Kỹ thuật nuôi chim chào mào
Giới thiệu về các loại chim chào mào Chào mào là một trong những giống chim được nhiều người yêu thích và đem về nuôi việc nuôi chim chào mào cần phải chuẩn bị kỹ càng từ khâu lựa chọn giống, khâu chăm sóc thì mới có được con chim quý. chim chào mào Giá loại chim dạo này rất cao, trong đó ...
Giới thiệu về các loại chim chào mào
Chào mào là một trong những giống chim được nhiều người yêu thích và đem về nuôi việc nuôi chim chào mào cần phải chuẩn bị kỹ càng từ khâu lựa chọn giống, khâu chăm sóc thì mới có được con chim quý. chim chào mào
Giá loại chim dạo này rất cao, trong đó loại: Gián Cánh, Bạch Đề, Bạch Tạng, chào mào Bông, Mơ, là giống dị tướng bị đột biến. Các loài chim này có màu trắng lạ thường, như ở cánh trắng, lông đốm đốm trắng trên lưng, đầu hoặc đuôi có một hoặc vài cọng lông trắng, cánh trắng có một vài cọng lông trắng và cả móng trắng tùy vào mỗi con, có con toàn móng trắng hết, Đặc biệt, giống chào mào Bạch Tạng thì bị đột biết toàn thân hình với toàn thân trắng tinh, đặc biệt hơn nữa là riêng phần lông dưới đuôi của nó vẫn còn đỏ. Mặt khác, khi muốn mua giống Bạch Tạng thì phải chú ý cặp mắt, bởi Bạch Tạng cặp mắt sẽ có màu đỏ, không còn đen nữa,
Còn giống chim chào mào Bông thì tùy độ đột biến của nó nằm ở đâu. Nếu chim có nguyên cái đầu trắng còn thân hình đen, thì chỗ bị đột biến là nơi đầu nên cặp mắt sẽ có màu đỏ, còn lại giống chỉ bông trên lưng thì cặp mắt vẫn bình thường. Các loài chim này khác với chim chào mào bình thường và giá của nó rất cao, tùy vào từng địa phương, nhu cầu và thể chất của con chim. Cho nên cũng có vài người đã nhuộm màu trắng trên lông chim và bán giá cao, sau khi chim hoặc tắm một thời gian thì màu nhuộm trôi. Vì vậy, người mua phải cẩn thận và phải quen biết người giới thiệu để mua.
Chào mào trống và mái rất giống nhau, cho nên ngay cả một người nuôi lâu chim rất lâu cũng có thể bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, ta có thể dựa vào vài chi tiết để chọn chim trống. Chim trống khác chim mái ở chỗ tướng to hơn, cánh dài hơn, đầu to hơn, tách đỏ của nó to nhiều lông hơn chim mái. Còn ở phần mũ của chim trống thường cao hơn chim mái, giọng hót phong phú hơn, tức là đi được từ 6 – 9 âm thanh dài, còn chim mái chỉ đi được 3 – 4 âm thanh lặp đi lặp lại. Mặt khác, chim trống trong lưỡi có chấm đen, có khoảng từ 3 – 4 chấm ở cuối lưỡi. Tuy nhiên, có một số con chim mái tướng to rất giống với chim trống cho nên rất dễ bị nhầm lẫn.
Những cách giải trí từ chim chào mào
Chào mào nuôi rất chi phổ biến ở Thái Lan, Việt Nam, Singapore và Malaixia.. Ở Thái Lan thường tổ chức thi tiếng hót Chào mào hàng tuần, ở Singapore và Malaixia. cũng tổ chức các cuộc thi chim, ở Việt Nam thì người chơi cho các chú chim chào mào hót đấu là nhiều nhất.
Ngày nay, do cuộc sống bận rộn nên khi rảnh người nuôi chim có thể mang những chú chim đi thi cùng nhau. Bên cạnh đó, thú đánh bẫy chào mào cũng rất vui.
Khi thưởng thức giọng chim thì những người nuôi chim ở Hà Nội thích giọng chuông tức là tiếng chim vang như tiếng chuông reo vang và giọng thổ âm thanh trầm nặng. Và mỗi con một giọng, cho nên những người chơi chim ưa tìm nhiều chú chim khác giọng nhau để sưu tầm giọng chào mào.
Ở Huế và Đà Nẵng người ta thường thích chú trọng tới giọng thổ nặng này được gọi là âm thanh đổ, giọng đổ bắt buộc phải đi âm thanh đầu tiên bằng câu “wẹd” nghe rất nặng. Họ thích cách thức đấu đá bằng giọng, bằng cử chỉ của con chim chào mào, cho nên họ thường hội tụ lại một nơi treo chim hót đấu để giái trí.
