Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới sản lượng trứng
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới sản lượng trứng được đẻ trong mùa sinh sản, trong đó một số nhân tố là do môi trường còn một số nhân tố khác lại là vốn có sẵn đối với mỗi loài chim riêng. Di truyền Đặc tính di truyền của đóng một vai trò quan trọng trong sản lượng trứng. Những điểm khác nhau ...
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới sản lượng trứng được đẻ trong mùa sinh sản, trong đó một số nhân tố là do môi trường còn một số nhân tố khác lại là vốn có sẵn đối với mỗi loài chim riêng.
Di truyền
Đặc tính di truyền của đóng một vai trò quan trọng trong sản lượng trứng. Những điểm khác nhau về độ tuổi trưởng thành trong mùa sinh sản và khả năng đẻ trứng của các giống đà điểu đã được ghi lại trong điều kiện sống hoang dã. Tuy nhiên, vẫn chưa có sự so sánh toàn diện giữa nhiều giống đà điểu nuôi với các giống lai của chúng (dưới các phương pháp chăn nuôi giống nhau). Đà điểu Bắc Phi (hoặc các giống lai của chúng) có vẻ là giống đẻ trứng ít nhất, trung bình là 32 quả trong một mùa sinh sản (thường trong phạm vi từ 10 đến trên 80 quả). Đà điểu nuôi sẽ đẻ với mức trung bình tới đa là 60 quả một mùa, dao động từ 25 đến hơn 100 quả. Sản lượng trứng trong mỗi mùa sinh sản không chỉ là yếu tố cần được quan tâm khi lựa chọn giữa các loài hoặc các giống lai mà cái yếu tố kết hợp khác như sản lượng, khả năng nở thành con và tỷ lệ sống sót cũng cần được quan tâm.
Đặc tính di truyền cũng ảnh hưởng tới độ dài thời gian của mùa sinh sản. Trong môi trường hoang dã đà điểu nổi tiếng là loài vật sinh sản tùy theo thời cơ. Ví dụ, có thể bắt đầu sinh sản nhờ một trận mưa ngắn. Việc bắt đầu và kết thúc sinh sản giữa các giống khác nhau cũng diễn ra trong một chừng mực nhất định. Do đó, việc đẻ trứng giữa các giống và các giống lai của chúng nhất định sẽ khác nhau.
Độ tuổi
Sản lượng trứng của đà điểu có liên quan tới độ tuổi của chúng. Trong mùa sinh sản đầu tiên, sản lượng trứng thường thấp. Tuy nhiên, khi đà điểu lớn hơn thì sản lượng trứng của chúng tăng lên. Trong mùa sinh sản đầu tiên, trứng được đẻ trong hai lứa khác nhau (có thể cách xa hoặc liền sát nhau). Mỗi lứa đẻ này đều tương đối ngắn, số lượng trứng mỗi lứa từ 18 đến 20 quả. Lứa đầu tiên thì thường dài hơn lứa thứ hai một chút. Khi đà điểu được hơn hai năm tuổi, những thay đổi chính là lứa đẻ dài hơn và số lứa cũng tăng từ hai tới ba hoặc thậm chí có khi tới bốn mỗi lùa. Sản lượng trứng tăng lên dần tương đương rất rõ rệt với độ tuổi tăng dần của chúng. Với cách chăn nuôi đúng thì một số giống đà điểu có thể đẻ được năm lứa trong mỗi mùa sinh sản và số lượng trứng là trên 100 quả.
Điều kiện môi trường
Các điều kiện về thời tiết hoặc khí hậu thay đổi một cách khắc nghiệt đều có ảnh hưởng tới sản lượng trứng. Những thay đổi về thời tiết này gây ảnh hưởng rõ ràng hơn trong lứa đẻ thứ hai hoặc thứ ba. Mưa to hoặc bỗng nhiên lạnh đột ngột sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới khả năng đẻ trứng và có thể khiến chúng ngừng đẻ trong thời gian sau đó. Giữa khí hậu và sản lượng trứng của đà điểu dường như có ảnh hưởng lẫn nhau, sản lượng trứng của các giống đà điểu “cổ đỏ”, đặc biệt là đà điểu Bắc Phi thấp hơn rất nhiều so với đà điểu ở các vùng có mưa gần như liên tục.
Ánh sáng ảnh hưởng tới cả tốc độ trưởng thành về sinh dục lẫn khoảng thời gian dài hay ngắn của mùa sinh sản, sử dụng ánh sáng nhân tạo thích hợp có thể sẽ thay đổi được hoàn toàn sản lượng trứng của đà điểu.
