23/05/2018, 15:14

Hệ da và hệ xương của đà điểu

Hệ da Lông không có các tơ lông gắn chặt những sợi lông nhở vào cuống lông ở giữa nên chúng giống như tóc hơn là lông. Chúng mọc trên khắp bề mặt da nhưng có vùng lại mọc ít lông. Chúng mọc trên khắp bề mặt da tuy có vùng ít lông, riêng ở phần đùi to thì không có lông. Cũng như các loài chim ...

Hệ da

Lông không có các tơ lông gắn chặt những sợi lông nhở vào cuống lông ở giữa nên chúng giống như tóc hơn là lông. Chúng mọc trên khắp bề mặt da nhưng có vùng lại mọc ít lông. Chúng mọc trên khắp bề mặt da tuy có vùng ít lông, riêng ở phần đùi to thì không có lông. Cũng như các loài chim khác, đà điểu không có tuyến mồ hôi.

Ở đà điểu có một số chai sần. Những miếng chai này là phần da dày lên tại những chỗ dễ bị cọ xát hoặc chịu lực. Đà điểu thường nằm bẹp hoặc nằm nghỉ trên mu bàn chân. Khi nằm miếng đệm dày khoảng 1 cm và có kích thước 5 x 12 cm. Những miếng đệm chai dày nằm ở phần xương ức dưới bụng có kích thước 1 x 8 x 11 cm, phần da chai bảo vệ phần xương nhô ra từ phía bụng của xương mu có kích thước 1 x 4 x 9 cm. Những phần da chai này phải chịu sức nặng của cả người con đà điểu khi chúng nằm.

Da phía trước của chân (từ khuỷu chân trở xuống) và phía trên các ngón chân chủ yếu có cấu tạo vẩy to. Những chỗ còn lại trên vùng da này được bao phủ bằng các vẩy nhở hơn.

Da ở phía trên mặt các ngón chân chuyển thành một loại da khác. Da ở những miếng đệm của đà điểu dày và bề mặt da được bao phủ bằng các mấu thịt xếp khít nhau theo chiều dọc từ trên xuống (dài 0,8 cm). Miếng đệm mô này dày 1 cm và kích thước trung bình của nó ở ngón chân giữa là 6 x 18 cm còn ở ngón chân nhở cuối cùng là 5 x 11 cm. Tại khớp nối giữa xương chân và xương ngón chân cũng cở một miếng đệm. Các miếng đệm được tăng cường độ êm bằng một lớp mỡ lót phía trên với kích thước 1, 5 x 13 cm. Lớp mỡ này được bao phủ bằng một màng xơ. Mô này giống như miếng đệm ngón chân ngựa hay đệm gót chân của dê và cừu.

Ngón chân to nhất của đà điểu có một cái móng to, cùn. Móng của ngón chân nhỏ thì bé hơn.

Ở đầu cánh có một đoạn xương cong tạo thành hình một cái móc và ở đầu ngón chân cũng có hình móc tương tự. Bộ xương đà điểuBộ xương đà điểu

1- phần mỏ dưới, 2- phần mở trên, 3- xương sọ, 4- đốt sống cổ (19), 5- đốt sống ngực, 6- xương bảo vệ đốt sông lưng, 7- đốt sống đuôi, 8- xương bả vai; 9- xương đòn, 10- xương ức, 11- xương cánh trên, 12- xương sườn, 13- xương quay, 14- xương trụ, 15- xương cánh dưới, 16- xương đùi, 17- xương đốt háng, 18- xương khớp, 19- xương cẳng chân, 20- xương khuỷu chân, 21- xương ống chân, 22- xương ngón chân thứ tư, 23- xương ngón chân thứ ba.

Hệ xương

Xương ức cấu tạo đặc biệt chính là nguồn gốc sinh ra cái tên chim chạy trong nhóm chim này. Xương ức là một cái xương rộng lõm phía trên lưng và lồi ở phía bụng giống như một cái đĩa đựng súp. Xương này bảo vệ các cơ quan trong phần ngực con vật. Không có xương lườn và phần bụng không có cơ bắp. Xương đai ngực đã bị teo dần vì không cần giúp cho chúng bay. Xương bả vai, xương quạ và xương đòn được gắn liền lại ở đà điểu trưởng thành và được coi là xương ức.

Xương đai chậu ở vùng hông tạo ra một cái xương che ở phía trên các đốt xương sống. Các xương mu và xương đốt háng kéo dài ra phía đuôi sau đó uốn cong trở lại phía bụng và đầu xương tạo ra khớp xương mu, ở các loài chim chạy khác, xương mu và xương đốt háng tách tời nhau và không có khớp xương mu.

Đà điểu không có xương bánh chè. Có thể có một cái xương nhỏ trong khối cơ ở đầu xương ống chân. Cái xương này giúp tăng thêm sức mạnh cho cẳng chân để chúng di chuyển được nhanh nhẹn, vững vàng về phía trước khi con đà điểu chạy và bơi. Khớp nối giữa xương ống chân và xương mắt cá chân có thể bị nhầm lẫn với xương khuỷu chân. Một trong số những xương mắt cá chân của đà điểu không nối liền với những xương tiếp giáp và có vị trí giống như xương bánh chè.

Đà điểu có hai ngón chân, còn các loài chim khác thì có ba ngón chân. Khác với các loài chim khác, mỗi ngón chân đà điểu có bốn đốt ngón chân.

Khi mới nở, tất cả các xương đều có các khối sụn hình nón lớn nối liền với các đĩa phát triển và khung vỏ xương, Vào lúc một tuần tuổi, phía bên ngoài của khối sụn non nớt này bắt đầu cứng lại thành xương và ở một số xương, các khối sụn này tách rời khỏi các đĩa phát triển. Khi được ba tuần tuổi, vẫn có thể nhìn thấy các khối sụn chưa phát triển thành xương ống chân, và các đoạn xương sụn nhỏ nối các khối hình nón với các đĩa phát triển. Đối với các loài có hệ xương phát triển sóm khác như gà và gà tây thì các đoạn xương sụn ở những cái xương dài của chúng khi mói nở sẽ phát triển thành xương chỉ trong, một hoặc hai tuần tuổi. Ở đà điểu (và các loài chim khác), vào lúc ba tuần tuổi vẫn còn các khối sụn lớn chưa phát triển thành xương, và đấy là một hiện tượng phát triển xương bình thường. Vì các khối xương sụn này có thể bị nhầm lẫn với những tổn thương lớn nên cần phải biết rõ đặc điểm này ở xương đà điểu để chẩn đoán chính xác các bệnh rối loạn cấu trúc cổ phổ biến khi chúng chưa trưởng thành.

Hệ cơ

Khối cơ vùng giữa thành bụng gồm có các màng gân của cơ bụng. Đà điểu không có mô cơ dài 19 cm ở bên cạnh. Các sợi cơ chỉ có ở lưng, phần bụng được nâng lên bằng một lớp da.

Điều thú vị cần nhớ có lẽ là gân của các cơ to ở cẳng chân của đà điểu không cứng như của gà tây.

 

0