Ngắt cành con cho bon sai
Để giữ cho tán lá gọn gàng và có hình dạng rõ ràng, điều cần thiết là cây phải dễ dàng tạo ra những chồi mới trên phần gỗ cũ để có thể dùng những cành con phát triển từ những chồi này thay thế cho những vùng có tán lá quá rậm rạp hoặc mọc vượt ra khỏi hình dạng đã được định trước của cây. Việc ...
Để giữ cho tán lá gọn gàng và có hình dạng rõ ràng, điều cần thiết là cây phải dễ dàng tạo ra những chồi mới trên phần gỗ cũ để có thể dùng những cành con phát triển từ những chồi này thay thế cho những vùng có tán lá quá rậm rạp hoặc mọc vượt ra khỏi hình dạng đã được định trước của cây.
Việc ngắt cành con cho là việc rất cần thiết để giữ cho cây bon sai luôn gọn gàng.
Các loài cây rụng lá vào mùa thu
Lúc đầu, những cành con mới mọc trong mùa xuân mang từ hai đến ba lá nhỏ. Khi cành này phát triển, các lá mới sẽ tăng kích thước. Để giữ cho lá nhỏ và giúp cây giữ nguyên hình dạng; bạn phải ngăn chặn sự phát triển của những cành con này trước khi lá quá lớn.
Có thể bạn phải cần đến nhíp đế thực hiện công việc này, trừ phi bạn có những ngón tay tinh nhạy. Việc bạn phải làm chỉ là đợi cho đến khi cành con có hai hoặc ba lá hoàn chỉnh, sau đó ngắt bỏ đầu mút nhỏ và mềm của nó. Cành này sẽ không mọc dài thêm và lá của nó cũng sẽ nhỏ. Sau vài tuần, một đợt mọc mới của những cành con nhỏ hơn sẽ mọc ra từ các chồi còn tiềm ẩn và từ nách của những lá còn lại.
Nếu để cho cành con mọc quá dài rồi mới ngắt đầu, bạn phải dùng kéo để cắt bớt cành và chỉ chừa lại hai hoặc ba lá phía trong. Nhưng phải thận trọng vì cắt cành không còn non có thể làm cho những cành con mọc ra từ đợt tăng trưởng mới trở nên quá khẳng khiu với những lá lớn.
Nếu muốn cho một cành dài ra, hãy đế cho cành đó đạt được chiều dài mà bạn mong muốn, sau đó cắt bớt một nửa. Lặp lại quy trình này cho đợt mọc cành tiếp theo và cứ thế cho đến khi bạn sử dụng cách ngắt ngọn.
Bách xù
Bách xù có tán lá dạng vảy ép sát vào các cành con hoặc có lá hình kim nhọn thường được mang từng ba lá một ở mỗi lóng cành. Bạn dễ bị lẫn lộn vì cành con có tán lá dạng vảy sau khi bị stress sẽ có lá hình kim. Loại tán lá này được gọi là tán lá mọc hỗn (Juvenile foliage, tạm dịch là mọc hỗn vì nó mọc không theo lệ thường).
Tất cả mọi cành con có tán lá mọc hỗn phải được ngắt trong mùa đầu liên của nó, hoặc phải cắt bỏ hoàn toàn nếu chỉ có một vài cành con phát triển loại lá này. Nếu ngắt ngọn vào năm thứ hai, những cành con này sẽ bị héo và chết mà không tạo ra chồi mới.
Việc ngắt những cành con bình thường được thực hiện theo một trong hai cách tùy theo bản chất của cành. Các cành con đã dài thường mập mạp hơn và có màu nhạt hơn các cành con chung quanh. Những cành này phải dược cắt bớt ngang với mức tăng trưởng năm rồi hoặc thậm chí còn ngắn hơn. Hãy cắt ngang mức của hai cành con khỏe mạnh năm kề bên nó.
Để giữ cho các đám tán lá gọn gàng, ngọn của các cành con khác phải được ngắt bỏ (nếu dùng kéo để cắt sẽ làm cho chỗ cắt chuyển sang màu nâu). Nắm tán lá bằng ngón cái và ngón trỏ rồi kéo đứt ngọn bằng tay kia, nhớ quấn ngọn vào tay khi kéo để nó đứt gọn. Quy trình này khá mất thì giờ và phải được lặp đi lặp lại nhiều lần trong mùa tăng trưởng của cây, có thể phải tiếp tục lâu dài cho đến khi các loài cây rụng lá vào mùa thu có được màu sắc mùa thu của chúng.
