Phòng bệnh và chữa bệnh cho Khướu
tuy mạnh, nhưng cũng vướng nhiều thứ bệnh. Bệnh của Khướu gồm có bệnh nội thương và ngoại thương. Bệnh ngoại thương thường gặp ở Khướu là bệnh ghẻ ở chân và bệnh rận mạt. Bệnh nội thương thường gặp ở Khướu là bệnh tiêu chảy, bệnh cảm mạo, bệnh suy nhược cơ thể… Tất cả những bệnh này ...
tuy mạnh, nhưng cũng vướng nhiều thứ bệnh. Bệnh của Khướu gồm có bệnh nội thương và ngoại thương.
Bệnh ngoại thương thường gặp ở Khướu là bệnh ghẻ ở chân và bệnh rận mạt.
Bệnh nội thương thường gặp ở Khướu là bệnh tiêu chảy, bệnh cảm mạo, bệnh suy nhược cơ thể…
Tất cả những bệnh này có thể phòng ngừa trước được bằng cách cho chim ăn uống no đủ và chăm sóc đúng phương pháp. Tuy nhiên, nếu chim đã bệnh mà không phát giác để chữa trị kịp thời thì dù bệnh nhẹ cũng dễ thành nặng, vì loài chim chóc nói chung khi đã bệnh thì mau suy yếu lắm, và có thể chết một cách dễ dàng.
Bệnh ghẻ ở chân: Do lâu ngày chim không được tắm, cũng do lâu ngày không vệ sinh lồng nuôi, nhất là bố lồng quá bẩn, nên Khướu dễ bị bệnh ghẻ ở chân. Bệnh ghẻ này do vi khuẩn Chorioptex tấn công làm cho chim ngứa ngáy khó chịu, nó cứ cúi xuống chân mà tỉa mổ. Nếu không chữa trị kịp thời thì chân sẽ có khả năng sưng tấy lên làm chim đau đớn hơn, đứng không được ở trên cầu nữa…
Có thể ngâm chân ghẻ vào nước muối, hoặc rửa với thuốc Cresytol hai phần ngàn. Sau đó nhẹ tay gỡ gần những chỗ sần sùi trên ngón hoặc kẽ chân chim, rồi xức thuốc xanh hay xịt thuốc Frontline lên vết thương cũng tốt.
Cứ mỗi ngày rửa chân và xức thuốc cho Khướu một lần như vậy, chỗ ghẻ sẽ mau lành.
Nên vệ sinh lồng ít ra cũng phải mỗi tuần vài lần, nhất là bố lồng và cả cầu chim đậu nữa.
Bệnh rận mạt: Rận mạt là loại ký sinh trùng song trong lớp lông vũ của Khướu, để hút máu chim mà sống. Khướu mà bị rận mạt thì thường ốm yếu, nó thường ngứa ngáy khắp mình nên thỉnh thoảng cứ chúi đầu vào cánh vào lông mà rỉa. Rận mạt còn làm cho bộ lông chim bị nhấm nhá tưa ra một cách xấu xí. Phải trừ tuyệt cho hết chứng này, bằng cách cho chim tắm với nước có pha ít muối. Hoặc là dùng thuốc Frontline xịt thẳng vào cánh, vào gốc lông của Khướu. Chỉ cần xịt thuốc này sơ qua một lần là đủ sức trừ tuyệt được rận mạt sống ký sinh trên mình chim. Khi xịt thuốc nhớ che chắn để thuốc không lọt vào mắt làm ảnh hưởng xấu đến phần võng mạc của mắt chim.
