Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn cho lợn nái – lợn con
Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn cho lợn nái Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn cho lợn nái hậu bị * Nhu cầu dinh dưỡng cho lợn nái hậu bị: – Nhu cầu Protein: nhu cầu dinh dưỡng nói chung và protein nói riêng của lợn nái hậu bị giống như lợn thịt ở giai đoạn sinh trưởng và phát triển. + Giai đoạn I ...
Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn cho lợn nái
Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn cho lợn nái hậu bị
* Nhu cầu dinh dưỡng cho lợn nái hậu bị:
– Nhu cầu Protein: nhu cầu dinh dưỡng nói chung và protein nói riêng của lợn nái hậu bị giống như lợn thịt ở giai đoạn sinh trưởng và phát triển.
+ Giai đoạn I ( từ 25 – 55 kg): nhu cầu Pr thô : 14 – 15%
+ Giai đoạn II ( từ 55 – 80 kg): nhu cầu Pr thô: 12 – 13%
– Nhu cầu về khoáng:
+ Giai đoạn I: Ca= 0,7%; P= 0,5%
+ Giai đoạn II: Ca= 0,6%; P= 0,4%
– Nhu cầu về vitamin:
+ Vitamin A: 9 – 12000 UI/100 kg P
+ Vitamin D: 1000UI/100 kgP
+ Vitamin E: 20 mg/kg thức ăn.
* Thức ăn cho nái hậu bị:
– Thức ăn phải có chất lượng tốt, cần chú ý đến tỷ lệ thức ăn thô xanh thích hợp để vừa tiết kiệm thức ăn tinh và phù hợp với đặc điểm sinh lý của lợn cái, mặt khác có tác dụng nâng cao chất lượng cũng như số lượng của trứng rụng.
– Tỷ lệ thức ăn thô xanh, củ quả: 50 – 60%
Thức ăn tinh: chiếm 40 – 50%
– Số bữa ăn tuỳ theo từng độ tuổi nên áp dụng 2 – 3 bữa/ngày. Lợn có khối lượng 25 – 55 kg cho ăn 1,5 – 1,8 kg thức ăn/con/ngày; lợn có khối lượng 55 – 80 kg cho ăn mỗi ngày 2 kg thức ăn/con/ngày.
– Cho lợn nái hậu bị ăn đúng giờ, đúng bữa, đúng tiêu chuẩn. Tập cho lợn ăn ỉa đúng chỗ.
– Thời kỳ chuẩn bị phối giống cần tăng cường cho lợn vận động nếu lợn quá béo.
Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn cho lợn nái mang thai
Nhu cầu dinh dưỡng cho lợn nái mang thai: Nhu cầu dinh dưỡng cho lợn nái mang thai
– Các nguyên tố khoáng vi lượng:
Sulfat Fe: 100 mg/kg thức ăn
Sulfat Cu: 10 mg/kg thức ăn
Sulfat Zn: 50 mg/kg thức ăn
Sulfat Mn: 40 mg/kg thức ăn
Chlotrycoban: 2 mg/kg thức ăn
Iod: 0,2 mg/ kg thức ăn
– Về nhu cầu vitamin:
Vitamin A: nái chửa: 5000UI/kg TĂ
Vitamin D: 300UI/kg TĂ
Vitamin E: 20 mg/kg TĂ
Thức ăn và cách cho lợn nái ăn:
– Thức ăn: thức ăn cho lợn nái mang thai phải đảm bảo có chất lượng tốt, không ôi mốc, không nhiễm các chất hoá học gây độc cho lợn nái mang thai.
– Cách cho ăn:
+ Trong thời gian có chửa, người ta phân ra làm 2 thời kỳ: Chửa kỳ I: 2 tháng đầu( tính từ ngày phối giống đến ngày chửa 84), chửa kỳ II là 2 tháng cuối (từ 85 – 114 ngày).
Ở thời kỳ I do nhu cầu về dinh dưỡng của thai còn ít nên thức ăn ở thời kỳ này chưa cần cung cấp nhiều cho lợn mẹ nhiều lắm. Nhưng ở thời kỳ I do thai chưa bám chắc vào sừng tử cung nên dễ bị sảy thai. Do vậy thức ăn ở thời kỳ I cung cấp cho lợn phải có chất lượng tốt, không bị ôi mốc, dễ tiêu hoá, nhuận tràng, cho ăn mỗi ngày từ 1 – 2 kg rau xanh.
Riêng đối với lợn nái gầy do sau đẻ bị hao mòn nghiêm trọng thì phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để lợn nái chóng hồi phục, cơ quan sinh dục phát triển tốt và tạo điều kiện cho thai làm tổ.
+ Mức ăn đối với lợn lai: chửa kỳ I cho ăn 1,3 – 1,4 kg thức ăn hỗn hợp, và chửa kỳ II cho ăn 1,6 – 1,7 kg thức ăn/ngày.
