23/05/2018, 15:37

Kỹ thuật trồng lan Hồ Điệp

Mô hình trồng của Đài Loan có điếm hạn chế là phải trồng đổi chậu liên lục, cần một lượng nhân công lớn và một lượng lớn giá thể (rêu) Mô hình trồng hoa Mô hình của Viện Sinh học Nông nghiệp, trường ĐHNN I Từ các kết quả nghiên cứu đã xây dựng quy trình và có được mô hình trồng lan Hồ Điệp ...

Mô hình trồng của Đài Loan có điếm hạn chế là phải trồng đổi chậu liên lục, cần một lượng nhân công lớn và một lượng lớn giá thể (rêu)

Mô hình trồng hoa

Mô hình của Viện Sinh học Nông nghiệp, trường ĐHNN I

Từ các kết quả nghiên cứu đã xây dựng quy trình và có được mô hình trồng lan Hồ Điệp như sau:

Giai đoạn bồn mạ: cây in vitro hoàn chỉnh có khối lượng > l,5g/cây (cao từ 4 – 7cm) được trồng thành bồn mạ trong các khay nhựa có kích thước 30 X 60 cm, mỗi rổ trồng từ 90 – 100 cây tuỳ thuộc vào độ lớn của cây in vitro. Giá thể trồng là rong biển (dớn). Thời gian trong bồn mạ là 3 – 4 tháng. Trồng bồn mạ cây con trong khay nhựa

Giai đoạn cây non: tách riêng từng cây 3-4 tháng tuổi ở bồn mạ trồng vào chậu có đường kính 9cm. Thời gian nuôi trồng cây non là 6 – 9 tháng.

Giai đoạn cây trưởng thành: Chuyển các cây non 6-9 tháng tuổi từ chậu có đường kính 9cm sang chậu có đường kính 12cm. Sau trồng 5-6 tháng có thể xử lý ra hoa. Sơ đồ tổng quát quy trình trồng lan Hồ Điệp

Các nước nuôi trồng lan Hồ Điệp nổi tiếng trên thế giới cũng có những mô hình trồng khác nhau. Dưới đây có thể tham khảo mô hình trồng Hồ Điệp của Đài Loan và Hà lan.

Mô hình trồng hoa lan Hồ Điệp của Đài Loan

Cây giống nuôi cấy mô từ lúc đưa ra khỏi ống nghiệm trồng cho đến khi ra hoa chia thành 4 giai đoạn: Cây non, cây bánh tẻ, cây lớn và thúc hoa. Cần 2 lần đổi chậu trồng: từ chậu đường kính 5cm sang chậu có đường kính 8,3cm và từ chậu đường kính 8,3cm sang chậu có đường kính 12cm. Khi trồng ở chậu có đường kính 5cm, khoảng cách giữa 2 lá nhỏ hơn 12cm thì được gọi là cây non, trồng ở chậu có đường kính 8.3cm, khoảng cách giữa 2 lá từ 12 – 18cm được gọi là cây bánh tẻ; trồng ở chậu có đường kính 12cm, khoảng cách giữa 2 lá lớn hơn 18cm được gọi là cây lớn. Đối với những cây giống hoa đặc biệt to có thể trồng đổi chậu 2 lấn từ chậu có đường kính 7cm sang chậu có đường kính 10cm và từ chậu có đường kính 10cm sang chậu có đường kính 13cm. Ciiống hoa nhỏ hoặc giống mini, cũng trồng đổi chậu 2 lần, từ chậu có đường kính 3cm sang chậu có đường kính 7cm và từ chậu có đường kính 7cm đến chậu có đường kính 10cm.

Các bước tiến hành:

1/ Đưa cây ra khỏi bình trồng: Đưa các cây trong ống nghiệm đã cao 4 – 5cm trồng vào chậu có đường kính 5cm. Các cây non to (5 – 7cm) có thể trồng vào chậu có đường kính 7cm.

2/ Các cây con trồng trong chậu 3,5 – 4,5 tháng, khoảng cách giữa 2 lá đạt trên 12cm, tiến hành trồng chuyển sang chậu có đường kính 8,3cm.

3/ Sau khi trồng 4 tháng, khoảng cách giữa 2 lá > 18cm, thì chuyển sang trồng trong chậu lớn có đường kính 18cm.

4/ Cây lớn sau khi trồng 6 – 7 tháng, có thể tiến hành thúc ra hoa.

