23/05/2018, 15:14

Chăm sóc nuôi dưỡng gà Tam Hoàng

Gà con một ngày tuổi khi đưa từ trại về cho uống nước ngay. Nước hòa vitamin complex và kháng sinh phòng bạch lỵ, E.coli và viêm rốn (ví dụ: Chloramphenycol, tetracyline, flumequyl…). Ngày hôm sau cho ăn bắp nhuyễn, hoặc tấm nhuyễn. Bắt đầu từ ngày thứ 3 hoặc thứ 4 mới cho ăn cám hỗn hợp ...

Gà con một ngày tuổi khi đưa từ trại về cho uống nước ngay. Nước hòa vitamin complex và kháng sinh phòng bạch lỵ, E.coli và viêm rốn (ví dụ: Chloramphenycol, tetracyline, flumequyl…). Ngày hôm sau cho ăn bắp nhuyễn, hoặc tấm nhuyễn. Bắt đầu từ ngày thứ 3 hoặc thứ 4 mới cho ăn cám hỗn hợp dành cho gà con.

Trong 2 tuần đầu đặc biệt phải quan tâm nhất là sưởi ấm và tránh bị gió lùa (xem phần ) và thực hiện lịch chích ngừa đầy đủ.

Sau 3 tuần bắt đầu tập thả xuống nền và chuyển đổi thức ăn. Ví dụ ngày đầu thả ra ngoài 2 giờ, ngày thứ 2 thả ra ngoài 4 giờ, ngày thứ 3 thả 6 giờ…Phải tập dần để gà không bị stress sao cho sau 1 tuần có thể quen dần với điều kiện mới. Nên nhớ chỉ thả gà ra sân, vườn (có quây lưới) lúc trời nắng ấm, đã khô sương, tối nhốt vào chuồng. Khi thay đổi thức ăn cũng thay dần dần, ví dụ ngày đầu tiên ăn 20% thức ăn mới, 80% thức ăn cũ, ngày tiếp theo 40% thức ăn mới, sau đó 60% thức ăn mới, 80% thức ăn mới và khoảng sau 4 – 5 ngày mới dùng hoàn toàn thức ăn mới.

Khi trộn thuốc kháng sinh hay bổ sung vitamin hoặc axit amin vào khẩu phần với hàm lượng rất nhỏ phải trộn theo nguyên tắc từ ít đến nhiều. Ví dụ : trộn 2 gram thuốc kháng sinh vào 10 kg thức ăn. Trước hết cân 0,5 kg thức ăn rắc 2 g thuốc vào trộn đều. Sau đó cân 3 kg thức ăn và rắc đều 0,5 kg thức ăn đã có thuốc vào trộn đều. Sau đó lấy số thức ăn đã trộn thuốc trộn đều với số 6,5 kg thức ăn còn lại để đủ 10 kg.

Gà Tam hoàng lớn nhanh hơn gà ta (gà tàu), nhưng chậm hơn gà thịt công nghiệp. Cho nên thức ăn đối với gà Tam hoàng trong giai đoạn 1 – 4 tuần tuổi cần khoảng 19 – 20% đạm, năng lượng 2850 – 2900 Kcal/ kg thức ăn hỗn hợp.

Chăm sóc và nuôi dưỡng gà thịt

Tùy hoàn cảnh kinh tế từng gia đình mà đầu tư về dinh dưỡng nhiều hay ít, nhưng đối với gà Tam hoàng phương thức nuôi bán chăn thả là phù hợp nhất, tức là ban ngày thả gà ra vườn (5 – 10 m2/con ) để gà kiếm thêm giun dế, sâu bọ, đi lại cho săn thịt và khỏe mạnh nhưng vẫn thường xuyên có thức ăn bổ sung .

