23/05/2018, 15:14

Bệnh cầu trùng ở gà (coccidiosis)

Nguyên nhân gây bệnh Bệnh cầu trùng gây nên bởi ký sinh trùng (KS lớp đơn bào thuộc genus Eimecria gây ra, làm tổn thương những lớp tế bào nội niêm mạc ruột. Ở gà có 9 loài cầu trùng khác nhau, trong đó có chủ yếu 5 loài thường gặp nhất trong các ổ dịch: Eimer maxima, EMecatnx, E.brunetti, ...

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh cầu trùng gây nên bởi ký sinh trùng (KS lớp đơn bào thuộc genus Eimecria gây ra, làm tổn thương những lớp tế bào nội niêm mạc ruột. Ở gà có 9 loài cầu trùng khác nhau, trong đó có chủ yếu 5 loài thường gặp nhất trong các ổ dịch: Eimer maxima, EMecatnx, E.brunetti, E.acervulina, i tenella.

Lây truyền bệnh

Lan truyền chủ yếu qua phân gà bệnh. Gà con ăn phải noãn nang của cầu trùng, các bào tử xâm nhập vào tế bào biểu mô thành ruột phá huỷ tế bào gây xuất huyết thể hiện là phân đỏ lẫn máu. Thời kỷ nung bệnh 4-6 ngày. Các loài gia cầm đều bị song mỗi loài gia cầm nhiễm một loài cầu trùng riêng, không truyền lẫn cho nhau.

Cầu trùng manh tràng

E-tenella gây bệnh trên niêm mạc ở gà 3-4 tuần đến 12 tuần tuổi. Tỷ lệ chết cao tới 50% .

Gà nhiễm bệnh ốm yếu, phân có máu, mào nhợt, bỏ ăn. Do quá trình phân chia noãn nang làm rách thành tế bào manh tràng gây xuất huyết; có những đốm mủ, bã đậu kèm máu. Xuất huyết nhiều thì phân có máu tươi, manh tràng sưng to. Mổ khám thấy vách manh tràng đầy máu lỏng, máu cục có lẫn mảnh niêm mạc và tế bào mô. Bệnh cầu trùng ở gàBệnh cầu trùng ở gà

Cầu trùng ruột non cấp tính

Do loài cầu trùng Eimeria necatrix gây bệnh cấp tính nặng ở ruột non nhiều nhất trong các loại kí sinh trùng thường ở gà 6-8 tuần tuổi.

Gà bỏ ăn, xù lông, tiêu chảy ra nhiều nước kèm lượng lớn dịch (muci) và dịch hoại tử, lẫn máu (không nhiều như cầu trùng manh tràng). Gà thải ra môi trường số lượng nhỏ noãn nang yếu nên ở thể bệnh này không phát ra diện rộng và lan truyền chậm.

Ruột gà bệnh dày lên, xuất huyết, thành ruột đỏ sẫm và ánh, dễ vỡ tràn dịch lẫn máu có nhiều cục đông và hoại tử. Gà chết loại trong thời gian này.

Cầu trùng mãn tính

Có thể do E. Tenella và E.necatrix gây ra, nhưng thường do 7 loài còn lại E. maxima, E. maxima, E. brunetti, E. acervulina, E. hagani, E. praecox, E. imitis, quan trọng nhất là E. acervulina.

Gà non chậm lớn, ăn ít và không tiêu, tiêu lỏng nhiều, gầy, gà đẻ giảm đẻ, trứng kém, niêm mạc ruột viêm có những vết sọc ngang màu trắng đục, có vết xuất huyết.

Chẩn đoán bệnh

Gà bệnh mổ có thể phân biệt:

-Eimeria tenella: Manh tràng tụ máu, có những cục đông hoặc từng khối bã đậu. Niêm mạc manh tràng dày lên, xuất huyết lấm tâm từng đám, có nhiều đám hoại tử.

-Eimeria necatrix: Thành ruột dày lên dễ vỡ và có nhiều chấm hay đám xuất huyết hoặc những đốm trắng thấy được. Nhiều dịch nhầy lẫn máu cục, đôi khi ở manh tràng cũng có máu.

-Eimeria maxima: Ruột dày lên, niêm mạc chứa đầy dịch nhầy và lấm tấm xuất huyết. Dịch nhầy dính như những sợi dây màu hồng hoặc đỏ da cam, đoạn giữa của ruột non hay bị tổn thương nhất.