+ Mức ăn đối với lợn ngoại: chửa kỳ I cho ăn 1,8 – 2 kg, chửa kỳ II cho ăn 2,2 – 2,4 kg thức ăn.
– Đối với lợn nái có chửa, hiện nay có nơi áp dụng phương pháp Plushing như sau:
+ Chửa kỳ I: từ 1 – 30 ngày cho ăn 1,6-2 kg/ngày/con. Từ 31 – 84 ngày cho ăn 2 kg thức ăn/con/ngày
+ Chửa kỳ II: từ 85 – 110 ngày (trước khi đẻ 5 ngày) cho ăn 4 kg/ngày
+ Trước khi đẻ 1 – 2 ngày cho ăn 0,5 kg/ngày (kinh nghiệm cho thấy nếu cho ăn như vậy đa số lợn nái sau khi đẻ sẽ ăn ngay)
+ Cho ăn hạn chế trong thời gian chửa kỳ I để tránh lợn quá béo ảnh hưởng đến số con đẻ ra, còn tăng lượng Protein thô trong khẩu phần ở giai đoạn II là để giúp cho bào thai phát triển và tạo sữa.
Trong chăn nuôi gia đình có thể cho ăn rau xanh rửa sạch 2 – 3 kg /ngày, không hại đến sức khoẻ và cũng không gây ảnh hưởng đến sinh sản..
Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn cho lợn nái nuôi con
Nhu cầu dinh dưỡng:
– Nhu cầu về năng lượng (ME): cần đảm bảo có 3100 – 3200 Kcal ME/1 kg thức ăn (TĂ). Có thể cung cấp ở mức 3500 – 3600 Kcal ME/kgTĂ ( bổ sung mỡ động vật)
– Nhu cầu về Protein: hàm lượng protein thô (Pr thô) trong khẩu phần ăn của lợn nái nuôi con cần đảm bảo:
+ Lợn nội: Pr thô: 14 – 15%
+ Lợn lai: Pr thô: 15 – 16%
+ Lợn ngoại: Pr thô: 16 – 17%
( Sữa đầu có 15% protein, sữa thường có 6% protein)
– Nhu cầu về chất khoáng:
+ Ca: 0,7%
+ P: 0,5%
+ FeSO4: 100mg/kg TĂ
+ CuSO4: 10 mg/kg TĂ
+ ZnSO4: 50 mg/kg TĂ
+ MnSO4: 40 mg/kgTĂ
+ Iod: 0,2 mg/kgTĂ
+ Chlotrycoban: 2 mg/kgTĂ
– Nhu cầu về vitamin:
+ Vitamin A: A: 4000 UI/kg TĂ
+ Vitamin D: 300 UI/kg TĂ
+ Vitamin B: 480 mg/kg TĂ (B1, B2, B3, B7, B6, B12 …)
+ Vitamin C: 100 mg/kgTĂ
Thức ăn và khẩu phần ăn:
– Đối với lợn nái nuôi con, khi phối hợp khẩu phần thức thức ăn cần sử dụng các loại thức ăn ít xơ, dễ tiêu hoá, nhuận tràng.
– Khẩu phần ăn: 80% thức ăn tổng hợp + 20% thức ăn thô xanh. Các loại thức ăn củ quả, rau xanh non có tác dụng nâng cao khả năng tiết sữa, do đó cần phải cho lợn nái ăn các loại rau xanh .
Có thể sử dụng các loại men vi sinh hoặc bỗng rượu, bã bia, bỗng rượu. Cần tránh không cho ăn các thức ăn có nhiều nấm mốc độc, thức ăn ôi, thiu.
– Lượng thức ăn cần cung cấp:
+ Ngày lợn đẻ: không cho lợn nái ăn nhưng cho uống nước tự do.
+ Ngày nuôi thứ nhất: cho ăn 1 kg/con mẹ/ngày
+ Ngày nuôi thứ 2: cho ăn 2 kg/con mẹ/ngày
+ Ngày nuôi thứ 3: Cho ăn 3 kg/con mẹ/ngày
+ Ngày nuôi thứ 4 – 6: cho ăn 4 kg/con mẹ/ngày.
+ Từ ngày thứ 7 trở đi:
Nái nuôi 6 con cho ăn: 2 kg + (6 con x 0,3 kg/con) = 3,8 kg
Nái nuôi 7 con cho ăn: 2 kg + (7 con x 0,3 kg/con) = 4,1 kg
Nái nuôi 8 con cho ăn: 2 kg + (8 con x 0,3 kg/con) = 4,4 kg
Nái nuôi 9 con cho ăn: 2 kg + (9 con x 0,3 kg/con) = 4,7 kg
Nái nuôi 10 con cho ăn: 2 kg + (10 con x 0,3 kg/con) = 5,0 kg
Từ tuần thứ 5 trở đi cho ăn 4 kg thức ăn/ngày. Trước khi cai sữa cho lợn con cần giảm lượng thức ăn xuống để tránh viêm vú cho lợn nái.