Hiện nay phổ biến có hai dạng :

– Thức ăn hỗn hợp + thức ăn địa phương

– Thức ăn đậm đặc + thức ăn địa phương

– Tự pha trộn từ các nguyên liệu địa phương

Tỷ lệ trộn tùy thuộc vào khả năng đầu tư của từng hộ và từng thời điểm. Nếu gần tết cần vỗ béo nhanh để kịp bán tết thì nên tăng tỷ lệ thức ăn hỗn hợp (50% : 50% ) hoặc đậm đặc (25% – 30% ) có thể xuất bán lúc 10 – 12 tuần tuổi. Nếu đầu tư ít (30% hỗn hợp: 70% thức ăn địa phương) hoặc 15% đậm đặc: 85% thức ăn địa phương, thời gian nuôi có thể kéo dài từ 3,5 – 4 tháng. Song vẫn rất hiệu quả do chi phí thức ăn thấp. Ngoài ra đối với gà Tam hoàng vẫn có thể tận dụng đầu tôm, đầu cá, cua hoặc nuôi giun làm thức ăn cung cấp đạm như đối với gà ta (đầu tôm cá nên đun chín).

Nuôi gà giống hậu bị hoặc gà đẻ lấy trứng

Giai đoạn nuôi hậu bị là từ sau 8 tuần tuổi cho đến lúc gà bắt đầu vào đẻ (đối với gà Tam hoàng khoảng 4 – 5 tháng tuổi).

Chăm sóc nuôi dưỡng cho đến 8 tuần tuổi vẫn như để bán thịt. Sau 8 tuần tuổi tách gà trống nuôi riêng để vỗ béo bán thịt. Còn gà mái phải nuôi ăn hạn chê và không chế trọng lượng gà sao cho đến lúc vào dẻ gà chỉ nặng 1,6 – 1,8 kg / con. Có thể hạn chế bằng 2 cách:

Hạn chế về mặt chất lượng: vẫn cho gà ăn tự do nhưng pha trộn thức ăn có hàm lượng chất dinh dường thấp, đặc biệt các nguyên liệu giàu năng lượng như bắp, tấm. Cho ăn nhiều rau, cỏ xanh …

Hạn chế về số lượng : Chất lượng khẩu phần ăn vẫn giữ nguyên, nhưng chỉ cho gà ăn 2 lần/ ngày (buổi sáng và buổi chiều) với lượng thức ăn khoảng bằng 70%. Khi cho ăn hạn chế về số lượng gà hay cắn mổ, rứt lông nhau do đói và buồn bực, đặc biệt là lúc nắng nóng hay nhốt quá chật chội, diện tích vườn hẹp…Bởi vậy nên cho gà ăn thêm nhiều rau cỏ, củ để gà mổ ăn thêm.

Hàng tháng nên cân thử một số con (con vừa, con to, con nhỏ) để kiểm tra trọng lượng gà hầu có sự điều chỉnh thức ăn cho phù hợp. Nếu trước lúc vào đẻ gà quá mập gà sẽ đẻ muộn, đẻ thưa và dễ bị chết nóng (stress) trong thời kỳ đẻ.

Nuôi dưỡng gà đẻ

Gà Tam hoàng là giống gà kiêm dụng nên năng suất trứng không cao. Tỷ lệ đẻ bình quân cả năm chỉ đạt 40 – 45 % (khoảng 140 – 160 quả/mái/năm). Đẻ cao điểm nhất cũng chỉ đạt 60 – 65 %. Bởi vậy không nên cho gà ăn quá nhiều gà sẽ mập, tích mỡ và đẻ giảm. Tuy nhiên, khi pha trộn thức ăn nên bổ sung thêm axit amin thiết yếu như lysin và methionin. Năng suất trứng sẽ được cải thiện rõ rệt. Nếu ở gần chợ nên tận dụng mua xác đậu phụ thay thế một phần thức ăn cung cấp đạm rất tốt và rẻ.

Khi gà đẻ được khoảng 5% (100 con để 5 quả/ ngày) thì chuyển từ thức ăn gà hậu bị sang thức ăn gà đẻ (có thể dùng cám hỗn hợp cho gà Tàu hoặc tự pha trộn) mức ăn 90 – 95 gram/con/ngày.

Tỷ lệ đẻ tăng thì tăng lượng cám cho ăn lên (gà ăn vừa hết trong ngày, không để đèn cho ăn đêm).

Nhu cầu dinh dưỡng và một số phương pháp pha trộn khẩu phần

Nhu cầu dinh dưỡng qua các giai đoạn tuổiNhu cầu dinh dưỡng qua các giai đoạn tuổi

“Pha loãng” khẩu phần (sử dụng thức ăn hỗn hợp và thức ăn địa phương)

1 – 4 tuần : 100% hỗn hợp

5 – 8 tuần : 70% thức ăn hỗn hợp + 30% bắp hoặc tấm, cám.