-Eimeria mivati: Niêm mạc tá tràng xuất huyết ít có những đốm, vết trắng đầy ông ruột làm cho ruột có một màu trắng nhợt.

-Eimeria brunetli: Gây tổn thương ở phần cuối của ruột non trên đường ra manh tràng, xuất huyết nhẹ lấm tấm bằng đầu ghim và viêm cata. Nếu bị nang ruột hoại tử với dịch nhầy giả lẫn máu.

-Eimeria acervulina: Tá tràng dày lên, có những vết sọc ngang màu ghi, niêm mạc ruột dày, ướt và bóng có dịch nhầy.

-Eimeria bagani: Tá tràng tổn thương, xuất huyết có nhiều dạng kích thước khác nhau, lớp niêm mạc bị bong.

-Eimeria praecox: Gây tổn thương tá tràng nhưng không rõ bệnh tích, có viêm cata.

-Eimeria imitis: Toàn bộ ruột thương với viêm cata.

Phòng và trị bệnh

Phòng bệnh

+ Dùng thuốc hoá dược theo định kỳ trộn vào thức ăn, nước uống phòng nhiễm cho gà.

-ESB3 30%: 1g ESB3/I lít nước uống, Dùng 3 ngày một, bắt đầu tuần 3, 5, 7 sau khi nở.

-Coccistop: Ngày đầu : 1g/1 lít nước uống.

Ngày 2, 3: 1g/2lít nước uống.

Ngày 4, 5, 6, 7: 1g/4 lít nước uống.

-Furazolidon: 0,05-0,1-0,15 g/kg thức ăn. Dùng 3 ngày liên tục.

-Synavia: 10 g/1000kg thể trọng/100 lít nước. Dùng trong 3 ngày liền.

+ Đã có một số loại vaccin phòng bệnh, là hương mới dùng chế phẩm sinh học, nước ta đang nghiên cứu ứng dụng.

+ Vệ sinh Thú y:

-Có điều kiện nên trên sàn để gà không ăn phải phân có chứa mầm bệnh.

-Giữ nền chuồng khô ráo, năng dọn phân tránh để cầu trùng có điều kiện phát triển và 1 nhiễm.

Điều trị bệnh

+ Dùng một trong các loại thuốc sau đây:

-Rigecoccin: 1 g/1 kg thức ăn.

-Rigecoccin sw tan trong nước: 1 g/2 lít nước. Dùng 5 ngày liên tục.

Costriml 24%: 1 g/5 kg thể trọng. Ngày 1 lần liên tục 3-5 ngày.

-Costrim2 12%:1 g/2,5 kg thể trọng. Ngày 1 lần, liên tục 3-5 ngày.

Synavia: 10 g/200 kg thể trọng/20 lít nước. Dùng 3 ngày.

Cosmix fort: 1 g/1 lít nước hoặc trộn 0, 5 k thức ăn, Dùng 3-6 ngày.

-Giun mề gà: Tetrameres fissispia

-Giun tóc: Capillaria obsigllata

-Giun mắt: Oxyspirura mansoni

-Giun kim: Heterakis gallinae

-Giun khí quản: Symgamus trachae

Các loại giun tròn trên khi ký sinh ở gà với số lượng nhiều sẽ gây ra bệnh lý ở ruột, mề, khí quản mắt của gà.

Lây truyền bệnh

Lây nhiễm từ gà bí nhiễm giun sang gà khoẻ, qua tiếp xúc, ăn uống phải trứng giun cảm nhiễm trong thức ăn, nước uống và nền chuồng, bãi chăn thả.

Triệu chứng, bệnh tích

Gà nhiễm giun với số lượng nhiều thì gầy yếu, tăng trọng giảm, tiêu tốn thức ăn nhiều do giun chiếm đoạt một phần chất dinh dưỡng.

Tùy vị trí ký sinh, giun gây ra các tác hại cơ giới như: giun khí quản gây viêm khí quản, khó thở do tắc, có thể chết ngạt, giun tóc, giun kim gây viêm ruột có thể gây hoại tử niêm mạc manh tràng, giun mắt gây mù.

Giun ký sinh tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm các nội quan của gà.

Chẩn đoán bệnh

Dựa vào kiểm tra phân để phát hiện trứng giun. Mổ gà ốm và chết, tìm giun để xác định.

Phòng và trị bệnh

Tương tự như phần phòng trị giun đũa.

0