Khẩu phần ăn qui định ở trên là thức ăn tinh hỗn hợp, phải cho lợn mẹ ăn hết để có nhiều sữa nuôi con. Vì vậy phải cho ăn 3-4 bữa/ngày theo đúng giờ qui định.
– Cho lợn nái uống nước tự do (có thể cho uống nước qua núm tự động trong chăn nuôi công nghiệp).
Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn cho lợn con
Một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển của lợn con
* Sinh trưởng và phát dục nhanh: qua thí nghiệm và thực tế cho thấy:
– 10 ngày tuổi lợn con tăng trọng gấp 2 lần so với lúc sơ sinh
– P 30 ngày tuổi tăng gấp 4 lần so với lúc sơ sinh
– P 60 ngày tuổi tăng trọng gấp 10 lần so với lúc sơ sinh
Khả năng đồng hoá trao đổi chất của lợn con cao, thể hiện ở khả năng tích luỹ Prôtit/1kg cơ thể: Lợn con đẻ 20 ngày tuổi mỗi ngày tích luỹ được 9 – 14 gr prôtit/1kg trọng lượng cơ thể. Nhưng lợn trưởng thành chỉ tích luỹ được 0,3 – 0,4 gr Protein/kg khối lượng cơ thể. Sơ đồ liên quan giữa lượng sữa của lợn mẹ và sự tăng trọng của lợn con
Bộ máy tiêu hoá phát triển nhanh nhưng chưa hoàn chỉnh:
– Khi lợn con mới sơ sinh, các tuyến tiêu hoá phát triển nhanh nhưng chưa hoàn chỉnh, dung tích nhỏ, song trong vòng hai tháng đầu chúng phát triển rất nhanh chóng.
Tuy vậy về mặt chức năng tiêu hoá thức ăn là chưa hoàn thiện.
+ Lợn con mới sơ sinh ít men pepsin
+ 20 ngày tuổi thì chưa có axit HCl ở trong dịch vị dạ dày nên tính kháng khuẩn ở dạ dày chưa có, lợn con dễ bị nhiễm bệnh. Sau 15 ngày thì HCl mới có, tính kháng khuẩn chỉ thể hiện sau 40 – 45 ngày tuổi.
+ Đường Saccarosa sau 15 ngày tuổi mới tiêu hoá được.
+ Men Pepsin sau 20 ngày tuổi mới hoạt động
+ Men Amylaza trong dịch tuỵ và Mantaza trong dịch ruột tăng số lượng và hoạt lực tiêu hoá từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 5.
+ Men Lactaza hoạt lực giảm dần theo tuổi.
+ Lợn con 20 – 25 ngày tuổi chưa thuỷ phân được đạm động thực vật, cho nên cai sữa cho lợn con phải có giai đoạn tập ăn sớm để thúc đẩy việc tiết dịch vị tiêu hoá ở dạ dày sớm hơn.
Cơ năng điều tiết thân nhiệt chưa hoàn chỉnh:
– Khi mới sơ sinh, cơ thể lợn con chứa tới 82% là nước, sau khi sinh 30 phút tỷ lệ nước ở lợn con giảm 1 – 2%, nhiệt độ cơ thể giảm tới 5%. Chính khả năng điều tiết thân nhiệt của lợn con kém nên năng lực phản ứng với sự thay đổi nhiệt độ, ẩm độ yếu nên rất dễ bị ảnh hưởng xấu của khí hậu nóng, lạnh, ẩm.
Nhiệt độ thích hợp: lợn mới sơ sinh là: 32 – 35ºC ; lợn con sau 7 ngày tuổi: 29 – 31ºC; lợn 31 – 60 ngày tuổi: 26 – 22ºC.
Ẩm độ thích hợp: 60 – 70%.
Ngoài ra, do lớp mỡ dưới da của lợn con mỏng nên khả năng chống lạnh giữ thân nhiệt của lợn con kém.
Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn cho lợn con bú sữa
Nhu cầu dinh dưỡng: Nhu cầu dinh dưỡng cho lợn con bú sữa
* Thức ăn: được trộn với nước ở dạng sền sệt. Tập cho lợn con ăn từ 10 ngày tuổi trở đi, vì lúc đó lợn đã mọc răng, thích gặm nhấm. Cho lợn con ăn từ ít tới nhiều. Đến 20 ngày tuổi có thể cho ăn thêm rau xanh để kích thích nhu động ruột và lợn thích ăn lên.
Công thức thức ăn cho lợn con tập ăn như sau:
Bột gạo : 26,7% Bột cá nhạt loại 1: 20%
Bột ngô vàng: 30% Khô đậu tương : 10%
Đường : 10% Bột xương : 2%
Premix vitamin : 0,3% Khoáng vi lượng : 0,5%
Muối : 0,5%