tuỳ thuộc vào mùa vụ và trọng lượng 1000 hạt của giống để tính lượng hạt giống cần cấy. Thông thường lượng hạt giống cần thiết:

+ Với giống địa phương, gieo hốc thường gieo với lượng thấp 60 kg/ha.

+ Với giống cải tiến, gieo hàng với lượng hạt giống từ 90 – 100kg/ha.

+ Với giống cải tiến, gieo vãi với lượng hạt giống từ 140 – 150 kg/ha.

Tùy theo diện tích hiện có của mỗi hộ gia đình mà tính lượng hạt giống cho hợp lý.

Ví dụ: Nhà ông A có 200 m²(= 0,02 ha) đất tốt. Ông A có kế hoạch trồng giống lúa cải tiến. Vậy ông A cần lượng hạt giống là: 120/0,02 = 2,4 kg.

+ Giống lúa cao cây, lá xum xuê phải gieo trồng thưa hơn thì lượng giống sẽ ít hơn.

Ngoài ra còn tùy thuộc nhiều điều điều kiện khác như phương thức gieo hạt giống lúa đẻ nhánh nhiều, điều kiện canh tác, đất tốt, xấu… để tính lượng lúa giống.

+ Căn cứ diện tích đất đã có của cở sở trồng lúa: Diện tích đất trồng lúa đã có của cơ sở (hay nông hộ), nếu không thay đổi thì có thể xác định diện tích đất trồng lúa trên sổ sách hay diện tích đất trồng lúa đã có.

+ Đo để tính diện tích đất trồng lúa thực tế: Trường hợp diện tích đất trồng lúa đã có của cơ sở (hay nông hộ) có những thay đổi như chừa một phần diện tích lại để trồng loại cây khác, làm mương máng, đường đi… thì phải đo để tính diện tích thực trồng lúa.

Phương pháp gieo hạt

Gieo hốc

Khái niệm

Gieo hốc: hạt lúa được phân bố vào từng hốc, mỗi hốc có một số hạt nhất định.

Gieo hốcGieo hốc

Các bước gieo hốc

Xác định khoảng cách hốc – hốc là 25 – 30 cm

– Chỉ thích hợp cho giống địa phương. Xác định khoảng cách hốc Xác định khoảng cách hốc

Bỏ hạt vào hốc mỗi hốc bỏ 2 – 3 hạt

– Bỏ hạt xong phải lấp đất ngay, để giữ độ ẩm và tránh chim, chuột, kiến tha mất. Bỏ hạt vào lỗBỏ hạt vào lỗ

Sau khi gieo hạt được 3 – 5 ngày, kiểm tra lại nếu thấy hốc nào chưa mọc thì tra lại. Kiểm tra hạt giống sau khi gieoKiểm tra hạt giống sau khi gieo

Gieo hàng

Khái niệm

Gieo hàng: hạt lúa phân bố thành từng hàng, tùy từng loại cây, điều kiện đất đai khác nhau mà khoảng cách khác nhau. Đối với lúa cạn khoảng cách hàng – hàng phổ biến là 25 cm.

Gieo hàngGieo hàng

Các bước gieo hàng

– Dùng máy bừa (hoặc dùng cuốc) tạo thành rãnh có độ sâu 2 – 4 cm.

+ Gieo điểm/ hàng: giống gieo hốc nhưng theo hàng rạch sẵn.

+ Gieo vãi theo hàng: giống gieo vãi nhưng theo hàng sẵn có. Tạo các rãnh gieo hạt bằng máy Tạo các rãnh gieo hạt bằng máy Tạo rãnh bằng cuốcTạo rãnh bằng cuốc Gieo hạt bằng máyGieo hạt bằng máy Gieo hạt bằng tayGieo hạt bằng tay

– Sau đó lấp đất kín. Chiều sâu lấp hạt khoảng 3 – 4cm là tốt nhất. Nếu gieo sâu thì giống nảy mầm yếu hoặc gieo cạn thì tính chịu hạn của giống sẽ kém đi.

– Việc nảy mầm của hạt lúa tùy thuộc vào chế độ mưa. Nếu sau khi gieo mà gặp mưa, đủ nước thì chỉ 4 ngày sau là mầm lúa nhú khỏi mặt đất.

Gieo hốc, gieo hàng có ưu điểm tiết kiệm hạt giống, chăm sóc dễ nhưng có nhược điểm tốn nhiều công. Lấp đất kín hạtLấp đất kín hạt Hạt giống nảy mầm thành cây lúaHạt giống nảy mầm thành cây lúa

Gieo vãi

Khái niệm

Gieo vãi là phương pháp gieo mà hạt giống được vãi tương đối đều ở mặt ruộng, việc lấp hạt có thể không cần sâu và kín. Phương pháp này còn được áp dụng để gieo những giống cây ngắn ngày và hạt nhỏ.

Các bước gieo vãi

Vãi thật đều tay để hạt phân phối đều trên toàn khu ruộng.

Vãi xong nên bừa lấp hạt (hoặc rải 1 lớp đất mỏng) để tránh chim chuột phá hại và giữ ẩm tốt.

Gieo vãi có ưu điểm nhanh, tốn ít công. Nhược điểm là cần số lượng hạt giống nhiều, khó chăm sóc.

0