5/ Xử lý ra hoa 4 – 5 tháng, hoa nở -> bán.

Do vậy, với mô hình trồng hoa lan Hồ Điệp của Đài Loan, cây lan nuôi cấy mô từ lúc trồng ra cấy từ ống nghiệm cho đến lúc cây ra hoa cần 17,5 – 20 tháng, thời gian này khác nhau do giống cây và cỡ trong ống nghiệm to nhỏ không đều nhau. Mỏ hình trồng lan Hồ Điệp của Trung Quốc cũng giống như mô hình này.

Tuy nhiên mô hình trồng lan Hồ Điệp của Đài Loan có điếm hạn chế là phải trồng đổi chậu liên lục, cần một lượng nhân công lớn và một lượng lớn giá thể (rêu). Một số năm gần đây giáo sư He Nan Qing đã dùng vỏ sò thay cho rêu làm giá thể trồng, cây non trồng từ chậu có dường kính 7cm trồng chuyển chậu có đường kính 11cm mà không cần trồng chuyến chậu lần thứ 2. Ông cho rằng cách này có thổ giảm bớt tỷ lệ phát sinh sâu bệnh hại, tăng chất lượng của rễ, đạt được yêu cầu về xuất khẩu hoa, mặt khác có thể làm giảm giá thành trồng cây.

Mô hình trồng lan Hồ Điệp của Công ty Anthura (Hà Lan)

Theo quy trình trồng lan Hồ Điệp của Công ty Anthura, thì cây lan từ lúc ra khỏi ống nghiệm cho đến lúc ra hoa chỉ có 16 tháng. Quy trình trồng như sau:

1/ Tiêu chuẩn cây khi lấy cây ra khỏi ống nghiệm: Lá cây dài 5-8 cm, lá bóng đẹp và đầy đặn, lá không bị thuôn dài, không có lá vàng, hệ rễ phát triển mạnh, cây non trồng trong chậu có đường kính 5 cm.

2/ Trồng khoảng 6 tháng, lá đạt 10-14 cm, trồng sang chậu có đường kính 12 cm.

3/ Sau 6 tháng tiến hành thúc ra hoa.

4/ Sau khi ra cây 16 tháng, cây bắt đầu ra hoa.

Chăm sóc cây

Lúc mới ra cây từ ống nghiệm

Cây cấy mô trước khi đưa ra vườn ươm

Trước khi tiến hành ra cây, đưa các bình cây ra ngoài phòng nuôi 3 – 4 ngày để luyện cây. Cẩn thận lấy cây ra khỏi bình, dùng nước sạch rửa sạch môi trường bám quanh cây, tránh không làm đứt rễ cây. Xử lý ngâm cây trong dung dịch khử trùng hoặc dung dịch thuốc tím loãng (0,05%) trong 5 phút có thể tăng tỷ lệ sống khi ra cây đồng thời có tác dụng hiệu quả đối với một số cây đã bị nhiễm khuẩn. Sau đó vớt cây ra để khô ráo và phân loại. Các cây loại nhỏ: 1,5 – 2g (cao 4 – 5cm) trồng riêng và các cây loại lớn: > 2g (cao 6 – 7cm) trồng riêng. Kết quả nghiên cứu về ảnh hướng khối lượng cây in vitro đến sinh trưởng của cây ở giai đoạn bồn mạ cho thấy: khối lượng cây in vitro trước khi ra vườn ươm là chỉ tiêu rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến tỷ lệ sống cũng như sinh trưởng phát triển. Những cây có khối lượng thấp (< lgam) sinh trưởng rất chậm. Khối lượng cây in vitro càng cao thì sức sinh trưởng của cây ngoài vườn ươm càng khoe. Để đảm bảo cho cây sinh trưởng phát triển tốt ngoài vườn ươm thì cây in vitro phải đạt được khối lượng ≥ 1,5gam. Tiêu chuẩn cây con khi trồng tại vườn ươm

Ảnh hưởng của thời vụ và giá thể trồng cây in vitro đến tỷ lệ sống của cây lan Hồ Điệp khi đưa ra vườn ươm cũng đã được quan tâm nghiên cứu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy giá thể cũng như thời vụ khác nhau ít ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây khi ra vườn ươm. Khi có những cây in vitro đạt được khối lượng cho tiêu chuẩn ra cây thì ta có thể đưa ra vườn ươm ở bất cứ thời vụ nào mà vẫn đạt được tỷ lệ sống > 80%. Tuy nhiên, vào các thời điểm có nhiệt độ quá cao (>35oC) hay quá thấp (<16 °C) cũng không nên ra cây. Ở nhiệt độ quá cao tỷ lệ thối tăng, ở nhiệt độ quá thấp cây sinh trưởng rất kém.