Bon sai có hoa
Nếu bạn ngắt ngọn của các loài bon sai có hoa theo cùng một cách như đối với các loài rụng lá vào mùa thu thì bạn sẽ gây cản trở cho sự hình thành các nụ hoa vào năm tới. Ngoại trừ các loài như loài thạch nam azalea (cây khô) và một số loài cây nhiệt đới khác, các nụ hoa được hình thành ở gốc của các cành con năm trước.
Để làm cho hoa năm tới nở rộ tối đa, hãy cắt tỉa bon sai của bạn đế tạo dáng ngay sau khi ra hoa và cứ để mặc cho những cành con phát triển cho tới khoảng giữa hoậc cuối mùa hè. Khi các cành con đã ngừng tăng trưởng, hãy cẩn thận xem xét các nụ ở gốc của cành con. Bạn sẽ thấy chúng tròn trĩnh hơn và lớn hơn các nụ phía xa mọc dọc theo cành. Chúng là những nụ hoa. Hãy cắt bớt các cành con và chỉ chừa lại hai hoặc ba loại nụ này.
Vào năm tới các cành con phát triển từ gốc của hoa sẽ ngắn – có thế chỉ mang từ hai đến ba lá. Chúng là những cành con của các cành ngắn ra hoa, chúng không dài thêm nhưng sẽ ra hoa từ năm này sang năm khác cho đến khi chúng trở nên quá rậm rạp cần phải tỉa bớt.
Thạch nam azalea (cây khô)
Loài cây này được ưa chuộng không chỉ vì có hoa đẹp mà còn vì chúng có tán lá gọn gàng và có thân cùng với cành chắc chắn. Thạch nam azalea được bán trên thương trường luôn là các loại thuộc loài thạch nam japanese satsuki azalea, là loài có các nụ hoa được tạo ra ở ngọn của các cành con năm trước, và nở ra khi những cành con năm này đã đắt đầu phát triển.
Ngay sau khi nở hoa, hãy cắt bớt ngang với mức tăng trưởng năm vừa qua, loại bỏ những đóa hoa tàn và tất cả các mầm mới nòi lên ở cuống của nó. Tốt nhất bạn nên chừa lại một vài lá mọc trong năm vừa qua. Trong giai đoạn này, bạn nên tỉa bớt các cành con năm trước và chỉ chừa lại hai cành con tại mỗi chỗ đâm nhánh. Cách làm này giúp ngăn ngừa tình trạng cây quá rậm và thúc đẩy sự hình thành các chồi mới ở các phần gồ cũ. Những chồi này có thể được dùng để phát triển thành những cành để thay thế cho những cành bị xấu sau này.
Bất cứ cành con phát triển quá mạnh mẽ nào cũng phải bị cắt bỏ tận gốc.
Thông
Thông có một kiểu mẫu tăng trưởng dị thường. Ngoài hoang đã, ít khí thông mọc cành mới từ những cành cũ, và chỉ làm như thế khi bị tổn thương hoặc bị stress. Và đây cũng là đáp án. Những người trồng bon sai dã phát triến một kỹ thuật cắt tỉa. Kỹ thuật này lợi dụng và điều khiển cơ chế phản ứng của các loài thông để thúc đây chúng tạo ra những chồi mới ở những nơi hầu như đúng với dự tính của họ. Bí quyết nằm ở việc chọn đúng thời điểm.
Giai đoạn thứ nhất: Vào mùa xuân, các chồi của thông chưa thật sự mở ra để cho cành mầm trồi lên. Thay vì vậy, chúng dần dần dài thêm và xé rách lớp vỏ bọc mỏng manh bảo vệ chúng (Những cành con thon dài này dược gọi là những cây nến vì những lý do khá rõ ràng). Khi lớp vỏ này bị rã ra, bạn có thể thấy được những chiếc vảy màu lục sáng, đây là những chiếc lá kim đang phát triển. Giai đoạn này được gọi là giai đoạn thứ nhất.
Giai đoạn thứ hai: Vào lúc các nến (những cành con thon dài đã nói ở đoạn trên) này đạt được khoảng một nửa chiều dài sau cùng của chúng, các nhóm lá kim dài khoảng từ 2 đến 5 mm bắt đầu chậm rãi bong ra. Khi chúng dựng đứng lên với một góc khoảng 20° so với nến, chúng bắt đầu tách ra thành những chiếc lá kim riêng biệt và vẫn mang màu lục sáng tươi xanh. Đây là giai đoạn thứ hai.