23/05/2018, 15:14

Hệ tiêu hóa và hệ hô hấp của đà điểu

Hệ tiêu hóa Lưỡi của tù và tự nó có thể cuộn lại ở trên, tạo ra một cái túi. Thực quản thường nằm bên phải của cổ nhưng toàn bộ cấu trúc cổ vẫn có thể thay đổi. Nó có đường kính rộng và khi co hẹp lại tạo nhiều nếp nhăn dọc, Bề mặt của thực quản có một lớp vỏ dày. Kích thước hệ tiêu hóa của ...

Hệ tiêu hóa

Lưỡi của tù và tự nó có thể cuộn lại ở trên, tạo ra một cái túi. Thực quản thường nằm bên phải của cổ nhưng toàn bộ cấu trúc cổ vẫn có thể thay đổi. Nó có đường kính rộng và khi co hẹp lại tạo nhiều nếp nhăn dọc, Bề mặt của thực quản có một lớp vỏ dày.

Kích thước hệ tiêu hóa của một số loài chim chạy rất khác nhau. Một điều quan trọng cần biết là tất cả các loài chim chạy đều không có diều. Thực quản nối thẳng vào mề bên trong và có thể giàn rộng. Cũng cần biết rằng, ngược với hầu hết các loại chim toàn bộ bề mặt bên trong của mề đà điểu nằm tách biệt hẳn không tiếp xúc các men tiêu hóa; chức năng tiêu hóa của men hay dịch vụ bị giới hạn trong một vùng ở trên bờ cong lớn của mề. Diện tích vùng tiêu hóa trong mề của đà điểu là 1 x 5 x 24 cm, chiếm 25% toàn bộ diện tích bề mặt bên trong của mề đồng thời có chứa 300 tuyến, tiết ra axit clohydric và men peprin.

Đoạn cuối bên ngoài của mề tuyến chạy qua phía sau tới ngăn trong của mề. Phần nối giữa mề tuyến và ngăn trong của mề đủ rộng để cho bất cứ vật gì ở mề tuyến cũng có thể đi vào và bị nghiền nát ở ngăn trong mề, ngăn trong dạ dày của đà điểu có cấu trúc thành dày giống như ngăn nhở trong mề của các loài chim ăn hạt. Nó nằm phía bên trái đường biên mép cuối xương ức. Tuy vậy, cả mề tuyến và ngăn nhỏ trong mề thường có các xương nhỏ, hay gây ảnh hưởng, đặc biệt là các con non.

Ruột tá tràng cuộn tròn lại với tuyến tụy nằm ở giữa các đoạn ruột đó. Ở đà điểu còn một vòng ruột tá tràng nữa với các đoạn gấp khúc của ruột non nằm ở phía bên trái (từ giữa bụng xuống tới phần cuối của bụng). Ruột non của đà điểu ở giữa hai đoạn ruột tịt và nối với ruột già ở điểm nối giữa ruột non – ruột tịt và trực tràng, ở đà điểu, nếu rạch một đường ở giữa thành bụng ra có thể nhìn thấy được ruột tịt nằm kéo dài vắt chéo từ bên phải sang bên trái theo hướng đuôi của con đà điểu. Trong lòng ống (limen) của ruột tịt, các nếp gấp tạo thành hình cái túi.

Trực tràng của đà điểu cuộn thành nhiều đoạn gấp khúc và nằm ở phần bên phải của bụng dưới (gần đuôi). Đà điểu cần phải có một cái trực tràng to và dài như vậy để tiêu hóa một lượng lớn các loại thức ăn và hấp thụ chúng. Trực tràng nối với đại tràng qua một đoạn phình của trực tràng rồi sau đó đi ra đoạn gần hậu môn. Phần phình của trực tràng nằm tách riêng đoạn gần hậu môn thông qua đoạn gấp khúc bên phải hậu môn. Đoạn gần hậu môn là một đoạn rộng hơn được bao phủ bằng một lớp màng mỏng, dai sẫm màu. Hậu môn và lỗ huyệt niệu được tách biệt nhau bằng một đoạn gấp khúc gần hậu môn và huyệt niệu. Huyệt niệu thì ngắn nhưng bên trong nó là các lỗ cho niệu quản, ống dẫn trứng của con cái và ống dẫn tinh của con đực đi qua. Phần gấp khúc của đoạn gần hậu môn ngăn cách một phần huyệt niệu ra khỏi đoạn gần hậu môn nhờ bộ phận mà tại đó tất cả chất bài tiết đều qua lỗ hậu môn ra ngoài.