Bệnh rận mạt xảy ra cũng do Khướu lâu ngày không được tắm nắng và tắm nước, cũng có thể là do treo lồng gần chỗ , hoặc là ổ gà hoặc là đang ấp. Cũng có thể rận mạt từ các chim khác lây qua khi chim đi tập dượt…
Bệnh bất thường: Thay lông bất thường cũng được coi là một thứ bệnh của Khướu. Ở phần trước chúng tôi đã trình bày về chứng bệnh này và cũng nói về hướng điều trị. Khướu bệnh cần được sống ở nơi yên tình một thời gian dài khoảng vài ba tháng, và phải được ăn uống bỏ dưỡng để sức khỏe không bị giảm sút. Thức ăn bổ dưỡng dành cho Khướu khi bị bệnh này là cung cấp đầy đủ mỗi ngày cào cào non hoặc sâu tươi, trứng kiến.
Bệnh tiêu chảy: Khướu cũng thường bị bệnh tiêu chảy. Bệnh này làm cho chim mau sút sức, cho nên hót rất ít. Bệnh tiêu chảy của Khướu trị rất dễ: cho chim uống nước trà tương đối đậm thay cho nước uống hằng ngày. Uống trà cho đến khi nào bệnh liêu chảy chấm dứt mới thôi.
Bệnh suy nhược của Khướu: Có nhiều nguyên nhân khiến Khướu bị bệnh suy nhược. Chim bị bệnh này thường thụ động, cả ngày gần như lúc nào cũng muốn ngủ. Trông nó có vẻ buồn chán, ít hót, ít bay nhảy, và cũng ít ăn uống. Nên cho chim uống sữa thay nước trong suốt một thời gian dài. Nếu vì sữa mà tiêu chảy thì tạm ngưng cho uống sữa vài ngày rồi lại cho Khướu uống tiếp. Chim uống sữa thế nước là việc tốt. Nên cho Khướu bệnh sống nơi yên tĩnh, và ngày nào cũng phải bồi bổ thức ăn đạm động vật cho chim.
Muốn ngừa bệnh này thì nên cho chim ăn uống bổ dưỡng, tắm nắng với thời lượng vừa phải, tối cho ngủ sớm. Ngoài ra việc tập dượt thi hót cũng nên hạn định giờ giấc sao cho phù hợp với sức khỏe của chim mới tốt.
Bệnh cảm mạo: Thời tiết bên ngoài nóng lạnh bất thường, nắng mưa đôi khi cũng đột ngột, thường làm cho chim bị cảm. Nhất là trường hợp tắm nắng quá lâu, hay là tắm nước xong là lại vô ý treo lồng chim vào nơi có gió lùa khiến chim bị bệnh cảm.
Bệnh khan tiếng: có thể cho ăn thức ăn nhiều chất dầu hoặc do cảm gió: cho Khướu uống nước chanh pha đường trong 1 tuần sẽ hết.
Triệu chứng bệnh cảm ở Khướu là nó sổ mũi, dáng lù rù, lông đầu và lông mình xù lên… có khi rảy mỏ văng nhớt ra ngoài. Đừng để bệnh quá nặng khiến Khướu dễ chết. Nên cho Khướu ở nơi ấm áp, trùm kín áo lồng suốt ngày đêm cho đến khi lành bệnh. Nên cho chim ăn trứng kiến hay cào cào, sâu tươi, và tuyệt đối đừng dùng thuốc cảm viên, dù là mẫu nhỏ đút vào họng chim, chim sẽ dễ chết sặc. Có thể dùng thuốc cảm dành cho gia cầm để cho Khướu uống.
Bệnh của Khướu không nhiều, và nhiều bệnh lại dễ trị. Nên biết cách ngừa bệnh để khỏi khổ sở và lo lắng khi chim bị bệnh.
Điều lo lắng lớn nhất đối với người nuôi chim hiện nay là chưa có một loại thuốc đặc trị nào đế trị một số bệnh quan trọng cho chim. Vì vậy hễ trong nhà có con chim bị bệnh là ta phải… phó thác cho trời. Nếu không thì cũng cố chạy đôn chạy đáo dùng thuốc trị bệnh cho gia cầm để áp đặt vào bệnh của chim, để rồi may nhờ rủi chịu!
Do biết vậy, nên ai cũng lo ngừa bệnh cho chim, và lúc nào cũng cho chim ăn uống thật no đủ và bổ dưỡng.