Dinh dưỡng
Thức ăn cung cấp cho đà điểu cái chủ yếu là để duy trì sự sống và để đẻ trứng. Nếu thiếu một vài chất dinh dưỡng cần thiết thì sản lượng trứng sẽ giảm hoặc thậm chí đà điểu ngừng đẻ hoàn toàn. Canxi ở dạng muôi cacbonat là một thành phần chủ yếu của vỏ trứng. Vì thế cần phải bổ sung thêm lượng canxi trong chế độ ăn hàng ngày trước khi chúng bắt đầu đẻ trứng để giúp tạo ra trứng và vở trứng bình thường. Nếu thiếu canxi hoặc vitamin B3 cũng làm giảm sản lượng trứng.
Mặc dù thiếu dinh dưỡng có thể làm giảm sản lượng trứng nhưng nếu cho ăn quá nhiều thì lại có hại. Béo phì là một nguyên nhân chính làm giảm khả năng đẻ của đà điểu.
Sức khỏe
Tình trạng sức khỏe chung của cả đàn có ảnh hưởng tới sản lượng. Nhiều bệnh và nhiều loại ký sinh trùng gây trở ngại cho việc phát triển bình thường của trứng và vì thế làm ảnh hưởng tới cả sổ lượng cũng như chất lượng trứng. Nếu ống dẫn trứng không bình thường thì ở những con đà điểu cái có thể xuất hiện hiện tượng rụng trứng ở bên trong. Tinh dịch không thể đưa vào được nơi trứng đã rụng mà vẫn ở nguyên trong ổ bụng. Ở những con cái bị hiện tượng như thế này thường hay xệ bụng và được gọi là loại đà điểu “đẻ bên trong”.
Sa dạ con (hay âm đạo) là một vấn đề thường xảy ra với những con cái chưa trưởng thành trong mùa sinh sản đầu tiên của chúng. Thêm vào đó, một số con cái có thể trở nên bị “táo bón trứng” là hiện tượng mà chúng không thể đẻ được hoặc đẻ ra trứng chưa hoàn chỉnh. Thường không thể sờ được trứng trong phần bụng dưới nên cần phải siêu âm hoặc chụp tia X quang để chẩn đoán bệnh được chính xác.
Các yếu tố về tâm lý
Tâm trạng căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng tới sản lượng đẻ trứng của đà điểu và cần phải tránh để xảy ra. Những con đang trong thời kỳ sinh sản phải được đưa vào các bãi sinh sản riêng của chúng ít nhất là 30 ngày trước khi bắt đầu đẻ trứng. Thời gian này sẽ vô cùng quan trọng để cho chúng ổn định cuộc sống và làm quen với môi trường xung quanh trước khi bắt đầu sinh sản. Di chuyển đà điểu trong mùa sinh sản hầu như chắc chắn sẽ làm giảm sản lượng trứng của chúng cho tới khi chúng ổn định cuộc sông và quen với bãi quây mới.
Thường xuyên thư gom trứng là một việc rất quan trọng để chúng tiếp tục đẻ trứng. Nếu không thường xuyên thu gom trứng để mang đi thì sẽ có thể làm cho chúng ngừng đẻ hoàn toàn trong một thời gian dài. Khi thu gom trứng nên tránh làm vỡ tới mức thấp nhất.
Nếu dùng phương pháp cho giao phối cả đàn (ở những bãi nhốt có từ hai con đực trở lên) thì vị trí đặt các thùng hoặc máng đựng nước và thức ăn trong bãi sinh sản cũng rất quan trọng. Để tránh tình trạng hỗn loạn và đánh nhau nhiều, thức ăn và nước uống phải được đặt ở những chỗ thích hợp trên khắp cả bãi.
Trứng đà điểu
Vì đà điểu là loài chim lớn nhất nên chúng sẽ đẻ quả trứng có kích thước lớn phất trong số những loài chim còn sống. Tuy nhiên, điều không bình thường là trứng đà điểu có kích thước nhỏ hơn nhiều so với kích thước cơ thể của chúng, Kích thước trung bình của chúng có chiều dài 17 đến 19 cm và rộng từ 14 đến 15 cm, nặng 1900 gam. Trứng đà điểu có trọng lượng nặng hơn 1% trọng lượng cơ thể của con cái.
Trứng có màu trắng hoặc trắng ngà, trên bề mặt láng bóng và cứng của nó có các vết rỗ nông với nhiều kích thước và hình dáng khác nhau.
Trứng của các giống đà điểu ở các vùng khác nhau có nhiều điểm khác biệt lớn. Trứng đà điểu ở các vùng khác nhau có hình dáng và kích thước trung bình riêng. Điều này có thể do kích thước cơ thể của chúng khác nhau, kích thước của trứng liên quan nhiều với kích thước của cơ thể. Loại trứng to nhất đã đo được là trứng của giống đà điểu Massai ở Đông Phi và loại trứng nhở nhất là của đà điểu ở các vùng khô cằn thuộc bờ Tây của Nam Phi.