Hình ảnh các cơ quan nội tạng nằm ở phần ngực và phần bụng của đà điểuHình ảnh các cơ quan nội tạng nằm ở phần ngực và phần bụng của đà điểu

Chú thích;

Rt: Phía phải,  Lt: Phía trái

H: Tim; Pr: Mề tuyến; D: Ruột tá tràng; Cl: Đại tràng; L: Gan; C: Ruột tịt ; J: Ruột chay; V: Ngăn trong của dạ dày; I: Đoạn cuối ruột non; R: Trực tràng

Hình ảnh các cơ quan gần hậu môn của đà điểu nhìn phía bên phảiHình ảnh các cơ quan gần hậu môn của đà điểu nhìn phía bên phải

A- lỗ hậu môn, B- brusa of fabricius, c- khớp của cơ quan sinh dục; D- ống hậu môn, E- Huyệt hiệu, F- niệu quản; G- ống dẫn trứng, H- đoạn gần hậu môn, F- túi trực tràng, J- trực tràng.

Gan nằm xoay phần trên về phía ngăn trong của mề, phần dưới quay về phía màng ngăn cơ hoành. Đà điểu không có túi mật.

Hệ hô hấp

Hệ hô hấp bắt đầu từ hai lỗ mũi tới thanh quản. Thanh quản kéo dài xuống khí quản, nơi được chia thành hai cuống phối tại điểm đầu tiên nôi với cổ. Thanh quản của tất cả các loài chim chạy đều phát triển tốt. Tuy nhiên không có các nếp nhăn để phát ra tiếng nói, không có xương sụn tạo thành nếp thanh quản nhưng lại có các sụn phễu, sụn dạng nhẫn và tuyến giáp.

Đà điểu có thể hít thở một cách dễ dàng nhờ thanh hầu to, có thể nhận biết được khi chúng há mở hoặc kéo lưỡi về phía trước (đường kính ống khí quản 18 mm sẽ phù hợp cho việc hô hấp ở một con đà điểu trưởng thành).

Khí quản của đà điểu gồm các vòng sụn rất linh hoạt, có thể kéo dài để tạo ra một cái vòng tròn nhỏ hoặc thành hình elip. Các vòng sụn khí quản chạy dài tới cuống phổi nhưng không nằm ở chính giữa. Đà điểu có màng phế giống như màng phế của chim công.

Phổi được bám chặt vào quanh khung xương lưng ngả về phía bụng, về mặt giải phẫu nói chung, túi khí của đà điểu rất giống như các loài chim biết bay khác. Tuy nhiên, chỉ có xương đùi là hoạt động nhờ khí nén. Mặc dù phổi đà điểu tương đối nhỏ so với phổi của các loài động vật có vú nhưng nó lại trao đổi khí hiệu quả hơn. Hệ thống mạch máu hoạt động trong phổi đà điểu nhỏ hơn một phần ba toàn bộ hệ thống mạch máu trong phổi của loài động vật có vú nhỏ nhất. Không khí và máu được lưu thông bắt đầu từ góc bên phải sang các góc trong mạng lưới mạch máu mắt cáo. Và kết quả là bề mặt trao đổi khí trên phổi đà điểu rộng hơn mười lần bề mặt trao đổi khí của các động vật có vú khác.

Tốc độ hô hấp ở một con đà điểu trưởng thành trong điều kiện nhiệt độ môi trường ôn hòa thay đổi từ 6 đến 12 lần thở một phút. Nếu chúng bị nhốt trong môi trường nhiệt độ cao thì nhịp thở có thể tăng lên tới 40 đến 60 lần trong một phút. Đà điểu trưởng thành có thể duy trì nhiệt độ cơ thể ở 38 đến 40°c (trung bình là 39,1°C) thậm chí cả khi nhiệt độ xung quanh lên tới 56°c. Nhiệt độ cơ thể được duy trì bằng cách bốc hơi nước từ khí quản, từ các túi không khí và khu vực ngoài cổ họng để làm mát.

Các giác quan tiêu biểu của đà điểu

Nhờ có đôi mắt lớn nhất trong loài động vật có xương sống so với kích thước cơ thể, đà điểu có thị lực rất tốt. Thính giác của chúng cũng rất tốt. Lỗ tai ngoài nằm ở ngay đuôi mắt cần phải kiểm tra thường xuyên xem có các ký sinh trùng bên trong lỗ tai không.

0