23/05/2018, 15:09

Hoạ mi thú chơi tao nhã

Trong số các loài chim cảnh, họa mi được ví là “nghệ sĩ của rừng xanh” bởi giọng hót lanh lảnh, luyến láy, lên bổng xuống trầm như tiếng suối reo, tiếng gió thổi vi vu. Không những thế, họa mi còn là những đấu sĩ không khoan nhượng khi lâm trận. Mặt khác, tính cách của chim họa mi cũng ...

Trong số các loài chim cảnh, họa mi được ví là “nghệ sĩ của rừng xanh” bởi giọng hót lanh lảnh, luyến láy, lên bổng xuống trầm như tiếng suối reo, tiếng gió thổi vi vu. Không những thế, họa mi còn là những đấu sĩ không khoan nhượng khi lâm trận. Mặt khác, tính cách của chim họa mi cũng khác biệt so với nhiều loại chim rừng khác, đó là sự cao sang, cầu kỳ và trau chuốt. Bởi thế, việc thuần hóa chim họa mi không hề đơn giản. Xét một cách tổng quát thì chim họa mi thuộc loại chim khó thuần.

Người chơi chim sử dụng từ “mộc” để nói về những con chim vừa bắt từ rừng về. Đặc điểm cơ bản nhất của chim trong thời kỳ này là chúng hay hoảng sợ, nhút nhát. Bởi vậy, nuôi chim trong kỳ này rất vất vả, khó khăn bởi chúng chưa quen với cuộc sống trong lồng. Mỗi khi thấy bóng người là chúng bay nhảy loạn xạ, đâm đầu vào các nan lồng dẫn tới rách đầu, chảy máu, xã cánh, gãy đuôi…Có con chim còn không ăn dần tới bị chết. Nếu bạn không phải là người nuôi chim có nhiều kinh nghiệm thì tốt nhất không nên chọn mua và nuôi chim họa mi trong thời kỳ này. Tốt nhất là nên mua những con chim đã thuần, đã biết ăn cám và cất tiếng hót trong lồng.

Để thuần hóa chim mộc, những người buôn bán chim hoặc nuôi nhiều chim thường có một cái “lồng cũ”, cái lồng này được chia làm nhiều ngăn nhỏ với khoảng không chỉ vừa đủ để chim xoay người. Mỗi ngăn có hai cóng nhỏ để nước và thức ăn. Mục đích của việc dùng lồng cũ là hạn chế cho chim bay nhảy loạn xạ, bước đầu tạo thói quen cho chim “đứng trên cầu” để ăn cám. Tuy nhiên, thời gian đầu, người chủ nên cho chim ăn cả các loại côn trùng hoặc thức ăn tự nhiên quen thuộc với cuộc sống hoang dã của chim.

Khi chim đã bắt đầu biết ăn cám, biết hót khi nghe thấy những thanh âm của đồng loại cũng là lúc người chủ quan sát nhận biết được giá trị của từng con. Lúc này, người nuôi cần đưa chim ra ở “lồng nuôi”. Thông thường, người nuôi mua chim khi chim ở giai đoạn này gọi những chú chim như vậy là “chim tạm”.

Ở thời kỳ này, chim vẫn bay nhảy loạn xạ khi thấy bóng người, có con vẫn bị rách đầu chảy máu khi nhảy lên nóc lồng nhưng chúng đã biết ăn cám, đứng cầu và hót trong lồng. Để theo dõi chìm, có khi ngươi nuôi phải nấp sau những bức tương láng nghe xem chim có hót không hay hót thêm được những giọng gì mới. Kinh nghiệm phổ biến nhất cho việc nuôi chim trong thời kỳ này là phủ áo lồng và treo chim ở nơi yên tĩnh hạn chế chim tiếp xúc với con người. Rồi tùy theo tính cách của từng con chim người nuôi có thể để hé lồng ít hay nhiều. Sau đó, có một con chim mái thuần để “ốp” chim đực làm cho chim đực bót hoảng sợ và sớm thích nghi với cuộc sống trong lồng. Cách “ốp đực” không là phức tạp. Người nuôi cần treo chim mái ở cạnh chim đực, rồi mở hé lồng để chim đực nhìn thấy chim mái. Nếu con chim mái thuộc loại hay, chim đực sẽ nhanh thuần hơn. Cứ mỗi khi nhìn thấy chim đực là chim mái sẽ vẫy vẫy haì đầu cánh, nhảy lên thành lồng như muôn âu yếm, vuốt ve chim đực. Và chú chim đực như cũng “muốn” đáp lại tình cảm của chim mái nên không còn hoảng sợ.

