23/05/2018, 15:51

Kỹ thuật giặm ớt sau khi trồng

Một số nguyên nhân chính ảnh hưởng đến mật độ, khoảng cách cây con trên ruộng ớt sau trồng Sau khi trồng, ruộng ớt thường có hiện tượng mật độ, khoảng cách cây con không đồng đều, không đảm bảo được mật độ, khoảng cách mong muốn; nơi dày nơi thưa, thậm chí bị mất khoảng, sẽ dẫn đến sự sinh ...

Một số nguyên nhân chính ảnh hưởng đến mật độ, khoảng cách cây con trên ruộng ớt sau trồng

Sau khi trồng, ruộng ớt thường có hiện tượng mật độ, khoảng cách cây con không đồng đều, không đảm bảo được mật độ, khoảng cách mong muốn; nơi dày nơi thưa, thậm chí bị mất khoảng, sẽ dẫn đến sự sinh trưởng, phát triển của cây con không đều nhau, ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng cho thu hoạch. Có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng này, trong đó có một số nguyên nhân chính thường gặp sau đây:

Do chất lượng cây giống

Chất lượng cây giống là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến khả năng sống và khả năng sinh trưởng, phát triển của cây con trên đồng ruộng. Nếu chất lượng cây giống tốt sẽ cho tỷ lệ sống cao, cây con sinh trưởng nhanh, đồng đều, cây khỏe. Đây là cơ sở quan trọng nhất để đảm bảo mật độ cây con trên đồng ruộng.

Ngược lại, chất lượng cây giống kém thì dẫn đến tỷ lệ sống của cây con thấp, thời gian bén rễ hồi xanh kéo dài, không đồng đều, cây yếu… sẽ làm giảm mật độ, mất khoảng, cây con sinh trưởng kém, làm giảm sút đáng kể năng suất, sản lượng sau này.

Chất lượng cây giống kém được phản ảnh qua một số chỉ tiêu, nội dung chủ yếu thường gặp như sau:

– Cây giống còn non chưa đảm bảo độ tuổi đem trồng => Chỉ nên trồng những cây con giống đã đủ ngày tuổi

– Cây trong vườn ươm bị cớm nắng, thiếu ánh sáng; cây yếu ớt, không “đanh” cây => Trước khi nhổ cây giống đem trồng khoảng 2 -3 ngày, trong vườn ươm cần tháo dần giàn che để cây con làm quen dần với ánh sáng, giúp cây cứng cáp hơn.

– Cây giống bị xây xước, bị dập nát, nhiễm bệnh; bị đứt nhiều rễ => Trước khi nhổ cây giống cần tưới đẫm nước trên luống cây giống trong vườn ươm để dễ nhổ, hạn chế bị đứt rễ cây con; Khi nhổ cây, khi xử lý và bảo quản, vận chuyển cây giống phải nhẹ nhàng, cẩn thận

– Cây giống nhổ từ vườn ươm ra không trồng ngay, bảo quản kém, bị héo, úa vàng, rụng lá => Tính toán khả năng trồng đến đâu nhổ cây giống trồng xong trong ngày; không để cây giống sang ngày hôm sau; Nếu cần phải bảo quản cây giống thì phải để cây giống nơi dâm mát; thường xuyên phun nước giữ ẩm cho cây giống trong quá trình bảo quản.

– Cây giống bị nhiễm sâu bệnh từ trong vườn ươm => Nhổ bỏ, tiêu hủy cây giống bị sâu bệnh trong vườn ươm trước khi đem sử dụng. Không dùng cây giống bị nhiễm sâu bệnh để trồng.

– Xử lý cây giống trước khi trồng không đảm bảo theo quy trình đề ra => Xử lý theo đúng quy trình kỹ thuật

Do kỹ thuật làm đất và kỹ thuật trồng cây con

Kỹ thuật làm đất và kỹ thuật trồng có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ và sức sống của cây con, từ đó ảnh hưởng đến mật độ, khoảng cách cây con trên đồng ruộng sau trồng. Thường xảy ra các trường hợp sau:

– Làm đất không kỹ, đất bí, không tơi xốp, còn nhiều cỏ dại => Làm đất phải đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu đề ra

– Không xử lý đất trước khi trồng, trong đất trồng còn tồn tại nhiều nguồn sâu bệnh hại gây nhiễm và làm chết cây con mới trồng => Phải xử lý đất trước khi trồng bằng các loại thuốc phù hợp để hạn chế tối đa nguồn sâu bệnh và các dịch hại khác

– Khi trồng cây: lấp đất quá nông hoặc quá sâu, đất xung quanh gốc nén quá chặt làm đứt rễ cây => Khi trồng cây phải thực hiện đúng theo đúng .