[AdSense-A]

Mặc dù không ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ sống của cây in vitro khi đưa ra vườn ươm nhưng giá thể có tác động rõ rệt đến sinh trưởng của cây. Trên nền giá thể rêu biển các bộ phận thân, lá, rễ đều tăng trưởng vượt trội hơn hẳn so với hai nền giá thể còn lại. Giá thể rong biển rất thích hợp cho cây lan Hồ Điệp sinh trưởng phát triển, ngay cả trong điều kiện vụ đông xuân là thời vụ tương đối không thuận lợi (nhiệt độ thấp, ẩm độ cao) cho việc đưa cây ra vườn ươm.

Giai đoạn cây non phải chú ý đảm bảo tưới nước đầy đủ cho cây, vì cây còn nhỏ nên khả năng chịu hạn thấp, không chịu được hạn kéo dài. Chế độ tưới khác nhau đã dẫn đến tỷ lệ sống của cây khác nhau: ở chế độ tưới 2 ngày/lần cho tỷ lệ sống cao nhất (97,1%), chế độ tưới 1 ngày/lần và 5 ngày/lần cho tỷ lệ sống thấp nhất (đạt 56,67 – 61,12%). Chế độ tưới khác nhau không chỉ ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống mà còn ảnh hưỏng rõ rệt đến sinh trưởng và chất lượng của cây ở bồn mạ. Công thức II với chế độ tưới 2 ngày 1 lần cho kết quả tăng trưởng tối ưu: số rễ là 4,38 rễ, trọng lượng 2,04 gr, thời gian ở vườn ươm 118 ngày ngắn hơn so với các công thức khác (công thức I là 135 ngày, công thức II 122 ngày, công thức IV là 126 ngày, công thức V là 135 ngày).

Khi mới ra cây từ ống nghiệm, đặt cây trồng ở ánh sáng cường độ yếu 5.000 – 7.000 lux là phù hợp nhất. Có thể tăng dần cường dộ chiếu sáng theo sự không ngừng thích nghi và lớn lên của cây. Khống chế ánh sáng ở cường độ 5.000 – 10.000 lux. Cây non tránh trồng ở nhiệt độ dưới 20°c, thích hợp nhất là 23°c đồng thời giữ cho khu trồng được thông thoáng. Sau khi trồng 1 tháng do rễ cây chưa phát triển nên không quá vội bón phân, cần phải quan sát tình trạng của rễ, cứ cách 7-10 ngày phun nhẹ phân bón một lượt, phân N: P: K tỷ lệ: 30: 10: 10, nồng độ 30 – 40mg/l là vừa; đồng thời thêm một ít KH2P04 và vi lượng để thúc cho rễ phát triển và tăng khả năng kháng bệnh của cây. Chỉ số Ec của giá thể là 0,5 – 0,6.

Lần trồng chuyển chậu thứ nhất và cách chăm sóc

Cây ươm trong bồn mạ sau 3,5 – 4,5 tháng, khoảng cách giữa hai lá đạt 12cm, lúc này cần tiến hành trồng chuyển chậu. Lấy cây ra khỏi chậu đk6cm, dùng rêu quấn quanh rễ, rồi ấn nhẹ dần dần cả cây vào chậu đk8,3cm bằng nhựa trắng mềm, dưới đáy chậu cũng đặt 3-5 viên bi nhựa để dễ thoát nước. Sau khi chuyển chậu, phun thuốc diệt trùng, 3 ngày sau không được tưới nước nhưng cần phải giữ cho môi trường luôn được ẩm ướt. Sau khi trồng đổi chậu cách 7-10 ngày tưới đẫm 1 lần, đồng thời hoà tan phân trong nước để bón cho cây – nồng độ, thành phần phân giống với bước 1, nhưng nên tăng dần nồng độ, có thể dùng 40g/l để phun. Chỉ số Ec vẫn giữ ở 0,6 – 0,7. Cường độ ánh sáng tăng dần đến 12.000 – 15.000 lux, nhiệt độ 20 – 25°c, ẩm độ tương đối 70 – 85%.

