Công dụng của thịt gà Ác và gà H’Mông
và gà H’mông thuộc nhóm gà da đen, thịt đen, xương đen làm vị thuốc bồi dưỡng sức khoẻ, đặc biệt là lượng mỡ rất ít, thịt dai chắc, thơm phù hợp với sở thích ẩm thực của người Việt Nam. Sau đây là một số cách chế biến thịt gà Ác và gà H’Mông: Gà Ác và gà H’Mông hấp ngải cứu: ...
và gà H’mông thuộc nhóm gà da đen, thịt đen, xương đen làm vị thuốc bồi dưỡng sức khoẻ, đặc biệt là lượng mỡ rất ít, thịt dai chắc, thơm phù hợp với sở thích ẩm thực của người Việt Nam. Sau đây là một số cách chế biến thịt gà Ác và gà H’Mông:
Gà Ác và gà H’Mông hấp ngải cứu: Gà làm thịt, bỏ lông và nội tạng, chặt miếng; ngải cứu rửa sạch, cắt đoạn, tất cả đem hấp cách thủy, ăn nóng. gà Ác hấp ngải cứu
Công dụng: Bổ hư ôn trung.
Các món ăn từ gà Ác có tác dụng bồi bổ rất tốt cho phụ nữ đang mang thai hoặc sau khi sinh, người già yếu, kém ăn, trẻ em còi xương; người vừa bị bệnh một thời gian dài…
Nên ăn các món gà Ác (gà 4 – 5 tuần tuổi) tiềm thuốc bắc, gà Ác hầm nhân sâm hoặc tiềm với nấm linh chi.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý là gà Ác rất giàu chất đạm, người lớn mỗi tuần chỉ nên ăn 2 lần, mỗi lần 1 con (200 g), trẻ em tuần ăn 1 lần, mỗi lần nửa con.
Gà Ác nhỏ, lông trắng nhưng da thịt, xương đều đen thuộc giống Gallus bankiwa, máu đỏ hơn gà thường chứa nhiều lyzin. Thịt gà Ác được ưa chuộng vì bổ dưỡng nên thường dùng cho người suy nhược, dưỡng bệnh, sản phụ mới sinh, thường được hầm chung với toa thuốc bắc bổ dưỡng (hoài sơn, sinh địa, sâm, táo tàu…)Nếu kết hợp với tam thất, mật ong thì trở thành một món ăn bổ dương không kém gì nhân sâm.
Thịt gà Ác giàu axit amin, canxi, photpho, sắt, protid, lipid. Trứng tuy nhỏ nhưng tỉ lệ lòng đỏ cao đến 34,2%. Thịt gà Ác trị thận suy, đau lưng, ra mồ hôi trộm, chân tay yếu mỏi, tốt khi bồi dưỡng cho người mới ốm dậy, phụ nữ sau khi sinh
Gà dùng làm thuốc bổ (theo ThS. Hoàng Khánh Toàn) Một loại thuốc bổ được chế tạo từ tinh chất gà cũng đã xuất hiện trên thị trường với tính chất chống viêm và chống sự xâm nhiễm của virut được gọi là Essence of chicken kích thích hệ miễn nhiễm, tăng cường khả năng phòng bệnh cho cơ thể chống lại cảm cúm, các bệnh nhiễm khuẩn khác, đồng thời làm giảm chứng huyết áp cao và ngăn chặn bệnh xơ vữa động mạch liên quan đến tuổi tác. Cách đây vài thập niên thì thuốc bổ được bào chế từ phôi trứng gà cũng rất được ưa chuộng.
Trong Đông y, một bài thuốc thường có đủ quân thần, tá, sứ để hiệp đồng và phát huy tác dụng. Theo tác giả Bùi Kim Tùng thì món gà Ác chưng ngũ vị phối hợp: gà Ác, hạt sen, đại táo, đậu ván trắng, hoài sơn, mộc nhĩ là món ăn phối hợp các chất bổ dưỡng, mạnh tì vị, giúp ăn ngon, giúp người suy nhược mau khỏe lại, trong đó:
+ Gà Ác: nguồn protein lành, không gây dị ứng.
+ Hạt sen: dưỡng tâm, bổ tì, cố tinh, tộ mất ngủ, suy nhược cơ thể.
+ Đại táo: bổ dưỡng, ích khí, tồn thần, tiêu viêm, điều hòa các vị thuốc khác.
+ Hoài sơn: thanh nhiệt, ích thận, giải độc.
+ Đậu ván trắng tức bạch biển đậu: bổ tì vị, giải nhiệt trị biếng ăn, giải độc.
Như vậy gà là một thực phẩm dinh dưỡng không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Giới sành điệu thường thích ăn gà ta hơn gà công nghiệp vì gà nuôi thả thường xuyên hoạt động nên cơ bắp săn chắc. Gà thả rong thường bới đất kiếm ăn những chất cần thiết cho sự phát triển như các sinh tố, khoáng chất, vi chất dinh dưỡng. Vì thế thịt gà thả bao giờ cũng ngon, đậm đà hơn. Ngược lại gà công nghiệp được nuôi từ thực phẩm công nghiệp có cả kích thích tố giúp gà mau lớn và các loại thực phẩm có thêm kháng sinh để phòng bệnh nên tuy nặng cân nhưng thịt bở và không ngon.
Gà Ác, còn được gọi là Ô cốt kê, Ô kê (gà đen), Dược kê, Vũ dương kê, Dương mao kê, Hắc cước kê (gà chân chì), Trúc ty kê…
Theo dinh dưỡng học cổ truyền, gà Ác vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ can thận, ích khí huyết, dưỡng âm thoái nhiệt, thường được dùng để chữa các chứng bệnh hư nhược, tiêu khát (đái đường), đi tả lâu ngày do tỳ hư, lỵ làu ngày, chán ăn, đói hạ (khí hư), di tinh, hoạt tinh, cốt chưng (nóng âm ỉ trong xương), đạo hãn (ra mồ hôi trộm), kinh nguyệt không đều…