9 tuần -> bán : 50% thức ăn hỗn hợp + 50% bắp, tấm.

Tùy giá cả và thời vụ có thể thay bắp bằng tấm, cám hay bột khoai mì…

Phương pháp bao thư (cách phối hợp thức ăn đậm đặc và thức ăn địa phương)

Ví dụ: Muốn phối hợp khẩu phần cho gà đẻ có 17% đạm thô từ thức ăn đậm đặc của gà đẻ (34% đạm) và bắp nghiền (9% đạm thô).

tinh khau phan an cho ga

=> % cám đậm đặc gà đẻ cần sử dụng 8/25 x 100 = 32%

=> % bắp xay cần sử dụng 17/25 x 100 = 68% (hoặc 100% – 32% = 68%)

Cách lập bao thư:

Ghi hàm lượng đạm của thức ăn đậm đặc lên góc trên phía trái bao thư và đạm của bắp vào góc dưới. Hàm lượng đạm của thức ăn cân trộn vào giữa.

Trừ theo đường chéo bao thơ ghi giá trị vào các góc phía phải.

Cộng 2 giá trị của các góc phía phải (8,0 +17,0 = 25,0)

Tỷ lệ của thức ăn đậm đặc cần dùng chính là tỷ lệ của giá trị góc trên phía phải chia cho tổng của 2 góc phải x 100 (8:25 x 100) và tỷ lệ bắp xay là phần còn lại (được 100 kg thức ăn có hàm lượng đạm 17% cần trộn 32 kg thức ăn dậm đặc với 68 kg bắp xay)

Phối hợp các khẩu phần từ nguyên liệu đơn:

– Phối hợp các khẩu phần từ nguyên liệu đơn trước hết phải phân biệt được các nhóm thức ăn gia súc cung cấp năng lượng, nhóm cung cấp dạm, khoáng.., và các mức sử dụng tối đa đối với từng loại nguyên liệu thức ăn.

Ví dụ: Nhóm cung cấp đạm gồm có bột cá 5 – 10%, bột đầu tôm đậu nành, đậu xanh, khô dầu mè (vừng) khô dầu đậu phộng (lạc), khô dầu đậu nành…

Trong nhóm này cần lưu ý hàm lượng muối trong bột cá. Hàm lượng muối quá cao gà ăn sẽ bị tiêu chảy hay trong đậu nành có antitrypsin là chất kháng lại men tiêu hóa đạm, nên khi dùng đậu nành phải rang chín. Trong khô dầu đậu phộng rất dễ phát triển nấm sinh độc tố aflatoxine rất nguy hiểm cho gia cầm…Nhóm này chiếm 25 – 35% trong khẩu phần tùy thuộc khẩu phần thức ăn cho loại gà nào.

– Nhóm cung cấp năng lượng gồm ngũ cốc (bắp, tấm, cám, khoai mì, khoai lang…) và hạt có dầu. Trong nhóm này cần lưu ý bổ sung axit amin khi dùng nhiều bắp. Cám loại 3 hàm lượng xơ cũng rất cao, không nên dùng nhiều. Đặc biệt trong khoai mì có độc tố HCN cyannidrid nên phải ngâm nước xử lý trước khi cho ăn (trộn tối đa 30% trong khẩu phần). Nhóm này chiếm khoảng 60 – 70% trong khẩu phần.

– Nhóm cung cấp khoáng: là bột sò, bột xương, premix khoáng, tùy theo nhu cầu dinh dưỡng của từng loại gia cầm để trộn trong khẩu phần (1 – 4%)

– Nhóm cung cấp vitamin và axit amin; Gà chăn thả có cỏ non để ăn thoải mái được 1 phần nhu cầu về thức ăn. Ngoài ra có thể mua vitamin tổng hợp về trộn thức ăn hoặc hòa nước uống. Axitamin tinh cũng có bán ngoài thị trường, có thể mua về trộn theo nhu cầu dinh dưỡng. Thường nhóm này chiếm khoảng 1,0% trong khẩu phần. Ví dụ về khẩu phần ăn cho gà thịt, gà đẻVí dụ về khẩu phần ăn cho gà thịt, gà đẻ

0