Lần trồng đổi chậu thứ 2 và cách chăm sóc

Cây ra chậu lần 1 (trái) và cây trưởng thành (phải)

Khi lan trong chậu đk 8,3cm đạt chiều dài giữa 2 lá trên 18cm thì bắt đầu tiến hành trồng đổi chậu lần 2, phương pháp giống như lần 1, chuyển cây sang trồng ở chậu đk12cm. Do cày đã lớn lên nhiều, nên cần nhiều phân, có thể tăng nồng độ phân bón lên 50mg/l trước khi tiến hành điều khiển ra hoa 2 – 3 tháng cần thay đổi thành phần phân bón, tăng lượng phân P, K đồng thời tăng cường độ chiếu sáng đến 18.000 – 20.000 lux, chỉ cần cây không bị khô héo lá là được.

Lượng phân bón hấp thụ tại các phần khác nhau của cây, chỉ tiêu dinh dưỡng và việc chẩn đoán dinh dưỡng

Poole đã nghiên cứu các bộ phận khác nhau của cây lan đối với việc hấp thụ chất dinh dưỡng. Ông nghiên cứu đo được: lượng đạm phù hợp của lá là 2 – 2,5%, rễ là 2 – 4%, lá thứ 2 tính từ trên xuống dưới là bộ phận dùng để đo lường chẩn đoán dinh dưỡng cho cây, Yoneda (1997) nghiên cứu sự thiếu hụt nguyên tố dinh dưỡng ảnh hưởng đến sinh trưởng và ra hoa của lan Hồ Điệp, ông chỉ ra rằng: thiếu N, lá cây ít, cây bị rụng lá, diện tích lá giảm, trọng lượng khô của cây giảm, nhưng không ảnh hưởng đến rễ và số lượng cành hoa. Nếu thiếu p, cây bị rụng lá, lá mọc ngắn, lá già biến thành màu dỏ tím, lá bị cong, mép lá cuộn lại, các lá phía dưới bị vàng quanh lá rối dần dần lan ra khắp lá, khiến lá bị rụng đi, diện tích lá non mới mọc giảm đi, cây sinh trưởng chậm, khối lượng khô giảm, không đẻ ra rễ mới, việc ra hoa cũng gần như là ức chế. Nếu thiếu K, lá mọc nhỏ, hẹp, diện tích lá giảm, không ảnh hưởng rõ rệt đến số lượng cành hoa, nhưng thiếu K có thể gây hiện tượng các bông hoa phát dục sớm. Khi thiếu Ca thì không có ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng và ra hoa của cây, nhưng nếu thiếu Mg thì cây sẽ phát dục chậm lại.

Các kết quả nghiên cứu của phòng Công nghệ sinh học thực vật, Viện sinh học Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I về ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng đến sự sinh trưởng của lan Hồ Điệp được trình bày ở bảng dưới chỉ rõ: việc sử dụng dạng phân bón khác nhau ảnh hưởng rất khác nhau đến sinh trưởng của cây. Nếu trong thành phần phân bón thiếu đi một trong ba yếu tố đa lượng hoặc đạm, hoặc lân, hoặc kali đều làm cho cây sinh trưởng rất chậm, mất cân đối. Những công thức có bón đầy đủ cả ba yếu tố cho khối lượng tươi đạt được trong cùng thời gian theo dõi là 27,78 – 31,31 gam trong khi các công thức bón chỉ có một hoặc hai yếu tố chỉ số này chỉ đạt được 6,56 – 16,83 gam. Các công thức có đầy đủ cả NPK nhưng có tỷ lệ khác nhau (công thức IX, XI) có tác động khác nhau đến sự tăng trưởng của cây. Sử dụng phân bón NPK (20:20:20) tự chế kết hợp với dịch chiết hữu cơ cho kết quả tốt nhất. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng khác nhau đến sự sinh trưởng phát triển của cây lan Hồ Điệp ở vườn sản xuất (sau 2 tháng theo dõi)Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng khác nhau đến sự sinh trưởng phát triển của cây lan Hồ Điệp ở vườn sản xuất (sau 2 tháng theo dõi)

Ghi chú: dc: dịch chiết: 1: Nền khoáng vi lượng + Vitamin; G: Growmore.

0