Không giống như nhiều loại chim khác, chim họa mi rất hiếu thắng, vì vậy người nuôi không nên để những con chim đực “tạm” ở gần những con chim “thuần”. Nếu như bạn , việc treo hai con chim đực ở gần nhau đem lại hiệu quả tích cực là giúp chúng có thể học tập giọng hót cũng như phản xạ của nhau, thì việc treo hai chim họa mi đực ở gần nhau lại đem đến những kết quả tiêu cực. Bởi vì, họa mi là giống chim hiếu thắng xuất phát từ bản năng tranh giành chim mái, hơn nữa trong tự nhiên, họa mi thường sống đơn lẻ trên những “lãnh địa” riêng nên nó sẽ không chấp nhận sự có mặt của kẻ “phá đám”. Họa mi đực thuần sẽ có hành động “dằn mặt” con chim mói khiến cho nó thêm hoảng sợ. Mỗi lần chim mới định hót là mỗi lần chim thuần lớn tiếng đe dọa, cảnh cáo. Vì vậy, chú chim mới mang về không dám thể hiện giọng ca của mình. Như vậy, kinh nghiệm trong việc nuôi chim đực là nên ốp đực bằng mái và ngược lại nên ốp mái bằng đực.

Chăm sóc chim “tạm” là giai đoạn vất vả nhất trong quá trình thuần hóa chim họa mi. Nếu như ở thời kỳ “mộc” người nuôi chỉ phải cho nước và thức ăn vào lồng cũi thì ở giai đoạn “chim tạm” người nuôi phải tập cho chim những thói quen và phản xạ cần thiết khi sống trong lồng. Vì vậy, người nuôi nên cố gắng thực hiện những công việc chăm sóc chim một cách đều đặn và cố định vào mồi giờ trong ngày, chẳng hạn vào buổi sáng mở áo lồng vào một giờ cố định, sau đó treo chim ở một chỗ cố định, tiếp thức ăn, nước uống vào một giờ cố định…để tạo cho chim có những “phản xạ có điều kiện” phù hợp với cuộc sống trong lồng.

Khi chim mới đưa vào lồng nuôi, chim chưa quen với việc tiếp xúc với con người nên bạn phải hạn chế tiếp xúc với lồng chim. Bạn nên để hai cóng đựng thức ăn đầy cho chim ăn dần trong ba bốn ngày. Khi lồng chim “nặng mùi” thì cần giải pháp tối ưu là bạn nên treo chim tránh xa những nơi sinh hoạt thường nhật của gia đình.

Sau đó, để một thời gian, tùy theo tính cách của con chim dạn hay ít dạn người, bạn hé dần, hé dần áo lồng cho chim dần làm quen với môi trường xung quanh. Bạn cũng nên tăng dần cường độ tiếp xúc với chim bằng cách tiếp thức ăn hàng ngày, cho chim ăn mồi sống, thay nước, tắm cho chim… Hay lúc này, người nuôi cho chim đực được “ốp mái”. Nhưng vào ban ngày, bạn nên treo tách chim đực và chim mái ra để chim đực nghe thấy tiếng chim mái gọi, sẽ luyện tập giọng hót của mình.

Khi con chim mới được đưa về nhà bạn thì có thể chim không hót, hoặc là lông cánh rách hay là nát mặt chảy máu… nhưng người nuôi, chỉ cần kiên nhẫn chăm sóc, chú chim sẽ đạt tiêu chuẩn thôi. Bởi đó là thực tế khi đưa một sinh vật hoang dã vào trong cuộc sống con người.

Một điều cũng hết sức quan trọng khi chăm sóc chim là lúc nào người nuôi cũng phải chăm sóc nhẹ nhàng cho chú chim. Chưa có khoa học nào chứng minh về thái độ chăm sóc chim ảnh hưởng tới mức độ thuần của chim nhưng khi bạn treo chim, hạ chim, phủ áo lồng cho chim, cho chim ăn, thay nước uống, tắm cho chim… bằng sự dịu dàng, nhẹ nhàng, âu yếm thì hiệu quả thuần hóa chim sẽ cao hơn rất nhiều với một thái độ dửng dưng, một khuôn mặt dữ tợn hay những hành động mạnh bạo.

Như vậy, việc chăm sóc và thuần hóa chim hoạ mi rất vất vả, đòi hỏi người chơi phải có sự kiên nhẫn, tỉ mỉ. Nhưng nếu bạn thực sự có tình yêu với loài chim này, bạn sẽ vượt qua tất cả khó khăn và khi chú chim của bạn cất cao tiếng hót, trổ tài, khoe sắc bạn sẽ thấy rất vui mừng.

Ngay cả khi đã thuần, ngoài chế độ chăm sóc bình thưòng, bạn vẫn nên cho chim đực “ốp mái” để kích thích “nam tính” trong chúng. Bởi vì, sự hưng phấn sẽ giúp chim họa mi thêm dồi dào sinh lực, ăn khoẻ hơn, chải chuốt bộ lông hơn và trau truốt thêm giọng hót của mình.

Thông thường, phải mất từ 4 – 6 tháng mới luyện được một chú chim họa mi thuần, trường hợp cá biệt cũng có những con lên phải thuần một năm hoặc hơn.

0