Kỹ thuật nuôi vịt xiêm cao sản
Hiện nay, nuôi vịt Xiêm cao sản theo phương thức thâm canh chuồng có sân chơi hoặc nuôi bán chăn thả trên bãi cỏ hạn chế diện tích, Vịt Xiêm có một vài đặc tính sinh học khá khác biệt với vịt thường liên quan đến phương thức chăn nuôi. Những đặc điểm khác biệt giữa vịt và vịt Xiêm Nuôi vịt ...
Hiện nay, nuôi vịt Xiêm cao sản theo phương thức thâm canh chuồng có sân chơi hoặc nuôi bán chăn thả trên bãi cỏ hạn chế diện tích, Vịt Xiêm có một vài đặc tính sinh học khá khác biệt với vịt thường liên quan đến phương thức chăn nuôi. Những đặc điểm khác biệt giữa vịt và vịt Xiêm
Nuôi vịt xiêm con từ 0 – 3 tuần tuổi
Chọn giống
Chọn vịt con nở đúng ngày, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, lông khô bông xốp, mắt sáng, bụng thon gọn, chân to chắc, màu lông đặc trưng của giống. Vịt R51 là vịt siêu nặng lông vàng rơm có hoặc không có đốm đen trên đầu, chân vạ mỏ màu hồng, Vịt R31 lông vàng chanh có vết đen ở đuôi, mỏ và chân có đốm đen. Vịt Xiêm ta lông vàng rơm có khoang đen, mỏ và chân màu xám.
Chuồng trại, trang thiết bị
Chuồng nuôi nền gạch hoặc ciment khô, sạch, ẩm nhưng thoáng. Nền chuồng và tường làm bằng vật liệu dễ cọ rửa, làm vệ sinh và sát trùng. Chuồng vịt phải đảm bảo an toàn cho vịt, không cho chó, mèo vào hại vịt con. Quây thành từng quây băng cót hoặc mành mành với kích thước 0,5 x 4, 5 m cho 60 – 70 vịt con. Nền trải chất độn chuồng bằng trấu có lót rơm hoặc cỏ khô trong những ngày đầu giữ ấm chân cho vịt tránh mất thân nhiệt. Có sân vườn cho vịt vận động, mương nước sạch hoặc hồ nước tự tạo để vịt tắm. Máng ăn, máng uống phải đủ trước khi đưa vịt về. Chuồng và dụng cụ phải được sát trùng sạch, nếu trước đó đã nuôi thì chuồng phải được rửa sạch, quét vôi nền và xung quanh, phun thuốc sát trùng (formol 2%) và để trống chuồng ít nhất 20 ngày mới thả vịt mới.
Thức ăn
Thức ăn cho vịt con trong 3 tuần đầu phải đảm bảo đủ 21% protein và 3000 Kcal ME. Có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp của các nhà máy hoặc có thể tự trộn bằng thức ăn sẵn có ở địa phương như bắp, tấm, bột đậu nành, bột cá, khô dầu đậu nành. Nuôi vịt để sinh sản không nên cho ăn khô dầu đậu phộng vì có nhiều độc tố như aflatoxin ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và năng suất của vịt. Trong 3 tuần đầu cho vịt ăn tự do, thức ăn trải trong khay ít một nhưng nhiều lần trong ngày để kích thích vịt ăn nhiều thức ăn. Sau đó cho ăn theo định lượng, nếu nuôi làm giống phải khống chế thức ăn tránh mập mỡ ảnh hưởng đến sức đẻ trứng. Tăng dần rau cỏ xanh non, bèo cho vịt con ăn tự do theo khả năng của chúng để cung cấp vitamin cho vịt. Sau 8 tuần thức ăn xanh có thể lên tới 300 – 500g/con/ ngày. Nguồn thức ăn xanh phải được kiểm soát không có độc tố thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ, không lấy từ nơi nghi có mầm bệnh, rửa sạch trước khi cho vịt ăn. Không cho vịt ăn rau bị hư thối, héo úa dễ bị bệnh đường ruột.
Nuôi dưỡng và chăm sóc
Vịt phải được sưởi ấm trong 4 – 5 ngày đầu, nhiệt độ chuồng nuôi là 31 – 32ºC, sau mỗi tuần giảm 2°C. Quan sát vịt trong chuồng để điều chỉnh nhiệt độ cho thích hợp. Đủ nhiệt vịt phân tán đều trong chuồng, vịt khỏe mạnh, nhanh nhẹn, sởn xơ. Nếu lạnh vịt nằm chen chúc nhau dưới nguồn nhiệt, nếu nóng quá vịt nằm xa nguồn nhiệt, xã cánh, thở nhanh, uống nước nhiều, phân lỏng. Sưởi ấm cho vịt bằng bóng đèn hoặc hệ thống sưởi ấm, nguồn nhiệt cao trên lưng vịt ít nhất 30 cm. Mật độ nuôi tuần đầu 20 – 25 con/m². Có rèm che giữ nhiệt và tránh gió lùa. Sau mỗi tuần dãn mật độ 1/2, nới rộng quây.