Ở Đà Lạt giọng chào mào hót nghe hay, tiếng hót giống như suối chảy róc rách. Cho tới xuống miền Nam từ Hóc Môn tới Bình Dương, những người yêu thích chim chào mào lại lấy giọng chim gốc của mình làm chuẩn mà ngày nay hầu như không còn nhiều. Cho nên họ lựa chọn chim gốc địa phương để truyền dạy giọng cho các chú chim con đầy công phu.
Khi chọn chim thì người nuôi phải lựa chim lanh lợi, lí lắc, điệu bộ lanh lẹ. Cặp ức viền lông đen bên ngực của nó phải to, dài. Về mũ của chim, tuy mũ chim rất phong phú sự lựa chọn thấp, cao to và nhỏ khác nhau nhưng chỉ có hai loại thường được nuôi nhiều nhất là chào mào mũ lân và mũ rơm. Mũ rơm tức là phần mũ của chim to đều từ gốc tới đỉnh mũ cao chọc trời thẳng đứng cong, và mủ lân là cong giống như sừng đầu lân. Bên cạnh đó, cặp chân của chúng phải to dài, tướng chim đòn dài, tức là thân hình nó dài. Còn về miệng chim, miệng chim ta chọn chú miệng mỏng ngắn thì siêng hót. Riêng loại chim ngũ đoản là phải ngắn hết mới quý như thân hình ngắn, chân ngắn, miệng ngắn, mũ cong ngắn, đuôi đều ngắn thì mới quý mà ức phải dài.
Cách tập luyện chim chào mào bổi
Có hai cách nuôi từ chim bổi. Đó là loại chim đã đỏ tách ngoài trời, gọi là chim trời hoặc chim bổi già, gọi là già vì chúng đã trưởng thành, má đã đỏ. Chim chuyền là chim con còn chuyển cành và chim tơ là các chú đã bay được như chim đỏ tách bộ lông còn màu xám, có nơi gọi là chim má trắng. Xét về hai giống này thì: Chim đỏ tách khi nuôi lên thường thì sau một năm, giọng hót chất lượng và cách đấu đá rất hay. Riêng loại chim này lâu dạn hơn chim chưa đỏ tách. Chim chưa đỏ tách có ưu điểm là nhanh dạn và sau khi thay lông thì rất đẹp.
Cách nuôi chim bổi (chim bắt từ tự nhiên) thành chim thuần mồi: Khi bắt đầu nuôi thì người nuôi nên nuôi hai con. Loài chim bổi đã đỏ tách rất nhát, nên ta phải treo gần ngưòi, nếu thấy chim bay tung trong lồng nhiều quá thì che bớt nửa lồng rồi từ từ thời gian mà mở dần ra. Cũng có thể để vào lồng như lồng che bằng lưới ruồi, khiến nó không chui đầu ra tróc đầu chảy máu. Nếu chim đã bị tróc đầu chảy máu thì có thể để qua mùa thay lông miếng vảy đó sẽ tróc đi và chim sẽ mọc lông trở lại. Mặt khác, người nuôi có thể tập cho chim dạn người bằng cách treo chúng ở gần chỗ người qua lại treo thấp ngang nửa thân người, khi nó ghiền ăn một món gì đó, ta nên đút cho nó ăn hơn là bỏ vào nhiều đồ ăn, việc này sẽ giúp chim dạn hơn với chủ nó.
Trong thời gian nuôi khoảng 5 tháng thì con chim đã khá dạn và hót siêng. Lúc này, người nuôi nên để ý chăm nó, như chăm, cho tắm hơn. Ngoài việc để gần người, trong quá trình nuôi từ ngày mang về, người nuôi nên treo nhiều chỗ, quanh nhà đặc biệt là trên cây, việc này giúp nó làm quen với chỗ lạ, mà sau này nó sẽ đấu ở bất cứ nơi nào. Tuy nhiên, tránh cho chúng đấu với chim mồi nhiều (hoặc chim mồi của mình ở nhà nhiều). Bởi vì cho chim đấu nhiều lần như thế sẽ khiến nó sợ (bởi chim bổi chưa qua mùa thay lông không có độ sung nhất định, còn sợ người nên khôn g đấu mạnh), cho dù ta nhìn nó vẫn đấu bình thưòng với chim mồi, nhưng không nên cho đấu lâu. Nếu người nuôi thấy nhiều chim mồi hay mà cho chim chào mào đấu quá nhiều thì về sau khi gặp đối thủ mạnh nó sẽ đấu một ít là dừng đi, nên cho đấu với con ngang lứa với nó.
