23/05/2018, 15:36

Cách trồng bí đỏ

Đặc điểm cây bí đỏ Cây bí đỏ có tên khoa học (Cucurbita pepo; còn gọi: bí ngô, bí ử, bí rợ, bầu lào), loài rau ăn quả, bộ Bầu bí (Cucurbitaceae). Lá to, xẻ 5 thùy, thùy xẻ sầu; tua cứng phân 3 – 5 nhánh. Hoa mọc ở nách lá, tràng hoa màu vàng cam to, cánh rời đến 1/3 chiều dài. Quả tròn, hơi dẹt, ...

Đặc điểm cây bí đỏ

Cây bí đỏ có tên khoa học (Cucurbita pepo; còn gọi: bí ngô, bí ử, bí rợ, bầu lào), loài rau ăn quả, bộ Bầu bí (Cucurbitaceae). Lá to, xẻ 5 thùy, thùy xẻ sầu; tua cứng phân 3 – 5 nhánh. Hoa mọc ở nách lá, tràng hoa màu vàng cam to, cánh rời đến 1/3 chiều dài. Quả tròn, hơi dẹt, lúc chín màu vàng đỏ, ăn ngon, hạt béo.

Bí đỏ là cây cần nhiệt độ cao, không sống được nơi có nhiệt độ dưới 10°c kéo dài.

Trong 100g bí đỏ có 92 g nước; 0,6g protein; 2,4g gluxit; 24mg canxi; 16mg photpho; 8mg vitamin c.

Trồng bí đỏ

Bí đỏ là loại rau ăn quả ngon, ăn ngay hay dự trữ đều tốt. Muốn có năng suất cao cần lưu ý.

Thời vụ

Mỗi năm có thể trồng 2 vụ bí đỏ. Gieo hạt tháng 10, tháng 11 đến tháng 1 năm sau. Ra quả tháng 12 và tháng 1 năm sau.

Gieo hạt tháng 12 đến tháng 1 năm sau, ra quả tháng 2, 3. Nếu gieo sớm hay muộn hơn lúc cây ra hoa, đậu quả gặp rét hoặc mưa sớm cây sẽ mau rạc.

Đất trồng

Bí đỏ có bộ rễ phát triển mạnh, có khả năng chịu hạn rất cao. Muốn có năng suất cao, đất phải làm sâu, làm kỹ. Thường trồng bí đỏ theo hốc, mỗi hốc sâu 30 – 40cm, rộng 40 – 50cm; mỗi hốc cách nhau 2 – 3m (tùy theo đất tốt, xấu), mỗi hốc gieo 5 – 6 hạt, lấp lớp đất mỏng 2 – 3cm, tưới nước giữ ẩm. Giữ ỏ mật độ 70 – 90 cây/sào.

Sau khi bổ hốc xong nên để đất hả 2 – 3 ngày rồi mới bón lót. Phân chuồng ủ hoai trộn với đất, lấp lại để 2 – 3 ngày sau mới gieo hạt. Mỗi hecta bón 15 – 18 tấn phân chuồng, 120 – 180kg lân và 50kg kali. Nếu đất chua hay mặn cho thêm 600 – 800kg vôi bột trộn vào đất.

Chăm sóc

Tưới nước, bón thúc

Ở giai đoạn cây con phải tưới nước giữ ẩm 50 – 60%. Đến khi quả phát triển tưới thêm lần nữa kết hợp với bón thúc bằng phân nước để quả đẫy sức.

Bón thúc làm hai lần: lần thứ nhất khi cây dài 40 – 50cm, bón bằng phân đạm pha loãng 1/200 tưới rộng quanh gốc, nếu bón bằng phân chuồng ngâm thì xới đất trưóc khi bón. Lần thúc thứ hai khi cây ra hoa, ra nụ, bón bằng phân đạm, phân chuồng hoai mục rải quanh gốc rồi lấy cuốc xới xáo đất ở rãnh và mép luống vun lên đắp vào gốc, sau đó vài hôm mới tưới.

Bấm ngọn, nhánh, tía hoa đực và lá vàng

Khi bí đã bò dài khoảng 1m thì lấy đất chặn đốt dây để bí ra rễ phụ tăng thêm khả năng kiếm thức ăn nuôi cây vừa để dây bám chắc vào đất, tránh gió lật làm giập dây, hại hoa quả sau này. Kết hợp với bấm tỉa ngọn để bí ra nhiều nhánh. Mỗi cây để lại 2 – 4 nhánh chính, còn nhánh phụ cắt làm rau.

Bí đỏ có đặc điểm là hoa đực nhiều, gấp 20 lần hoa cái, do đó khi hoa cái đã thụ phấn thì nên cắt bỏ hoa đực, tỉa cành con kém phát triển, bỏ lá già, lá mọc trùm lấp, để ong bướm dễ tìm hoa, nhờ đó tăng tỷ lệ đậu quả.

Thụ phấn bổ sung cho hoa cái

Hoa đực và hoa cái trên cây bí đỏ nở không đồng đều, hoa đực có thể nở trước hoa cái vài ba ngày, mà hạt phấn chỉ thụ tinh được trong vài giờ. Sự thụ phấn của bí đã nhờ vào côn trùng mang hạt phấn từ cây này đến cây khác, nhưng tỷ lệ đậu quả thấp. Nên rất cần thụ phân bổ sung để tỷ lệ đậu quả 70 – 80%. Do đó, người trồng bí cứ 7 – 9 giò sáng đi ngắt hoa đực, bỏ hết đài và cánh rồi ấn nhị lên đầu nhụy hoa cái hay dùng que có quấn bông lấy phấn hoa đực quét lên đầu nhụy hoa cái.

Thu hoạch và để giống

Có thể thu hoạch quả bí non làm rau ăn ngay. Thu hái quả non thì cây sẽ ra hoa nhiều đợt, dây trẻ lâu. Muốn cất giữ và để giống phải hái lúc vỏ quả cứng, màu vàng, có phấn, cuống quả vàng và cứng (tức là sau khi thụ phấn 3 – 4 tháng tùy giống sớm hay muộn), dùng dao cắt cả cuống, bôi vôi tôi vào vết cắt, gác lên giàn. Muốn để giống phải chọn quả thật già, đều, quả nằm trên dây chính, quả ở giữa ngọn. Bổ quả lấy hạt, đãi sạch, phơi khô, cho vào hũ sành gác lên giàn bếp.

Sâu, bệnh

Bí đỏ là cây ít sâu, bệnh, nhưng hay bị chuột cắn quả vì quả nằm dưới đất.

0