Khi thả vịt vào chuồng cho uống nước có pha thêm vitamin tổng hợp. Sau 3 – 4 giờ sau mới trải thức ăn, tuần đầu trải thức ăn 6 – 8 lần suốt ngày đêm, những tuần sau đó trải thức ăn 3 – 4 lần/ngày. Đảm bảo thức ăn và nước uống luôn sạch, máng ăn, máng uống vệ sinh hàng ngày tránh thức ăn ôi mốc gây bệnh cho vịt.
Tuần đầu thắp đèn chiếu sáng liên tục cho vịt, những tuần sau giảm dần thời gian chiếu sáng sao cho đến tuần thứ 5 theo chế độ ánh sáng tự nhiên.
Nuôi vịt từ 4 – 12 tuần
Từ tuần thứ 4 bắt đầu cho ăn định lượng theo trọng lượng chuẩn của vịt sao cho vịt không quá mập cũng không quá gầy ốm nếu nuôi làm giống. Nuôi vịt thịt có thể cho ăn tự do nhưng thực tế cho thấy cho ăn theo bữa đỡ lãng phí thức ăn, máng ăn dọn rửa sạch sau mỗi bữa vịt sẽ khỏe mạnh, ít bệnh hơn cho ăn tự do. Định lượng thức ăn theo thể trọng của vịt
Từ tuần thứ 4 nên thả vịt ra sân có bãi cỏ. Từ 5 đến 7 tuần vịt mọc lông vai nên chú ý cho ăn thêm rau xanh, mồi động vật như giun, ốc, cua còng để tránh tình tranh cắn mổ nhau. Cho vịt tắm ở hồ nước, hồ tự tạo nên chú ý thay nước thường xuyên đảm bảo nước trong hồ lưu thông và luôn sạch.
Lúc 12 tuần nên xén cánh vịt mái để chúng không bay được, lúc này tiến hành chọn giống và tiêm phòng dịch tả cho vịt.
Chọn vịt mái trọng lượng lúc 12 tuần 2,1 – 2, 2 kg, chéo cánh, lông óng mượt, dáng nhanh nhẹn, chân to, khỏe, vừng chắc, bụng mềm lỗ huyệt ướt.
Chọn vịt trống trọng lượng 3,1 – 3,5 kg đã chéo cánh, dáng hùng dũng, nhanh nhẹn, gai giao cấu rõ nét, lỗ huyệt tốt không viêm nhiễm.
Nuôi vịt từ 13 – 25 tuần
Chuồng trại, trang thiết bị
Chuồng nuôi nên có phần chuồng có mái che nền gạch hay ciment có độ dốc tốt để tiện rửa dọn vệ sinh, mật độ nuôi trong chuồng 4 – 6 con/m².
Phần sân vườn thả có diện tích tối thiểu 1 m2/con. Sân vườn thả có cỏ hoặc rau tươi càng tốt vì lúc này vịt Xiêm có thể ăn đến 40% nhu cầu là thức ăn thô xanh, rau cỏ tươi cung cấp nhiều vitamin vịt sẽ khỏe hạn chế cắn mổ lẫn nhau.
Khu vực có nguồn nước càng tốt, nếu không gần ao hồ, sông rạch phải có hồ nhân tạo chứa nước tắm cho vịt.
Thức ăn trong giai đoạn hậu bị chỉ cần 14 – 15% protein thô và 2600 Kcal ME, nếu có bãi rau cỏ, mương nước để thả vịt sẽ tiết kiệm được đáng kể lượng thức ăn cho vịt. Nuôi nhốt thâm canh phải cung cấp rau xanh hoặc bèo cho vịt với lượng 50 – 100 g rau xanh/ con/ngày. Phải kiểm tra trọng lượng vịt để điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày sao cho vịt không quá mập, không quá gầy ốm. Định lượng thức ăn theo thể trọng vịt
Điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc
Chú ý vệ sinh chuồng trại, máng ăn máng uống hàng ngày đảm bảo vịt có môi trường sống lành mạnh, sạch sẽ. Chú ý đặc biệt thức ăn chất lượng tốt, không bị ôi, mốc, đảm bảo vịt luôn có nước sạch uống tự do. Kiểm tra thường xuyên phát hiện kịp thời vịt bệnh, xác định bệnh và cho uống thuốc phòng. Mạnh dạn loại thải những vịt đã bị bệnh.
Cho ăn định lượng nên máng ăn phải bố trí đủ chỗ đứng ăn cho vịt đệ đảm bảo độ đồng đều trong đàn.