Kỹ thuật trồng gừng
Xử lý đất trồng gừng Người ta trồng gừng chủ yếu để lấy củ. Củ gừng phát triển ngầm dưới đất vì vậy khâu làm đất rất quan trọng. Đất trồng gừng phải cần lơi xốp, nhiều mùn, thoát nước tốt. Đất trồng gừng phải chọn chỗ có lớp đất dày, nhiều đất thịt. Ở những chỗ đất không dày người ta phải đánh ...
Xử lý đất trồng gừng
Người ta trồng gừng chủ yếu để lấy củ. Củ gừng phát triển ngầm dưới đất vì vậy khâu làm đất rất quan trọng. Đất trồng gừng phải cần lơi xốp, nhiều mùn, thoát nước tốt. Đất trồng gừng phải chọn chỗ có lớp đất dày, nhiều đất thịt. Ở những chỗ đất không dày người ta phải đánh luống cao 20 – 25cm, rộng khoảng 1,2 – 1,5m. Đất trồng gừng thường là đất vườn, đất phải được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ… Gừng được trồng hầu hết ở các nước trên thế giới vì gừng được dùng phổ biến. Tuy nhiên, trường hợp với khí hậu nóng nên thích hợp hơn với vùng nhiệt đới. Ở nước ta đã có nhiều cơ sở trồng gừng để xuất khẩu và được coi là mặt hàng có giá trị.
Để đất tơi xốp, người ta coi trọng khâu bón phân. Phải dùng 20 – 30 tấn phân chuồng, 300 – 500 kg phân lân super hay phân lân nung chảy, 500 – 1000 kg tro bếp, trộn đều các thứ đó lại rồi bón lên luống. Để tiết kiệm phân, người ta thường rạch hàng rồi bỏ phân đã trộn đều vào đó, phủ một lớp đất mỏng rồi trồng gừng lên rãnh. Trồng gừng trong chậu
Trồng gừng
Người ta trồng gừng bằng củ, lấy các củ gừng mập, nhiều mầm làm củ giống. Khi trồng gừng người ta bẻ từng nhánh nhỏ, mỗi nhánh có khoảng 3-5 mắt. Sau khi bỏ người ta thường chấm phần bị bẻ vào tro bếp. Sau đó đem mầm gừng ra trồng vào các rãnh đã bón phân sẵn, phủ lên củ gừng một lớp đất mỏng rồi lấy tay ấn nhẹ xuống. Tiếp đó lấy rơm rạ phủ lên trên bề mặt rãnh. Khi trồng hàng nên trồng cách nhau khoảng 30 – 40 cm. Sau khi phủ rơm rạ phải chú ý tưới đủ nước để kích thích gừng, ra mầm phát triển nhanh. Nếu thời tiết thuận lợi thì sau khoảng 5-7 ngày mầm gừng sẽ mọc lên mặt đất, đến lúc đố người trồng gừng phải dẹp bớt một phần rơm rạ để cây dễ mọc. Sau khoảng 1 tháng lớp rơm rạ sẽ mục dần tạo thành chất dinh dưỡng cho cây. Cũng thời gian này nên bón cho gừng một ít kali (hoặc tro bếp); phân đạm rồi tưới nước cho đủ ẩm. Sau thời gian này gừng sẽ phát triển bình thường.
Gừng là loại cây sống khỏe, ít bị sâu bệnh. Tuy nhiên có những lúc gừng cũng bị bệnh héo lá, thối củ. Người trồng gừng phải theo dõi để cắt lá và nhổ bỏ cây bị hỏng để tránh lây sang cây khoẻ khác.
Gừng cũng là loại cây cho năng suất cao, nếu dược chăm sóc đúng phương pháp mỗi vụ gừng sẽ cho khoảng 8-10 tấn củ/ ha.
Thu hoạch gừng
Thời gian sinh trưởng của gừng kéo dài 5 khoảng tháng hoặc hơn. Có nghĩa là sau khi trồng được 5 tháng thì có thể thu hoạch củ. Quan sát nếu thấy lá gừng đồng loạt ngả vàng, một số lá gừng khô dần xung quanh mép, đào thử một vài củ lên nếu thấy củ gừng đã đủ độ lớn, da củ gừng ngả sang màu xám là có thể thu hoạch được.
Đối với những ruộng gừng nhỏ thì dùng cuốc xẻng đào từng khóm rồi rũ đất lấy củ. Với những ruộng gừng lớn thì có thổ dùng cày cày dọc theo các hàng gừng rồi rũ đất lấy củ.
Thu hoạch gừng chủ yếu để lấy củ còn thân và lá để làm phân. Củ gừng đem về nhà rải đều nơi mát, tránh các va chạm mạnh dễ làm dập củ.
Nếu lấy gừng làm giống nên chọn các củ trung bình, da bóng, không có vết trầy xước bỏ lên cát khô hoặc lên nong nia đem ra đặt nơi thoáng gió sau đó cất kỹ để trồng cho vụ sau.