– Trồng cây vào lúc quá nắng nóng hay gặp mưa to =>Thực hiện đúng theo đúng quy trình kỹ thuật trồng ớt.

– Khi tủ luống không cẩn thận làm dập nát, gẫy cây con => Thực hiện đúng theo đúng quy trình kỹ thuật.

– Không tưới nước hoặc tưới không đủ lượng nước để giữ ẩm thường xuyên cho cây con sau khi trồng => Thực hiện đúng theo đúng quy trình kỹ thuật.

Do khâu chăm sóc sau trồng

– Nếu sau trồng đất ruộng quá ẩm hay ngập úng thì cây con dễ bị thối rễ, nhiễm bệnh; ngược lại nếu để quá khô hạn thì cây con bị khô héo, lâu bén rễ hồi xanh, có thể bị chết…Tất cả những điều này dẫn đến làm giảm tỷ lệ sống của cây con, mất khoảng nhiều, không đảm bảo mật độ trên đơn vị diện tích.

– Đối với loại đất pha cát, trồng không che tủ luống đất dễ bị đóng váng, bí dí chặt, nhất là sau khi trồng gặp mưa to, cần phải phải tiến hành xới xáo nhẹ ngay sau khi cây bén rễ hồi xanh để tạo sự thông thoáng cho đất, tạo điều kiện cho cây con sinh trưởng, phát triển nhanh, khỏe, không bị chết ẻo, không bị mất khoảng làm giảm mật độ cây con trên ruộng.

Do tác động của ngoại cảnh

Một số yếu tố ngoại cảnh bất lợi thường gặp làm ảnh hưởng sấu đến mật độ, khoảng cách cây con trên ruộng đậu lạc:

– Sau trồng gặp mưa lớn, mưa kéo dài nhiều ngày, nhất là vụ ớt Hè – Thu trồng trên nền đất trũng thấp.

– Ruộng bị ngập úng nước hay quá khô hạn lâu ngày

– Gieo vụ Xuân – Hè, thời kỳ cây con thường gặp trời âm u, mưa phùn lâu ngày, ẩm độ đất, ẩm độ không khí cao…dẫn đến sâu bệnh phát triển mạnh, nhất là sâu xám, bệnh thối lở cổ rễ, bệnh héo rũ, tuyến trùng hại rễ…làm cho cây mầm dễ bị hại.

Kỹ thuật giặm

Tác dụng của trồng giặm

Trồng giặm ớt ngay sau khi cây bén rễ hồi xanhTrồng giặm ớt ngay sau khi cây bén rễ hồi xanh

Trồng giặm ớt bổ sung cây con để đảm bảo số cây/đơn vị diện tích theo yêu cầu của quy trình kỹ thuật, nhằm góp phần đạt được năng suất của ruộng ớt theo dự kiến

Yêu cầu cần đạt khi trồng giặm

– Giặm càng sớm càng tốt khi thấy mất khoảng, ngay sau khi cây con bén rễ hồi xanh (khoảng 5 – 6 ngày sau trồng)

– Sử dụng các cây giống đã đủ tiêu chuẩn để trồng giặm, tránh sự chênh lệch giữa cây giặm và trước.

– Khi giặm không làm ảnh hưởng đến các cây xung quanh

– Trồng giặm đúng giống.

– Khi trồng giặm xong phải đảm bảo được mật độ, khoảng cách của cây con như đã dự định.

Các bước và cách thức thực hiện công việc

Nội dung cần làm => Yêu cầu cần đạt => Các lỗi thường gặp

– Chọn giống cần để trồng giặm => Đúng giống, đủ số lượng cây giống cần (kể cả dự phòng) => Lẫn giống; Cây giống thừa hoặc thiếu so với nhu cầu

– Xử lý cây giống trước khi trồng => Như đã giới thiệu ở bài  => Xử lý cây giống không đạt yêu cầu

– Tiến hành trồng giặm bổ sung.=> Như đã nêu ở phần yêu cầu cần đạt của trồng giặm bổ sung đã nêu trên => Trồng không đúng quy trình; Bỏ sót khoảng không trồng.

– Tưới nước cho cây mới trồng giặm => Tưới đẫm nước, không bỏ sót cây => Bỏ sót cây không tưới

0