Trong thời gian nuôi, nếu khi là chim dùng để bẫy thì người nuôi cần chú ý khi đi bẫy phải cần cây sào lồng. Khi chào mào nuôi qua mùa đã thay lông mà người nuôi không dùng sào tập treo lồng thì nó sẽ sợ sào, bởi khi người nuôi cầm cây sào đưa tới lồng, bản năng của nó nghĩ mình sẽ dùng cây sào để xua đuổi nó. Cách tốt nhất là gác cây sào vào chỗ chắc rồi treo lồng lên theo thế như người nuôi đang cầm sào treo lồng vậy. Treo vài lần sau chim sẽ quen cây sào và không sợ nữa. Rồi cứ như thế nuôi qua một mùa sau khi thay lông thì nó sẽ đẹp lên, muốn biết độ sung của nó thế nào thì người nuôi có thể nhờ một người bạn mang chim mồi lạ tới treo cho hót xem nó phản ứng thế nào. Khi chào mào nghe giọng chim là nó hót đối lại và chim hay thì sẽ rút như vít vít vít liên hồi, đó là thế kêu chim về lại lồng, ở ngoài rừng khi đi bẫy, chim trời bay tới lồng rồi bay đi chúng sẽ rút như thế. Hay khi cho chim thi hót nó sẽ đấu mạnh cách nhấp liên hồi, trận đấu kéo dài thì đã thành công rồi, còn nếu chim thể hiện hay nhất mà mới đấu đã ngừng thì không cho chim thi nữa. Sau đó, treo cho hót qua lại và tiếp tục thử lại vài lần với thời gian khoảng 2 tuần.
Cách chăm sóc chim chào mào
Điều kiện nuôi chào mào cũng đơn giản. Ngoài việc cho chim ăn bột/cám, cào cào/côn trùng, đặc biệt là trái cây, thì người nuôi có thể cho chúng ăn các loại trái cây mềm đặc biệt là trái có màu đỏ như: Cà chua, ớt Tây (ở Đà Lạt loại to), chuối, cam. Bên cạnh đó, cà rốt rất tốt, được gọi là vua của các loài rau quả. Vì nó cứng quá cho nên ta có thể hấp mềm cho chim àn. Bởi vì, những loại rau có sác màu đỏ này giúp chim chào mào giữ cho phần đuôi màu đỏ.
-Về phụ kiện cho lồng chim: Lồng dùng nuôi chào mào không cầu kỳ quá, chỉ cần rộng rãi cho nhảy để cặp chân được khỏe là tốt. Vì nếu nuôi lồng hẹp quá chim không được vận động tốt khiến cặp chân yếu đi, đặc biệt nuôi từ chim con. Có thê dùng lồng nhỏ gọn khi để ép chim bổi để cho chúng dạn nhanh. Khi chim đã dạn thì người nuôi nên cho chim vào lồng rộng. Đôi với chim con nuôi từ lúc mâm mồi cũng vậy. Khi chúng tự nhảy được thì loại này đã dạn. Bởi vậy, người nuôi không nên dùng lồng nhỏ để nuôi vì tuổi chim con đang phát triển, không được chăm sóc dinh dưỡng tốt và điệu kiện hoạt động thì chim sẽ yếu đi.
-Cầu cho chim: cần dùng loại to vừa đủ để chân chim bám vào, không quá to, lại không nhỏ. Bởi vì, nếu cần nhỏ quá chim đậu lâu ngày móng sẽ mọc dài ra nhanh. Chân không được bám vững. Một số người lại dùng cầu thế cong, uốn lượn. Tuy nhiên, việc dùng cần cong uốn như thế sẽ khiến con chim đứng đậu không cân bằng, sẽ gây ra tật ở chân chim.
-Về một số loại bệnh của chào mào: Các loài bệnh của chim chủ yếu là tiêu chảy thì do thay đổi cám bột, nuôi vệ sinh không tốt, chim gần thay lông…chim đi phân chảy hoặc bị đi dính chảy khiến con chim yếu và xù lông. Như vậy, khi nuôi chim thì người nuôi cần chú ý nhiều nhất là vấn đê vệ sinh. Ví như hũ nước uống và hũ bột để lâu không thay, chim ăn bột rồi rơi cám vào đấy, khiến nước uống hôi chua, cám bột để bị ẩm ướt, bột mua bị hư. Đặc biệt là loại lồng lại chỉ có miếng ván và lót báo ở trên. Loại này khiến ta phải thay báo 2 ngày một lần, bởi chào mào khi ăn hay vứt đồ ăn ra ngoài. Hơn nữa, khi cho chúng ăn trái cây như: Chuối, cà chua mà ta cho nhiều quá khiến nó ăn không hết. Trái cây rơi xuống dưới rồi nó lở đi phân dính vào và trái cây để lâu hư và khi chim ăn thì chúng sẽ bị bệnh về đường ruột.
-Cách điều trị bệnh cho chim: Người nuôi có thể dọn sạch lồng, vệ sinh hũ đường bột nước. Sau đó, cho cám ăn mới sạch. Không nên cho chim ăn mồi tươi và trái cây vào giai đoạn này. Sau vài ngày chim sẽ khỏi bệnh tiêu chảy.
Hoặc có thể: dùng nước trà đậm hay là dùng thuốc đau bụng của người là Berberin, pha với một ít nước cho chim uống.